Đây là thảm họa gây tuyệt chủng hàng loạt khủng khiếp nhất Trái đất
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra bằng chứng mới về thảm họa từng tuyệt diệt 95% sinh vật biển, 70% động vật trên đất liền cách đây 250 triệu năm.
Có bằng chứng mới cho thấy cuộc tuyệt chủng hàng loạt khủng khiếp nhất Trái đất cách đây 250 năm là do các núi lửa Siberia phun trào
Theo Express, cực kỳ hiếp giống loài sống sót qua Đại tuyệt chủng tồi tệ chưa từng thấy mang tên trên Trái đất mang tên Great Dying, diễn ra cách dây 250 triệu năm.
Cuộc đại tuyệt chủng này đã làm biến mất 95% sinh vật biển và 70% động vật trên đất liền. Những thay đổi môi trường thảm khốc cũng hình thành trong giai đoạn này.
Các nhà khoa học tại Đại học New York vừa phát hiện ra bằng chứng mới cho thấy nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Đại tuyệt chủng Great Dying là do một vụ phun trào núi lửa khổng lồ chưa từng thấy tại các núi lửa Siberia.
Kết quả các phân tích mẫu đá giúp các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, có sự gia tăng toàn cầu đối với nguyên tố niken trong suốt thời điểm diễn ra tuyệt chủng.
Họ nói rằng điều này xảy ra là do một vụ phun trào núi lửa khổng lồ tại các núi lửa Siberia, vì những tảng đá hình thành từ dung nham nguội ở đây chứa một lượng niken lớn nhất trên hành tinh này.
Video đang HOT
Nhà địa chất học Michael Rampino giải thích rằng việc các núi lửa phun trào ở Siberia có thể đã gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt lớn chưa từng thấy ở đại dương và trên đất liền.
Sự phun trào magma lên bề mặt Trái đất trong thời kỳ này đã nhấn chìm tất cả trong biển lửa. Các vụ phun trào được cho là đã phát thải một lượng lớn khí nhà kính, carbon dioxide và khí mê-tan. Khi carbon dioxide tràn ngập không khí, gây hiệu ứng nhà kính khiến Trái đất trở thành “lò thiêu”, nóng hơn bao giờ hết. Dưới đại dương, các dòng hải lưu thay đổi đã làm biến mất nhiều hệ sinh thái, sự sống trở nên vô cùng mong manh.
Sedelia Rodriguez, một giảng viên Khoa học Môi trường hy vọng nghiên cứu sẽ xác định liệu một cuộc đại tuyệt chủng hàng loạt khác có thể xảy ra trong tương lai hay không.
“Chúng tôi hy vọng sẽ tìm hiểu thêm về những sự kiện gây ra sự tuyệt chủng ảnh hưởng đến cả động vật dưới biển cũng như trên cạn. Ngoài ra, chúng tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ góp phần xác định liệu một thảm kịch tương tự có thể xảy ra trong tương lai hay không”, bà Rodriguez nhấn mạnh.
Theo Danviet
Anh em song sinh của Mặt trời khiến khủng long tuyệt diệt?
Nhóm các nhà thiên văn Mỹ đã tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của một hành tinh song sinh với Mặt trời, từng gây ra đại thảm họa tuyệt chủng trên Trái đất.
Người anh em song sinh của Mặt trời được cho là nguyên nhân khiến loài khủng long tuyệt diệt.
Theo Daily Mail, những nhà nghiên cứu thiên văn từ lâu đã nghi ngờ về sự tồn tại của hành tinh song sinh với Mặt trời gọi là Nemesis.
Giới khoa học tin rằng, chính người anh em song sinh của Mặt trời là nguyên nhân khiến thiên thạch khổng lồ đổi hướng, lao vào Trái đất và gây ra thảm họa tuyệt chủng đối với loài khủng long.
Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng củng cố lập luận về sự tồn tại của Nemesis và mở ra giả thuyết về khả năng mọi ngôi sao đều có người anh em song sinh.
Nhóm nghiên cứu Đại học California, Berkeley đã khởi động lại công cuộc tìm kiếm Nemesis sau khi quan sát những ngôi sao hình thành gần đây trong chòm sao Perseus.
Các nhà thiên văn cho rằng Mặt Trời hình thành trong hệ sao nhị phân.
Họ thiết kế một mô hình toán học và nhận thấy giả thuyết về việc mọi ngôi sao đều có một phiên bản song sinh hoàn toàn chính xác đối với các ngôi sao trong chòm Perseus.
"Đúng, chúng tôi cho rằng Nemesis có tồn tại từ cách đây rất lâu", Steven Stahler, nhà thiên văn học ở Đại học California, một thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.
"Chúng tôi cho chạy một loạt mô hình thống kê để xem liệu có thể giải thích số lượng sao trẻ đơn lẻ trong chòm sao Perseus hay không. Chỉ có một mô hình duy nhất cung cấp dữ liệu phù hợp, đó là tất cả sao lúc đầu đều ra đời trong hệ sao nhị phân rộng. Các hệ thống này co lại hoặc tách ra trong vòng một triệu năm", Stahler nói.
Trong nghiên cứu này, hệ sao nhị phân rộng chỉ hai ngôi sao ở cách nhau hơn 500 đơn vị thiên văn (AU). Một đơn vị thiên văn chỉ khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái đất (150 triệu km).
Hình ảnh Mặt trời giống như khuôn mặt khổng lồ. Ảnh: NASA.
Dựa theo mô hình, bản sao song sinh của Mặt trời nhiều khả năng đã thoát ra khỏi hệ sao nhị phân và nằm ở đâu đó cùng những ngôi sao khác trong dải Ngân hà. Nói cách khác, Mặt trời có thể sẽ không bao giờ có cơ hội gặp lại người anh em song sinh Nemesis.
"Giả thuyết nhiều ngôi sao hình thành với bản sao song sinh đã được đưa ra trước đây, nhưng câu hỏi là có bao nhiêu hệ sao như vậy?", người đứng đầu nghiên cứu, Sarah Sadavoy tại Đài quan sát vật lý thiên văn Smithsonia nói.
"Theo mô hình đơn giản của chúng tôi, gần như tất cả ngôi sao đều hình thành với một bản sao. Chòm sao Perseus được xem là khu vực hình thành sao khối lượng thấp điển hình, nhưng chúng tôi cần kiểm tra mô hình với những chòm sao khác".
Theo Danviet
Vụ va chạm sao chổi khiến sự sống Trái đất tuyệt diệt Dấu vết chạm khắc trong khu khảo cổ ở Thổ Nhĩ Kỳ đã hé lộ câu chuyện về vụ va chạm sao chổi thảm khốc, hủy diệt phần lớn sự sống trên Trái đất cách đây 13.000 năm trước. Sao chổi được cho là đã đâm vào Trái đất cách đây 13.000 năm, gây nên thảm họa tuyệt chủng. Theo Daily Mail, các...