Đây là những thói quen ai cũng cố làm khi trời rét đậm rét hại, nhưng càng làm sẽ càng tổn hại sức khỏe
Một số sai lầm trong bảo vệ cơ thể vào những ngày lạnh giá như hiện nay khiến bạn ngày càng ốm yếu, thậm chí đã có trường hợp tử vong.
Miền Bắc đang phải đối mặt với tình trạng thời tiết rét đậm rét hại kéo dài. Kéo theo đó, thói quen chăm sóc sức khỏe, bảo vệ cơ thể để chống chọi với giá lạnh khắc nghiệt cũng được tăng cường. Tuy nhiên, không phải thói quen nào cũng thực sự tốt cho sức khỏe của bạn. Cùng điểm qua một số thói quen sai lầm của nhiều người khi trời rét đậm rét hại được chuyên gia chỉ ra dưới đây:
Miền Bắc đang phải đối mặt với tình trạng thời tiết rét đậm rét hại kéo dài.
Dùng than sưởi ấm cơ thể, lạm dụng quạt sưởi, máy sưởi
Thói quen dùng than sưởi ấm cơ thể rất phổ biến ở nông thôn, cực tai hại cho sức khỏe. Dường như năm nào ở nước ta cũng ghi nhận có ca tử vong do dùng than sưởi ấm. Mới đây nhất là trường hợp đau lòng của 4 mẹ con sản phụ cùng nhập viện, trong đó 2 trẻ nhỏ tử vong tại Quảng Bình do dùng than đặt dưới gầm giường để sưởi ấm trong phòng khép kín.
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn (Giảng viên khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN), tuyệt đối không được sưởi ấm cơ thể bằng than trong phòng khép kín. Nguyên nhân bởi, khi đốt, than sản sinh lượng lớn khí CO. Khi được đốt trong phòng khép kín, khí CO không được lưu thông, người sống trong không gian sẽ phải hít thở lượng lớn khí này. Ngạt khí CO trong quá trình đốt bếp than diễn ra rất từ từ, nạn nhân thường chìm vào giấc ngủ mà không biết là mình rơi vào tình trạng nguy hiểm, có thể mất mạng ngay sau đó.
Điều đáng nói là khí CO, CO2 không có mùi vị, không gây đau đớn, do đó người bị ngạt khí không có phản ứng tự vệ, may mắn thì được người khác trông thấy và kéo ra cứu sống. Trong trường hợp được kéo ra ngoài, chữa khỏi ngạt khí CO, CO2, bạn vẫn có khả năng bị tổn thương não, dễ mắc các chứng bệnh giảm trí nhớ, liệt cơ mặt, liệt vận động…
Không chỉ là đốt than để sưởi ấm, lạm dụng quạt sưởi, máy sưởi cũng được khuyến cáo không nên. Sử dụng đến mức lạm dụng có thể khiến da mất nước, dẫn tới khô nẻ, thô ráp, ảnh hưởng hệ hô hấp, khó thở do phòng khép kín bị bí khí, làm mũi khô, dễ mắc các bệnh về mũi.
Video đang HOT
Giải pháp: Tuyệt đối không được sử dụng hình thức đốt cháy để sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín hoặc chỉ mở hé một phần. Khi sử dụng máy sưởi, quạt sưởi thì không bật nhiệt độ sưởi quá cao, chỉ dùng khi cần thiết, tránh lạm dụng.
Tắm lâu với nước quá nóng
Tắm nước nóng vào mùa đông, nhất là vào những ngày rét đậm rét hại là thói quen của nhiều người vì đem lại cảm giác vô cùng thích thú, sảng khoái. Do nước quá ấm nóng nên khi dìm người vào bồn tắm trong những ngày lạnh giá, nhiều người thích thú đến độ không muốn tắm qua loa, muốn ở thật lâu trong nước. Điều này vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia da liễu, tắm quá lâu có thể khiến làn da dễ bị mất nước, da trở nên khô ráp, dễ mắc các chứng bệnh về da như khô da, chàm, nẻ… Chưa hết, kiểu tắm này vào thời điểm rét đậm rét hại dễ gây tình trạng thiếu dưỡng khí và gây co rút mạch, nhịp tim thất thường, nguy hiểm hơn có thể khiến đột tử. Trong thực tế cũng đã ghi nhận rất nhiều ca đột tử, thậm chí bị tử vong do thói quen tắm kiểu này vào mùa đông.
Giải pháp: Tắm với nước nóng vừa phải, có nhiệt độ khoảng 29 độ C là tốt nhất. Không nên tắm lâu, chỉ tắm 5-10 phút mỗi lần. Khuyến khích tắm trước 8 giờ tối, không nên tắm đêm. Khi đi bên ngoài về tốt nhất ở trong nhà một thời gian nhất định để cơ thể được điều hòa với nhiệt độ trong phòng rồi mới đi tắm, phòng tránh nguy cơ sốc nhiệt.
Tắm với nước nóng vừa phải, có nhiệt độ khoảng 29 độ C là tốt nhất.
Đi tất 24/24 giờ
Đôi chân luôn là bộ phận mà chúng ta cần hết sức chú ý giữ gìn, nhất là trong những ngày trời rét đậm rét hại. Tuy nhiên, không phải thế mà bạn nên đi tất suốt cả ngày lẫn đêm. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), thói quen đi tất ngay cả khi đi ngủ có thể khiến đôi chân bị bí hơi, mồ hôi không thoát ra được khiến ảnh hưởng giấc ngủ, thậm chí về lâu dài có thể gây bệnh thấp khớp.
Giải pháp: Bỏ tất chân vào thời điểm đi ngủ, chỉ nên đắp chăn kín chân tránh lạnh là được. Ngoài ra nên ngâm chân với nước nóng, kết hợp massage chân với tinh dầu sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi, ngủ sâu hơn nhờ sức khỏe đôi chân được cải thiện.
Mặc một áo cực dày bên ngoài để chống giá rét
Lẽ dĩ nhiên, khi trời rét đậm rét hại thì những chiếc áo khoác dày là trợ thủ đắc lực của chúng ta. Nhưng chỉ mặc mỗi một chiếc áo dày mà ăn mặc sơ sài bên trong thì có nên hay không? Giới chuyên gia nhận định điều này thực sự không nên. Bởi lẽ, theo nguyên lý, chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. Mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày là vì mặc cùng lúc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra được các lớp không khí ở giữa các lớp áo, các lớp không khí này dẫn nhiệt kém nên có thể giữa ấm cho cơ thể tốt hơn.
Giải pháp: Mặc áo khoác dày bên ngoài nhưng bên trong nên mặc thêm vài chiếc áo mỏng trong những sẽ giúp cơ thể được giữ ấm và khỏe mạnh hơn.
Mặc áo khoác dày bên ngoài nhưng bên trong nên mặc thêm vài chiếc áo mỏng trong những sẽ giúp cơ thể được giữ ấm và khỏe mạnh hơn.
Uống quá ít nước
Vào mùa đông nói chung, nhiều người trở nên lười uống nước. Trong thời tiết rét đậm rét hại, thói quen này càng dễ phát sinh. Điều này khiến cơ thể không được cung cấp đủ nước, dẫn đến sức đề kháng bị suy giảm, làn da trở nên khô ráp, sạm hơn, thiếu độ căng bóng tự nhiên.
Giải pháp: Duy trì uống nước lọc đều đặn trong ngày, cố gắng uống đủ 2-3 lít nước lọc mỗi ngày để có làn da đẹp và sức khỏe dồi dào.
Giữ ấm cho con khi đến trường ngày rét đậm
Miền Bắc bắt đầu đợt rét đậm rét hại đầu tiên của mùa đông năm nay, các bậc phụ huynh có thể tham khảo những cách sau để con nhỏ đủ ấm và đúng cách khi đi ra ngoài và đi học, đảm bảo con không bị bệnh do nhiễm lạnh hoặc mặc quá ấm...
Ảnh minh họa
Không nên mặc cho con quá 4 lớp quần áo, vì nếu mặc nhiều hơn, bé khó cử động, ra mồ hôi dễ bị cảm lạnh. Lớp áo trong cùng nên là quần áo cotton mỏng. Giai đoạn bắt đầu chuyển rét đậm như hiện nay, cha mẹ nên để con mặc quần áo ấm dần dần, tăng dần số lượng áo.
Cha mẹ cũng tùy đặc điểm tính cách con để chọn những loại quần áo cho phù hợp. Trẻ, nhất là các bé trai, thường chạy nhảy nên hay đổ mồ hôi. Vì thế, cha mẹ nên chọn quần áo phải dễ mặc, dễ cởi. Dựa vào nhiệt độ cơ thể của con, các mẹ có thể tăng hoặc giảm số áo cho hợp lý, để con không bị quá lạnh hoặc quá nóng.
Khi mặc đủ quần áo cho con, cha mẹ nên kiểm tra lại , đảm bảo bàn tay, lưng, bụng và đầu bé ấm nhưng không đổ mồ hôi. Nếu lưng bé đổ mồ hôi dễ thấm ngược vào cơ thể và có thể gây cảm lạnh, viêm phổi...; bụng lạnh sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn của con.
Trước khi ra khỏi nhà, hãy đeo khẩu trang cho con, để bảo vệ vùng mũi của bé, giúp bé không hít phải khí lạnh, bụi... khi lưu thông trên đường.
Luôn giữ bàn chân bé ấm, vì bàn chân chân có chứa rất nhiều mạch và huyệt, cũng là bộ phận nhạy cảm nhất. Nếu để bàn chân bé lạnh, bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Ngoài việc đi tất, giầy khi ra ngoài trời, đến trường, nên rửa sạch và có thể ngâm chân cho con vào nước ấm rồi lau khô, đi tất trước khi đi ngủ.
Cùng với trang phục đủ ấm, cha mẹ cần chọn cho con ăn những thực phẩm cung cấp đủ vitamin, giàu chất xơ, chứa nhiều nước, , để tăng cường chức năng miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa, đề phòng thời tiết khô hanh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Tất cả các loại thực phẩm có nhiệt độ dưới 25C đều cần hâm nóng trước khi cho trẻ ăn hoặc uống.
Cha mẹ nên tắm cho con bình thường vì trẻ thường hiếu động, dễ ra mỗ hôi, nhất là những vùng như cổ, nách, bẹn, các neeos gấp ở tay, bụng, đùi...
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh chú ý tắm nhanh cho bé bằng nước nóng trong phòng kín gió. Lau khô và sấy khô tóc cho trẻ ngay sau khi tắm.
Chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ sau khi ăn và trước khi đi ngủ bằng nước ấm. Mỗi sáng thức dậy và trước khi đi ngủ nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý để sát trùng họng cho trẻ, hỗ trợ bảo vệ họng, đường hô hấp...
Làm thế nào để da bớt khô, nứt nẻ trong mùa đông? Mùa đông tiết trời chuyển lạnh, độ ẩm trong không khí xuống thấp có thể khiến cho làn da bị khô, nứt nẻ, thậm chí nặng hơn là chảy máu khiến bạn cảm thấy khó chịu, bực bội. Vì vậy việc gìn giữ, bảo vệ làn da trong mùa đông là rất quan trọng. Tắm đúng cách, hạn chế tắm nước quá nóng...