Đây là những lí do tại sao nhiều cặp đôi không thích ở chung với bố mẹ chồng
Có nên ở với bố mẹ chồng hay không? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có được quyết định đúng đắn.
Ở với bố mẹ chồng cũng có những thuận lợi, tuy nhiên để cuộc sống vợ chồng luôn hạnh phúc và có được một tương lai bền vững, cả hai nên quyết định ở riêng.
Mâu thuẫn “ Mẹ chồng nàng dâu”
Ảnh minh họa: Internet
Xung đột “mẹ chồng nàng dâu” đã trở thành nỗi lo muôn thủa của nhiều phụ nữ. Khi ở chung với bố mẹ chồng, các nàng dâu luôn phải giữ ý tứ và biết chiều lòng mẹ để có được cuộc sống vui vẻ. Nhiều gia đình vì mẹ chồng và con dâu không thể hòa hợp được nên thường xuyên tranh cãi, bất đồng quan điểm. Nhiều nàng dâu rất bận rộn với công việc ở ngoài nhưng khi về nhà dù có mệt mỏi đến đâu cũng phải biết lo toan mọi thứ tươm tất. Chẳng có mẹ chồng nào chấp nhận một nàng dâu về nhà lại không biết dọn dẹp, quán xuyến gia đình.
Gia đình không thể hạnh phúc được khi có quá nhiều xích mích trong cuộc sống.
Hạn chế không gian riêng tư của vợ chồng
Khi ở với bố mẹ chồng, tất cả mọi vấn đề của vợ chồng như chuyện học hành của con cái, công việc, đi chơi…. bố mẹ đều dễ dàng góp ý vào. Vợ chồng cũng không thể thoải mái thể hiện tình cảm cho nhau ở mọi lúc, mọi nơi mà phải luôn dè dặt. Tình cảm vợ chồng rất cần những giây phút ngẫu hứng, những cử chỉ ân ái với nhau, ba mẹ sẽ trở thành khoảng cách vô hình giữa hai vợ chồng.
Dễ bị bố mẹ áp đặt, quản lý
Khi ở cùng với bố mẹ, đống nghĩa với tất cả mọi thứ như đi đâu, làm gì, quyết định như thế nào… đều chịu sự quản lý, áp đặt của bố mẹ. Nếu không tuân thủ, bố mẹ sẽ cảm thấy không được tôn trọng và tức giận. Lúc này, gia đình rất dễ xảy ra “chiến tranh lạnh”.
Video đang HOT
Vợ chồng dễ xảy ra mâu thuẫn
Giữa vợ và mẹ anh chọn ai?
Em đúng, còn mẹ mới là người có lỗi!
Anh quá bênh vực cho mẹ!
Ảnh minh họa: Internet
Người chồng sẽ có lúc ở trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi vì phải đứng ra phân xử thật khéo léo cho mẹ và vợ. Ai đúng, ai sai cuối cùng người chồng cũng phải “chịu trận” vì không muốn người phụ nữ nào buồn lòng.
Nếu người chồng không tâm lý, thì tình cảm vợ chồng khó mà thuận hòa, bền chặt.
Vợ chồng không thể tự lập, khó để trưởng thành
Vợ chồng chỉ có thể tự lập khi không còn quá phụ thuộc vào sự giúp đỡ của gia đình. Khi ở với bố mẹ chồng, đàn ông sẽ không bao giờ đụng chân, đụng tay vào việc nhà. Tất cả mọi việc đều có vợ và mẹ làm hộ. Nếu vợ quá bận rộn và mệt, đàn ông cũng không phải dọn dẹp vì chẳng có người mẹ nào nhìn thấy con trai làm về mệt lại phải làm việc nhà cả.
Đàn ông sẽ không học được cách chia sẻ và giúp đỡ cho vợ của mình. Dần dần nó trở thành thói quen xấu ỷ lại.
Khi vợ chồng ở riêng, đàn ông sẽ trưởng thành và suy nghĩ chín chắn hơn. Vì họ luôn suy nghĩ, mình là trụ cột chính trong gia đình. Mọi việc lớn nhỏ hai vợ chồng phải tự trao đổi và quyết định. Nếu vợ có bận hay ốm đau thì người chồng cũng phải xắn tay vào làm việc nhà, lo cho con cái, chăm sóc cho vợ…
Theo GĐVN
Kết quả bất ngờ sau 8 năm xem mẹ chồng như một 'bà hoàng'
Rồi những khi có khúc mắc, chị im lặng ra ngoài hiên đứng. Chị lại tự nhủ "kìm nén". Sau những lần đó, chị thấy dễ chịu vô cùng.
Cũng như bao người phụ nữ khác trước khi lấy chồng, chị Hoàng Thị Thu Minh (37 tuổi, Anh Sơn, Nghệ An) luôn phân vân, lo sợ rằng cuộc sống của mình và gia đình chồng sẽ có những va chạm. Cũng bởi, chị quê ở miền Trung, còn gia chồng chị lại là người miền Nam. Chưa kể, mẹ chồng chị nổi tiếng khó tính nhất nhì khu phố chị đang ở.
Ngày kết hôn có một người hàng xóm thật thà kể với mẹ chị rằng "Bà thông gia khó tính lắm nhé! Làm dâu mà không biết chiều là không ở được đâu nha! 2 cô con dâu trước, cô nào ở với bà cũng được dăm bữa nửa tháng là cấp tốc chuyển ra ngoài ngay". Nghe thế mẹ chị hốt hoảng, ngày về quê, mẹ chị hết lời dặn con gái ở lại chu đáo chăm lo cho gia đình chồng, đừng cãi mẹ chồng.
Khi đó, chị chưa nghĩ nhiều, chỉ vâng dạ cho mẹ yên tâm về quê. Chẳng ngờ, vừa làm dâu được 2 ngày, chị và mẹ chồng đã cãi nhau inh ỏi, cơ bản cũng chỉ vì món gà kho nghệ chị nấu. Mẹ chồng chị cốc đầu con dâu kêu rằng "Gà gì mà nấu mặn dữ, cho nghệ tùm lum à. Thế này ai mà ăn được hả con?". Khi đó chị giải thích một thôi một hồi.
Kết quả, mẹ chồng chị bực quá nói nặng lời và chị cũng không kiềm chế được bản thân khi nói những lời khó nghe với bà. Sau hôm đó, mẹ chồng nàng dâu chính thức có mâu thuẫn.
Chị cảm giác mẹ chồng làm cái gì, nói điều gì cũng không đúng. Còn mẹ chồng chẳng ưa nàng dâu, suốt ngày bới móc, hờn trách nhau. Cưới được hơn 1 tháng, chị cảm thấy vô cùng ngột ngạt và đòi ra ở riêng sau một cuộc khẩu chiến dữ dội.
Kết quả, mẹ chồng chị bực quá nói nặng lời và chị cũng không kiềm chế được bản thân khi đối đáp bằng những lời khó nghe với bà (Ảnh minh họa).
Rồi chị lên mạng than phiền với bạn bè. Kẻ ủng hộ, người lên án. Nhưng đa số chị chẳng thể tìm được một lời khuyên đúng đắn. Tới ngày chị sinh con rồi ở cữ. Những ngày đầu mẹ đẻ chị vào chăm, nhưng chỉ được nửa tháng mẹ chị về. Khi đó, chị xuống nước sang nhờ mẹ chồng sang ở chăm con. Mới đầu, mẹ chồng chị còn giận chị nên từ chối.
Phải mấy hôm sau khi chồng chị sang năn nỉ, bà mới sang ở với cháu, giọng điệu bà có vẻ niềm nở hơn. Tối đó, chị đã nghĩ rất nhiều. Rồi chị lên mạng đọc những bài viết về mẹ chồng nàng dâu, từ hôm đó chị quyết định mỗi khi nói, hay làm điều gì chị sẽ đặt mình vào vị trí là mẹ chồng, chị lắng nghe thấu hiểu bà hơn.
Kinh nghiệm xương máu, những khi có khúc mắc, chị im lặng ra ngoài hiên đứng, hoặc nín nhịn đợi mẹ chồng nói xong mới "dạ, thưa". Sau những lần đó, chị thấy dễ chịu vô cùng.
Chị và mẹ chồng dần tìm lại được những điểm chung. Chị dần cởi mở, trò chuyện và thấy thương mẹ chồng hơn khi biết bố chồng chị cũng đâu phải người dễ tính. Bao năm qua, mình bà chịu đựng, mình bà khổ cực.
Hiểu được nỗi khổ mẹ chồng chịu đựng, chị dần thấy quý bà và thông cảm những khó tính của bà hơn. Chị thầm trách trước đây chị chưa bao giờ thấu hiểu cho bà. Chị cũng tự nhủ, những cãi vã chỉ là rất nhỏ để 2 mẹ con cùng tiến bộ. Quan trọng sau mỗi buổi tranh luận cả hai đều có những thấu hiểu nhất định về nhau.
Chị để ý mẹ chồng chị thích ăn ngon, diện quần áo đẹp. Từ dạo mẹ chồng sang ở trông cháu chị chiều bà hết mực. Tháng nào nhận được lương chị cũng trích 1-2 triệu đưa mẹ đi mua sắm quần áo. Còn về nhu cầu ăn uống, hễ bà thích cái gì chị đều đi lùng mua cho bà bằng được thì thôi. Có hôm mẹ chồng chị nói "Mẹ thèm ăn hải sản quá". Chị tức tốc đi mua, thậm chí đặt hàng ngon từ nhà hàng.
Cảm nhận được ân tình con dâu, mẹ chồng chị ngày càng thấu hiểu, dễ tính 2 mẹ con tuyệt nhiên không có cãi vã. Và chị nhận ra, tại sao cứ phải cãi nhau với mẹ chồng, thay vì chiều chuộng bà.
Từ dạo đó Minh và mẹ chồng thường xuyên tâm sự, thủ thỉ với nhau hơn (Ảnh minh họa).
Chị còn nhớ, có tháng mẹ chồng chị thích một chiếc váy hàng hiệu, khi đó chị hết tiền. Dù thế, vẫn vay mượn hàng xóm để mua cho mẹ chồng vừa lòng. Hôm đó, bà thích lắm, bà cứ nhìn con dâu trìu mến và khen chị chịu chơi mãi. Bà đi đâu cũng khoe con dâu út hiếu thảo, biết chiều bà chứ chẳng như hai cô con dâu đầu, dâu thứ 2.
Giờ mẹ chồng chị rời hẳn nhà cũ sang sống cùng vợ chồng chị. Đôi lúc nóng nảy, bà vẫn nói bô bô cha cha những lời địa phương chẳng ai hiểu. Đáp lại, Minh vẫn cười hề hà, với cô nếu chấp mẹ chồng, chắc chẳng bao giờ sống nổi.
Hiện tại hôn nhân của chị đã trải qua 8 năm thăng trầm, nhưng tình cảm vẫn bền chặt. Nhiều khi chị tự nhủ "trộm vía, cứ mãi thế này thì tốt biết bao". Chị vẫn luôn nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ. Và thành quả của chị đó chính là đi đâu mẹ chồng cũng tự hào về nàng dâu, ai quen chị cũng phải nói "Tao phục mày đã chiều chuộng được bà mẹ chồng khó tính như thế". Những khi đó, chị mỉm cười "Mẹ chồng tôi nào khó, thực ra bà dễ tính lắm. Tất cả cũng vì gia đình thôi mà".
Theo PNVN
Cay đắng phát hiện nguyên nhân xung đột giữa mẹ chồng nàng dâu Nếu không nghe được câu chuyện trong phòng thờ, có lẽ chẳng bao giờ cô biết được nguyên nhân xung đột giữa mẹ chồng nàng dâu. Nhiên khổ sở khi mẹ chồng luôn tìm cách bắt bẻ và mạt sát. Nhiên và Đông đã yêu nhau hai năm trời mới đi đến đám cưới. Vì thế, cô đều biết cả gia đình của...