Đây là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú rất cao và cách để phòng ngừa bệnh hiệu quả
Ung thư vú là một trong những căn bệnh thường gặp ở nữ giới nhưng không phải ai cũng biết cách phòng tránh nguy cơ mắc bệnh từ sớm.
Ung thư vú được biết tới là loại ung thư có những khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Khối u này sẽ tập hợp thành tế bào ung thư và sản sinh rất nhanh ra các mô xung quanh hoặc di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo căn bệnh này chủ yếu xuất hiện ở nữ giới. Tuy nhiên, vì không có dấu hiệu rõ ràng nên nhiều người thường chủ quan bỏ qua khiến cho bệnh có cơ hội phát triển. Dù vậy, bạn vẫn có thể biết mình có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú hay không nếu thuộc một trong những đối tượng sau.
Người dậy thì sớm hoặc mãn kinh muộn
Các chuyên gia cho rằng, khi bạn tiếp xúc với hormone estrogen và progesterone quá lâu thì nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Bạn có thể nhận biết điều này thông qua những đối tượng nữ giới dậy thì sớm trước 12 tuổi hoặc những người mãn kinh muộn sau 55 tuổi. Đây là 2 trong số những đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú cao hàng đầu hiện nay.
Người hay thức khuya thường xuyên
Với những người hay thức khuya để học bài, làm việc thì khả năng cao cũng có thể mắc bệnh ung thư vú. Do hormone melatonin thường sản sinh nhiều vào ban đêm nên nó sẽ tiết ra đủ ở những người có lối sống sinh hoạt lành mạnh, ăn ngủ đúng giờ. Còn những người bật đèn sáng suốt đêm để làm việc thì chính ánh sáng nhân tạo này có thể ngăn chặn mức độ sản sinh melatonin, từ đó kích thích đến các hormone khác, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tế bào vú. Đó cũng là lý do vì sao những người mắc bệnh ung thư vú thường có hàm lượng melatonin trong cơ thể ít hơn so với đối tượng nữ giới sinh hoạt lành mạnh.
Người hay gặp căng thẳng, áp lực
Thời gian làm việc trải dài, cống hiến toàn bộ thời gian ở nơi làm việc khiến nhiều người rơi vào tình trạng căng thẳng, áp lực thường xuyên. Chính điều này cũng góp phần không nhỏ làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Vì vậy, nếu không sửa ngay thì sức khỏe của bạn sẽ dần bị rút cạn kiệt và kéo theo nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư khác.
Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú
Gen di truyền là một yếu tố góp phần không nhỏ trong chuyện làm tăng nguy cơ di căn bệnh ung thư vú ở nữ giới. Do đó, khi biết trong gia đình mình có người thân mắc bệnh ung thư vú thì hay chủ động đi khám tầm soát bệnh ung thư vú từ sớm để kịp thời chữa trị bệnh hiệu quả.
Ngoài ra, bệnh ung thư vú cũng có thể gặp phải ở một số đối tượng cụ thể sau:
Video đang HOT
- Người gặp vấn đề sinh sản (vô sinh, hiếm muộn hoặc có con đầu lòng khi trên 35 tuổi).
- Người có tiền sử bản thân mắc bệnh u nang hoặc u xơ tuyến vú.
- Người từng mắc bệnh ung thư buồng trứng, ung thư tử cung…
- Người phải tiếp nhiều với hóa chất độc hại, tia bức xạ.
- Người ăn uống thiếu lành mạnh, không thủ nạp đủ nguồn dinh dưỡng thiết yếu (thiếu protein, chất xơ).
- Người sử dụng chất kích thích nhiều (hút thuốc lá, uống đồ uống có cồn).
- Người thừa cân, béo phì.
*Một số cách giúp phòng ngừa bệnh ung thư vú từ sớm:
Ăn nhiều rau củ quả
Một số loại rau họ cải như bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn… sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú vì chúng chứa nhiều hoạt chất glucosinolate, có khả năng ức chế sự gia tăng tế bào ung thư.
Tránh tiêu thụ đồ uống chứa cồn
Những loại thức uống chứa cồn có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú vì lượng cồn này sẽ kích thích quá trình sản xuất estrogen, tạo cơ hội cho sự phân chia tế bào ung thư ở vú.
Bỏ thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với môi trường có khói thuốc
Thói quen hút thuốc lá cũng có thể làm tăng 30% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, nhất là ở đối tượng nữ giới trong khoảng 20 tuổi. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh xa những nơi có khói thuốc lá độc hại để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư vú hiệu quả.
Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn
Việc tập luyện đều đặn cũng có thể giúp giảm bớt lượng estrogen và chất béo dư thừa, từ đó ngăn ngừa nguy cơ ung thư vú hình thành. Vậy nên, bạn hãy dành tối thiểu 30 phút để tập luyện mỗi ngày và dành khoảng 5 ngày tập mỗi tuần để giảm hẳn nguy cơ mắc bệnh.
Chủ động đi tầm soát bệnh ung thư vú định kỳ
Hãy dành thời gian đi khám định kỳ ít nhất 2 lần mỗi năm để có thể tầm soát bệnh ung thư vú cũng như các bệnh ung thư khác từ sớm. Nhờ đó, bạn sẽ có tỷ lệ chữa trị và sống sót cao hơn.
Nguồn: Prevention, Cancer
5 đối tượng nữ giới có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú rất cao nhưng lại không hề hay biết
Ung thư vú là căn bệnh thường gặp ở nữ giới và nó có thể phát triển thành bệnh nếu bạn thuộc 1 trong 5 đối tượng nữ giới sau đây.
Ung thư vú là những khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Khối u ác tính này tập hợp các tế bào ung thư có thể sản sinh rất nhanh tại các mô xung quanh, hoặc có thể lan ra (di căn) tới các bộ phận khác trong cơ thể. Căn bệnh này thường phổ biến ở nữ giới, ngoài những dấu hiệu nhận biết thông thường thì bạn cũng có thể phát hiện được mình có mắc bệnh ung thư vú hay không nếu thuộc một trong những đối tượng sau.
Đối tượng 1: Người dậy thì sớm hoặc mãn kinh muộn
Theo ý kiến từ các chuyên gia, việc tiếp xúc lâu dài với hormone estrogen và progesterone có thể làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Bạn có thể nhận biết rõ dấu hiệu này qua những đối tượng nữ giới dậy thì sớm trước 12 tuổi và những người mãn kinh muộn sau 55 tuổi. Đây được xem là những người có tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú cao hàng đầu.
Đối tượng 2: Người gặp vấn đề về sinh sản
Những đối tượng nữ giới không thể sinh con hoặc có con đầu lòng sau 30 tuổi thường có nguy cơ phát triển thành ung thư vú cao hơn khoảng 40% so với đối tượng nữ giới sinh con ở độ tuổi 25. Lý giải cho điều này là do các đột biến gen trở nên phổ biến hơn khi bạn càng có tuổi, chúng sẽ tăng dần lên và phát triển trong thời kỳ bạn mang thai. Vậy nên, các bác sĩ thường khuyến cáo nữ giới nên sinh con trước 30 tuổi và hạn chế việc sinh đẻ sau 40 tuổi để hạn chế gặp phải những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Đối tượng 3: Người hay thức đêm thường xuyên
Những đối tượng nữ giới thường làm việc đêm nhiều có khả năng phát triển thành ung thư vú cao gấp 4 lần so với những người sinh hoạt lành mạnh, ăn ngủ đúng giờ. Bởi thông thường, melatonin sẽ tăng lên vào ban đêm, nhưng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể ngăn chặn mức độ sản sinh melatonin, từ đó kích thích đến các hormone khác gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào vú. Đó là lý do vì sao những người mắc bệnh ung thư vú thường có hàm lượng melatonin trong cơ thể thấp hơn so với đối tượng nữ giới không có bệnh.
Đối tượng 4: Người hay gặp căng thẳng, áp lực
Ít ai nghĩ rằng, những người làm việc quá cần mẫn, cống hiến hết mình cho công việc lại có tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú cao hơn. Cũng bởi, thời gian làm việc trải dài không khoa học, áp lực từ công việc gây ra nên làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số thói quen xấu như ăn uống không khoa học, áp lực công việc thường xuyên, căng thẳng kéo dài... đều là những tiền đề hình thành nên bệnh ung thư vú.
Đối tượng 5: Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú
Nếu trong gia đình bạn có người thân mắc bệnh ung thư vú thì bạn cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn những người bình thường. Gen di truyền là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ di căn ở bệnh ung thư vú. Do đó, bạn cần chủ động đi khám tầm soát bệnh ung thư vú từ sớm nếu có người thân trong nhà mắc căn bệnh này.
Theo Helino
Sờ ngực bên trái thấy có 'cục' nổi lên bất thường, chị em cần lưu ý gì? Nhiều phụ nữ sờ nắn ngực thấy có u, cục nổi lên khiến họ rất lo lắng liệu đấy có phải ung thư hoặc khối u ác tính? Nếu bạn phát hiện có hạch bên trong ngực trái của mình, bạn nên bình tĩnh thay vì hoảng sợ. Bước đầu tiên cần làm là tìm hiểu tính chất của cục hạch và liệu...