Đây là người có thể tặng Trump chiến thắng ngoạn mục trước Biden vào ngày 3/11
Con đường để Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử đòi hỏi ông phải tối đa hóa sự ủng hộ của các cử tri trung thành – những cử tri da trắng không có bằng đại học – ở các bang chiến trường quan trọng nơi ông từng giành chiến thắng vào năm 2016.
Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể dựa vào tầng lớp lao động da trắng để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 2020.
Điều này là do sự ủng hộ đối với ông Trump trong nhóm các cử tri khác đã giảm. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, ông Trump vẫn dẫn trước với tỷ lệ 60%-34% so với đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden ở nhóm cử tri da trắng không có bằng đại học, nhưng ông Biden lại dẫn đầu cách biệt với Trump ở nhóm các cử tri da trắng có trình độ đại học, cũng như các cử tri da đen, Tây Ban Nha và châu Á.
Kết quả là, ông Trump có một con đường rất hẹp để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Để chiến thắng, ông cần tỷ lệ đi bỏ phiếu cao ở nhóm cử tri trung thành – những người da trắng thuộc tầng lớp lao động – ở các bang chiến trường Pennsylvania, Ohio, Florida, Wisconsin và Michigan. Dựa trên các cuộc thăm dò hiện tại, con đường này này càng thu hẹp. Nhưng không có nghĩa là không thể.
Tầng lớp lao động da trắng là ai?
Người da trắng không có bằng đại học ở Mỹ thường được gọi là “tầng lớp lao động da trắng”.
Theo các nhà khoa học chính trị Mỹ, tầng lớp lao động ngày nay được xác định không chỉ bởi ngành nghề, mà cả trình độ học vấn và mức thu nhập hàng năm. Những người không có bằng đại học, có mức thu nhập hộ gia đình hàng năm thấp hơn mức trung bình (ví dụ, vào năm 2016, thu nhập hộ gia đình trung bình hàng năm là gần 60.000 USD) được xếp vào nhóm tầng lớp lao động. Theo định nghĩa này, kể cả các chủ doanh nghiệp nhỏ, lao động “cổ trắng” (những người làm công việc phục vụ), cổ hồng (những công việc vốn do phụ nữ đảm nhận như y tá, bảo mẫu, giúp việc…) cũng thuộc tầng lớp lao động Mỹ.
Video đang HOT
Ảnh hưởng của tầng lớp lao động da trắng đến bầu cử Mỹ
Các cử tri thuộc tầng lớp lao động từ lâu đã đóng một vai trò rất lớn trong các cuộc bầu cử ở Mỹ, mặc dù thực tế họ là một nhóm thiểu số trong số những người làm công ăn lương từ những năm 1920.
Các cử tri thuộc tầng lớp lao động, đặc biệt là những người thuộc các công đoàn, đã từng là những người ủng hộ kiên định đối với các ứng cử viên cánh tả.
Tuy nhiên, ngày nay cánh tả cảm thấy gần như bị bỏ rơi bởi những cử tri này, trong khi cánh hữu ngày càng phụ thuộc vào họ để giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử.
Trong cuộc bầu cử năm 2016, ông Trump đã giành được số lượng lớn phiếu bầu của tầng lớp lao động da trắng so với đối thủ Hillary Clinton, nhưng các chuyên gia nói rằng không rõ bao nhiêu cử tri ở nhóm này đã tiếp cận các cuộc thăm dò.
Theo Identity Crisis, một cuốn sách được yêu thích về cuộc bầu cử năm 2016, lý do giúp ông Trump thu hút được nhóm cử tri này là vì Trump đã sử dụng thành công chiến thuật “phân biệt chủng tộc” bằng cách khuyến khích người Mỹ da trắng tin rằng các nhóm dân cư không xứng đang đáng dẫn đầu (trong xã hội Mỹ) trong khi nhóm của họ bị bỏ lại phía sau.
Trong khi đó, theo Phó giáo sư Brendon O’Connor, ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden mặc dù thể hiện sự đồng cảm với các cử tri thuộc tầng lớp lao động, nhưng có ít ý tưởng mới để thu hút họ. Hầu hết các chính trị gia đảng Dân chủ gần đây chưa đưa ra được giải pháp hữu hiệu, thuyết phục để giải quyết tình trạng lương bất bình đẳng và điều kiện làm việc kém trong lĩnh vực dịch vụ để thu hút tầng lớp lao động ở Mỹ.
Tuy nhiên, ông O’Connor cho rằng, ông Biden có thể không cần phải thắng ở nhóm cử tri da trắng thuộc tầng lớp lao động mới đánh bại được Trump. Với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu dự kiến sẽ cao, và ít phụ nữ da trắng cũng như cử tri cao tuổi ủng hộ Trump, cơ hội giành chiến thắng của đương kim Tổng thống đảng Cộng hòa khi “chỗ dựa” ngày càng bị thu hẹp đang trở nên xa vời hơn bao giờ hết.
Phản ứng bất ngờ của Trump khi Obama "xuất trận" tiếp sức cho Biden
Tổng thống Trump đã lên tiếng bác bỏ tác động tiềm năng của cựu Tổng thống Barack Obama đối với cuộc bầu cử năm 2020 sau khi người tiền nhiệm của ông ra mặt vận động tranh cử cho ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden.
2 ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Joe Biden.
Theo đó, ông Trump đã nói với những người ủng hộ ở Gastonia, North Carolina rằng "phải mất một thời gian quá lâu", ông Obama mới công khai ủng hộ việc Biden tranh cử tổng thống. Bình luận về lo ngại sự trở lại của ông Obama có thể là "tin xấu" cho chiến dịch tái tranh cử của mình, Trump bất ngờ tuyên bố rằng, đây thực ra lại là "điều tốt" đối với ông.
"Ai đó đã nói: Thưa ngài, Tổng thống Obama đang vận động cho Joe Biden. Tôi hỏi: Đây là tin tốt hay tin xấu. Nói cho tôi nghe xem, anh đang nghĩ nó tốt hay xấu?", ông Trump kể với người hâm mộ.
Khi nhận được câu trả lời rằng, việc ông Obama vận động cho ông Joe Biden là "điều không tốt", ông Trump bất ngờ tuyên bố: "Không, chuyện đó tốt. Không ai vận động cho Hillary Clinton nhiệt tình hơn Obama. Ông ấy đã ở khắp nơi".
Tổng thống cũng tuyên bố rằng, ông đã "đè bẹp" những nỗ lực của ông Obama để vận động cho đối thủ Hillary Clinton trước cuộc bầu cử năm 2016.
Trong khi đó, đây là lần đầu tiên ông Obama xuất hiện trong một chuyến vận động tranh cử hỗ trợ ông Biden trong chặng nước rút của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Sự xuất hiện của ông ở Philadelphia giúp "lấp khoảng trống" cho ông Biden, người vẫn ở nhà tại Delaware từ hôm 19/10 để chuẩn bị cho cuộc tranh luận cuối cùng với Trump.
Tại đây, ông Barack Obama đã chỉ trích người kế nhiệm, cho rằng Tổng thống Donald Trump "còn không bảo vệ nổi bản thân" trước Covid-19, nói gì người dân Mỹ.
"Donald Trump sẽ không đột nhiên đứng ra bảo vệ tất cả chúng ta", ông Obama tuyên bố.
"Ông ta thậm chí còn không thể thực hiện những bước cơ bản để bảo vệ bản thân", Obama nói, chỉ ra rằng chính Trump đã trở thành nạn nhân của Covid-19.
Ông Obama cũng kêu gọi người ủng hộ Biden không vui mừng quá sớm khi thấy các kết quả thăm dò thuận lợi trước cuộc bầu cử tổng thống. "Hàng loạt cuộc thăm dò năm 2016 không đúng với thực tế, bởi rất nhiều người đã ở nhà. Họ lười biếng và tự mãn. Nhưng không phải lần này, không phải cuộc bầu cử này", ông nói.
Quay trở lại năm 2016, hầu hết các cuộc khảo sát cũng đều cho thấy ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton chiếm ưu thế vượt trội, song kết quả là Donald Trump bất ngờ giành chiến thắng.
Giai đoạn nước rút của chiến dịch vận động tranh cử của 2 ứng viên tổng thống Mỹ đang diễn ra trong bối cảnh số ca nhiễm mới Covid-19 gia tăng, số ca nhập viện ở các bang chiến trường cũng tăng như Bắc Carolina, Pennsylvania, Wisconsin, Ohio và Michigan.
Pennsylvania ghi nhận trung bình mỗi ngày 1.500 ca nhiễm mới trong tuần qua, mức chưa từng có kể từ tháng 4. Bắc Carolina ghi nhận trung bình 2.000 ca nhiễm mới mỗi ngày trong tuần qua, mức cao nhất từ trước tới nay.
Covid-19 tới nay đã cướp đi mạng sống của hơn 221.000 người Mỹ trong gần 8,6 triệu người nhiễm.
TT Trump chi 55 triệu USD cho 'quảng cáo hủy diệt' trước cuộc tranh luận cuối cùng Chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump và Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa (RNC) đang lên sóng trong hai tuần cuối cùng trước Ngày bầu cử 3 tháng 11 với một quảng cáo khổng lồ trị giá 55 triệu đô la, sẽ chạy ở các bang chiến trường quan trọng có tính quyết định người chiến thắng trong cuộc...