Đây là lý do tại sao bạn nên chà vỏ chuối lên bàn chân
Khi biết được những lợi ích này bạn sẽ tiếc nuối vì vứt vỏ chuối đi đấy!
Chà vỏ chuối lên bàn chân có tác dụng gì?
Đây là câu hỏi đang được nhiều chị em quan tâm. Nếu bạn có gót chân khô nứt nẻ, hãy dùng vỏ chuối. Rửa sạch và lau chân rồi lấy mặt trong của vỏ chuối chà lên lòng bàn chân. Vỏ chuối sẽ làm mềm và dưỡng ẩm lòng bàn chân. Sau đó, bạn hãy dùng nước ấm rửa sạch chân hoặc ngâm chân trong chậu nước ấm với một ít baking soda. Rồi dùng kem dưỡng thể thoa lên chân và đi tất khô, sạch. Các axit amin và vitamin trong chuối có thể giúp bàn chân khô trở nên mềm mại và mịn màng ngay lập tức.
Hãy chọn chuối tươi, không để trong tủ lạnh quá 2 ngày. Bóc vỏ chuối ra thì sử dụng ngay. Không dùng vỏ chuối quá khô, có màu vàng nâu.
Một số cách thức dùng vỏ chuối làm đẹp
Chúng ta không chỉ chà vỏ chuối lên bàn chân mà còn có thể chà vỏ chuối lên các bộ phận khác của cơ thể. Vỏ chuối còn có những tác dụng làm đẹp không ngờ.
Chà vỏ chuối lên mặt
Vỏ chuối có chứa chất oxy hóa, lutein và carotenoids có khả năng chống viêm và trị mụn trứng cá. Chỉ cần rửa sạch mặt, lấy khăn sạch thấm khô mặt. Dùng mặt trong của vỏ chuối massage vùng da mụn trong 5 phút. Đợi 20 phút để da thẩm hết các chất dinh dưỡng, sau đó rửa sạch mặt. Lặp lại 2-3 lần một ngày.
Các chất chống oxy hóa và vitamin C trong vỏ chuối vừa cải thiện độ đàn hồi của da vừa giảm nếp nhăn. Cắt vỏ chuối thành từng miếng nhỏ, đắp lên vùng da dưới mắt khoảng 30 phút rồi rửa sạch và thoa kem dưỡng mắt. Thực hiện 3 lần mỗi tuần.
Vỏ chuối còn có thể giúp cung cấp độ ẩm cho da, giúp da trắng sáng tự nhiên mỗi ngày.
Chà vỏ chuối lên răng
Vỏ chuối giàu kali và potasssium, có tác dụng làm giảm các mảng bám ố vàng trên răng do uống trà, cà phê,… và làm trắng răng an toàn. Đầu tiên, hãy đánh răng sạch, sau đó dùng mặt trong của vỏ chuối chà nhẹ lên răng trong vòng 2 phút và đánh răng lại một lần nữa.Lặp lại 2 – 3 lần mỗi tuần.
Chà vỏ chuối lên da
Vỏ chuối chứa rất nhiều vitamin và khoảng chất như vitamin A, B, C, E., kẽm, mangan, sắt,… giúp làn da bị viêm, đỏ, sưng nhanh lành hơn. Bạn chỉ cần lấy vỏ chuối chà vào vùng da có vết sẹo và để trong một giờ hoặc qua đêm. Làm đi làm lại nhiều lần mỗi ngày.
Chất chống oxy hóa và enzym có trong vỏ chuối giúp “đánh bay” mụn cóc an toàn. Dùng mặt trong của vỏ chuối chà lên mụn cóc, hoặc đắp miếng vỏ chuối lên đó và băng lại khoảng 30 phút. Thực hiện liên tục trong 1 tuần, mụn cóc sẽ biến mất nhanh chóng.
Vỏ chuối còn làm dịu vết côn trùng cắn, loại bỏ những mụn thịt dư da xấu xí và làm mờ sẹo.
Video đang HOT
8 dấu hiệu trên bàn chân cảnh báo cơ thể bạn đang lão hoá dần
Lão hoá ảnh hưởng đến bàn chân tương tự như các bộ phận khác trên cơ thể.
Sự hoạt động liên tục của bàn chân trong suốt cuộc đời lý giải nguyên nhân tình trạng lão hoá ở bàn chân xảy ra. Sự hao mòn này nằm ở những thay đổi về sinh lý, gây ảnh hưởng đến chức năng của khớp, xương và gân.
Hơn nữa, những thay đổi này có xu hướng phát triển dần khi quá trình luân chuyển tế bào cũng như sản xuất collagen của con người chậm lại. Lúc này, da bắt đầu mỏng đi, lớp mỡ đệm dưới lòng bàn chân và gót chân tăng lên.
Đối với những thay đổi trên bàn chân này có thể làm phát sinh các vấn đề ảnh hưởng đến đầu gối, hông và lưng dưới của con người. Đồng thời còn làm tăng thêm gánh nặng cho bàn chân khi mài mòn dần dần của sụn trong không gian khớp cùng với tình trạng viêm bao hoạt dịch và gân.
Vì vậy, các vấn đề về chân có liên quan đến lão hoá phổ biến nhất là những vấn đề gây ảnh hưởng đến da, mô liên kết, khớp, móng và lưu thông máu.
1. Da bàn chân khô
Đặc điểm dễ dàng nhận thấy lão hoá trên bàn chân xuất hiện là da bàn chân bị khô, đặc biệt ở vị trí lòng bàn chân. Khi lòng bàn chân bị khô, cần bôi kem dưỡng ẩm hằng ngày giúp ngăn chặn tình trạng nứt nẻ, nhiễm trùng xảy ra.
Ngoài ra, sự suy giảm dần của collagen và chăm sóc bàn chân không phù hợp còn có thể khiến gót chân nứt nẻ, xuất hiện vết chai ở bàn chân.
Da bàn chân thô ráp, nứt nẻ quanh gót chân
Việc không kịp thời điều trị tình trạng da khô ở bàn chân, da nứt nẻ xung quanh gót chân có thể khiến bạn đau đớn khi đi lại, thậm chí đau khi đứng.
Đặc biệt, khi các vết nứt trên da đủ sâu, vi khuẩn còn có thể xâm nhập vào mô tiếp xúc và gây ra tình trạng nhiễm trùng bàn chân vô cùng nguy hiểm. Đối với người cao tuổi hoặc người mắc bệnh lý tiểu đường, các vết nứt trên da có thể dẫn đến một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng tiềm ẩn được gọi là viêm mô tế bào.
2. Bàn chân bẹt
Bàn chân bẹt được biết đến là một dấu hiệu trên bàn chân cảnh báo cơ thể bạn đang lão hoá. Khi bàn chân già đi, các mô liên kết được gọi là dây chằng có thể bắt đầu căng ra, điều này làm giảm chiều cao của lòng vòm bàn chân dẫn đến tình trạng bàn chân bẹt (pes planus).
Cơn đau do bàn chân bẹt gây ra thường phát triển ở giữa bàn chân và có xu hướng tăng lên khi hoạt động, kèm theo đó là sưng dọc theo mắt cá chân ở phía bên trong và chỗ vòm cong ở lòng bàn chân. Ngoài ra, tình trạng đau lưng dưới, đau hông và đau đầu gối cũng xảy ra phổ biến.
Quan trọng hơn cả, bàn chân bẹt còn có thể làm thay đổi góc của bàn chân và gây ra phản ứng quá mức, mất ổn định, đồng thời tăng nguy cơ bong gân mắt cá chân và bàn chân.
3. Viêm gân gót chân (viêm gân Achilles)
Gân gót chân có thể được coi là cơ quan quan trọng nhất trong việc di chuyển và đi lại; là gân chủ đạo khi con người chạy nhảy, đi đứng. Bạn có thể cảm thấy vận động của gân gót rõ ràng nhất là khi thực hiện động tác nhón gót chân. Đối với những hoạt động liên tục và đòi hỏi mức độ vận động cao như chạy hay nhảy còn có thể dẫn đến tình trạng viêm gân Achilles.
Khi hoạt động liên tục và đòi hỏi mức độ vận động cao như chạy hay nhảy còn có thể dẫn đến tình trạng viêm gân gót chân
Một loại mô liên kết khác, được gọi là gân, có thể bắt đầu mất nước khi bạn già đi. Các gân có nhiệm vụ kết nối cơ với xương, và nếu chúng bị co rút lại do mất nước, bạn có thể sẽ có "dáng đi bàn chân bẹt" vì mắt cá chân, bàn chân giữa và ngón chân sẽ ít có khả năng linh hoạt hơn.
Điều này đặc biệt đúng với gân Achilles kết nối cơ bắp chân với xương gót chân (calcaneus).
Trừ khi bạn thực hiện các bước kéo giãn thường xuyên gân Achilles. Tuy nhiên, hành động này có thể làm tăng nguy cơ bị rách hoặc đứt hơn nếu bạn vận động quá mức.
4. Ngón chân quắp
Hammertoe được biết là sự uốn cong bất thường ở khớp của một hoặc nhiều ngón chân, thường gây ra bởi việc đi giày hẹp hoặc giày cao gót buộc các ngón chân sâu hơn vào hộp ngón chân. Hammertoes dễ bị chai và sần. Tình trạng cứng khớp, khó chịu, sưng và đau cũng xảy ra phổ biến.
Tình trạng hammertoe xảy ra cơ bản là vĩnh viễn trừ khi thực hiện phẫu thuật để có thể tổ chức lại các khớp ngón chân. Việc kéo giãn các ngón chân cũng có tác dụng giúp khôi phục một số khả năng vận động nhưng không nhất thiết phải đảo ngược tình trạng bệnh.
Có thể sử dụng miếng đệm ngón chân, nẹp và giày vừa vặn với tác dụng giúp giảm bớt phần nào cảm giác khó chịu và đau nhức do tình trạng ngón chân khoằm gây ra.
5. Thay đổi móng chân
Móng chân thường trở nên dày hơn và dễ gãy hơn khi bạn già đi, khiến chúng khó cắt và duy trì hơn. Thay đổi móng chân xảy ra do sự phát triển của móng có xu hướng chậm lại cùng với sự giảm sản xuất hormone ở người lớn tuổi.
Estrogen và testosterone đều kích thích sản xuất keratin và góp phần làm cho móng chân và móng tay trở nên mịn màng, săn chắc. Khi các hormone này suy giảm, nguồn cung giảm có thể khiến móng tay, móng chân của chúng ta đổi màu, nứt nẻ và hình thành các đường gờ và lớp không đồng đều.
Những thay đổi ở móng chân có thể là dấu hiệu cảnh báo lão hoá
Dù quá trình chăm sóc móng tay, móng chân có đem lại hiệu quả cải thiện đáng kể vẻ ngoài của móng, tuy nhiên điều này không đủ để tránh hoàn toàn các thay đổi có liên quan đến quá trình lão hoá.
Một số nguyên nhân phổ biến khác hình thành thay đổi móng chân có thể kể đến như:
- Suy giáp.
- Bệnh động mạch ngoại vi (PAD).
- Nấm móng, một bệnh nhiễm trùng nấm ở móng chân.
6. Dày sừng tiết bã
Đây là một tình trạng da phổ biến ảnh hưởng đến người lớn tuổi được gọi là dày sừng tiết bã. Những tổn thương da thịt nhô cao này thường bị nhầm với mụn cóc và thường ảnh hưởng đến đầu bàn chân, ngón chân và mắt cá chân.
Mặc dù các tổn thương tiết bã nhờn không gây đau đớn nhưng đôi khi chúng có thể gây ngứa hoặc kích ứng khi bạn đi giày.
Tìm tới bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về màu sắc, kết cấu hoặc hình dạng của các tổn thương. Đây có thể là dấu hiệu ban đầu của ung thư da, bao gồm ung thư biểu mô tế bào đáy sắc tố và u hắc tố da.
7. Viêm khớp
Viêm xương khớp, còn được gọi là viêm khớp do thời gian làm hao mòn các khớp xương, ảnh hưởng đến khoảng 10% nam giới và 13% phụ nữ trên 60 tuổi.
Khớp mắt cá chân, khớp dưới sụn và khớp đốt ngón chân (ngón chân cái) là ba khớp thường bị ảnh hưởng ở khu vực bàn chân và mắt cá chân.
Nên tìm đến bác sĩ để thăm khám kịp thời khi xuất hiện các thay đổi bất thường trên bàn chân
Các yếu tố nguy cơ phổ biến của viêm xương khớp bàn chân bao gồm:
- Béo phì.
- Ngón chân bị quắp.
- Bệnh Bunion.
- Một chấn thương bàn chân hoặc mắt cá trong quá khứ.
Một tình trạng chân khác thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi là viêm khớp do gout. Bệnh gout là một bệnh rối loạn viêm trong đó sự tích tụ của các tinh thể axit uric xung quanh khớp gây ra các cơn đau cấp tính và thường gây suy nhược, chủ yếu ở ngón chân cái.
8. Vấn đề tuần hoàn
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất ở bàn chân và mắt cá chân ở người lớn tuổi là phù nề, thuật ngữ y tế chỉ tình trạng sưng tấy các mô. Phù thường do lưu thông kém, dẫn đến tích tụ chất lỏng ở chi dưới (đặc biệt là mắt cá chân và bàn chân).
Phù thường liên quan đến các tình trạng gặp ở người lớn tuổi, chẳng hạn như:
- Suy tim sung huyết.
- Bệnh thận mãn tính.
- Xơ gan và các bệnh gan khác.
Sự tắc nghẽn của mạch máu có thể dẫn đến phù tĩnh mạch, điển hình là ảnh hưởng đến một bên chân. Bệnh tim mạch, một số loại thuốc và thay đổi nội tiết tố có thể gây sưng phù ở cả hai chân, được gọi là phù ngoại vi hai bên.
Đồng thời, bệnh tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu, đặc biệt là khi bạn già đi. Nếu điều này xảy ra, nhiễm trùng bàn chân có thể khó điều trị hơn rất nhiều, dẫn đến hình thành các vết loét không lành.
Bệnh thần kinh do tiểu đường, cảm giác như kim châm chủ yếu ảnh hưởng đến chân và bàn chân là một hậu quả phổ biến khác của bệnh tiểu đường lâu dài.
Cách làm trắng răng bằng vỏ chuối chỉ với 4 bước đơn giản Các cách làm trắng răng tự nhiên đang dần trở thành xu hướng hiện nay, trong đó cách làm trắng răng bằng vỏ chuối là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Sử dụng vỏ chuối làm trắng răng thể hiện nhiều ưu điểm so với các phương pháp khác như không gây bào mòn răng, các bước thức hiện đơn giản,... Làm...