Đây là lý do nhiều bệnh nhân ung thư vừa phát hiện đã đến giai đoạn cuối
Người mẫu kiêm diễn viên Ấn Độ Rozlyn Khan tiết lộ trên Instagram hôm 11.11, cho biết cô chỉ bị đau ở cổ và lưng ‘do tập thể dục dụng cụ và căng ở lưng’, ngoài ra, không hề có triệu chứng nào.
Không ngờ cô đi khám thì có kết quả là ung thư.
Nhiều bệnh nhân ung thư cũng tự hỏi: mình đã mắc ung thư từ khi nào, nhưng không có câu trả lời rõ ràng. Một số loại ung thư có thể xuất hiện nhiều tháng hoặc nhiều năm trước khi được phát hiện.
Từ sự kiện này, các chuyên gia cho biết nguyên nhân là do có một số loại “ung thư không triệu chứng”.
Sau đây chuyên trang sức khỏe của Mỹ Healthline sẽ giải thích về ung thư không triệu chứng và cách để ngăn ngừa tử vong.
Người mẫu kiêm diễn viên Ấn Độ Rozlyn Khan tiết lộ trên Instagram hôm 11.11, cho biết cô chỉ bị đau ở cổ và lưng “do tập thể dục dụng cụ và căng ở lưng”, ngoài ra, không hề có triệu chứng nào. Không ngờ đó lại là ung thư. Ảnh SHUTTERSTOCK
Những loại ung thư nào thường “không có triệu chứng”?
Các chuyên gia y tế cho biết nhiều loại ung thư có thể phát triển và tăng trưởng mà không gây ra triệu chứng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Vì vậy, khám sàng lọc thường xuyên là rất quan trọng.
Có một số loại ung thư, nếu không khám sàng lọc, khi xuất hiện các triệu chứng thì đã ở giai đoạn cuối, theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ NCI.
Nghiên cứu cho thấy một số loại ung thư có thể hình thành và phát triển mà không được phát hiện trong 10 năm hoặc hơn, theo Healthline.
Sau đây là những loại ung thư phổ biến thường có ít hoặc không có triệu chứng sớm:
Ung thư tinh hoàn: Có thể trải qua thời gian dài không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng. Nên tự kiểm tra tinh hoàn thường xuyên
Ung thư cổ tử cung: Các triệu chứng thường không xuất hiện cho đến khi ung thư ở giai đoạn sau. Nên phết tế bào cổ tử cung thường xuyên.
Ung thư tuyến tụy: Các triệu chứng có thể khó biết và thường không đáng chú ý cho đến khi ung thư ở giai đoạn cuối. Tỷ lệ sống sót thấp vì điều này.
Ung thư vú: Tự kiểm tra thường xuyên, chụp X-quang tuyến vú thường xuyên.
Video đang HOT
Ung thư tuyến tiền liệt: Giai đoạn đầu thường không có triệu chứng. Xét nghiệm kháng nguyên dành riêng cho tuyến tiền liệt (PSA) khi khám định kỳ.
Ung thư buồng trứng: Các triệu chứng có thể không rõ ràng lúc đầu. Đi kiểm tra để xét nghiệm máu toàn bộ, xét nghiệm kháng nguyên ung thư và các xét nghiệm khối u tế bào mầm khác.
Ung thư phổi: Các dấu hiệu của ung thư phổi bao gồm ho thường xuyên và khàn giọng.
Ung thư da: Ban đầu có thể không cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào. Nên kiểm tra nốt ruồi hoặc đốm nhỏ trên da.
Ung thư đại tràng: Phát triển chậm, có thể tồn tại trong thời gian dài trước khi các triệu chứng xuất hiện. Nội soi đại tràng vẫn là xét nghiệm tốt nhất.
Ung thư thận: Ung thư thận thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào trong giai đoạn đầu. Xét nghiệm công thức máu và khám sức khỏe.
Nhiều bệnh ung thư không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, vì vậy, khám sàng lọc thường xuyên là rất quan trọng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các dấu hiệu sớm của một số loại “ung thư không triệu chứng”
Cần chú ý các dấu hiệu nhận biết sớm có thể có của một số loại ung thư không triệu chứng như sau:
Ung thư bàng quang: Có máu trong nước tiểu
Ung thư vú: Nổi cục ở vú
Ung thư đại trực tràng: Thay đổi thói quen đại tiện, trong phân có máu
Ung thư nội mạc tử cung: Chảy máu bất thường
Ung thư thận: Đau lưng dưới, thường ở một bên, tiểu ra máu
Ung thư máu: Cảm giác như bị cúm, dễ bầm tím
Ung thư gan: Vàng da, đau bụng bên phải
Ung thư phổi: Ho dai dẳng ngày càng nặng, ho ra máu
Ung thư da: Nốt ruồi có hình dạng không đều hoặc đen hơn
Ung thư hạch: Sưng, nổi hạch không đau, mệt
Ung thư tuyến tụy: Vàng da, đau lưng, mệt
Ung thư tuyến tiền liệt: Khó tiểu, tiểu ra máu
Ung thư tuyến giáp: Sưng ở cổ, giọng nói thay đổi
Khi nào các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện lần đầu tiên?
Thông thường, các dấu hiệu và triệu chứng ung thư lần đầu tiên xuất hiện khi khối u đã phát triển đủ lớn bắt đầu chèn ép các cơ quan, mô, mạch máu và dây thần kinh lân cận.
Điều này có thể dẫn đến đau, thay đổi cách thức hoạt động của các cơ quan lân cận.
Khi nào cần đi bác sĩ?
Những dấu hiệu cho thấy cần đến bác sĩ ngay lập tức, bao gồm:
Ho ra chất nhầy nhuốm máu
Có máu trong phân hoặc nước tiểu
Có khối u ở vú, tinh hoàn, dưới cánh tay hoặc bất cứ nơi nào không có trước đây
Sụt cân
Đau dữ dội không rõ nguyên nhân ở đầu, cổ, ngực, bụng hoặc xương chậu, theo Healthline.
3 sai lầm đang mắc phải khi tập luyện làm tổn thương khớp
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cho các khớp xương luôn dẻo dai và chắc khỏe. Dù vậy, một số thói quen khi tập có thể đang vô tình gây tổn hại đến khớp.
Tập thể dục mang lại những lợi ích đáng kinh ngạc cho cả thể chất và tinh thần. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, tập luyện thể dục sẽ giúp kéo dài tuổi thọ, giảm nguy cơ mắc ung thư, tim mạch, cải thiện trầm cảm và nhiều lợi ích khác.
Tăng cường độ tập luyện đột ngột sẽ khiến khớp xương dễ bị tổn thương. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các khớp xương, trong đó có khớp đầu gối, sẽ luôn chắc và khỏe mạnh nếu tập luyện thường xuyên. Kích thích do vận động tạo ra sẽ giúp phát triển cơ bắp, dây chằng và gân quanh khớp. Các mô này khi phát triển khỏe mạnh sẽ có tác dụng như một cái nẹp giúp ổn định khớp, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Nếu sau một buổi chạy bộ hay tập gym mà bạn cảm thấy bị đau nhức khớp thì đó là dấu hiệu cảnh báo đang có gì đó sai lầm trong quá trình tập luyện. Dưới đây là những sai lầm khi tập có thể gây tổn hại khớp:
Không khởi động kỹ
Một số người có thể ngại khởi động khi chạy bộ, tập gym hay chơi các môn thể thao khác. Khởi động rất quan trọng vì giúp kích thích nhịp tim, phổi và cơ xương. Bỏ qua bài khởi động sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương.
Có rất nhiều cách khởi động trước khi tập. Ví dụ, trước khi chạy bộ thì có thể đi bộ trong 5 đến 10 phút. Trước khi nâng tạ, người tập có thể đi trên máy chạy bộ hoặc đạp xe khoảng 5 phút.
Tập mà không có ngày nghỉ
Để giảm cân hoặc tăng cơ thì cần sự kiên trì tập luyện. Nhưng nếu tập quá nhiều, nghỉ ngơi quá ít sẽ khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng suy nhược, làm tăng nguy cơ chấn thương khớp.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên nghỉ ngơi ít nhất 1 ngày/tuần. Trong ngày nghỉ đó, cơ bắp sẽ được phục hồi, các khớp được giảm áp lực vận động. Cơ thể cũng sẽ cân bằng lại các hoóc môn. Nhờ vậy, mọi người sẽ dồi dào năng lượng hơn khi quay trở lại tập luyện.
Tập quá nhiều trong 1 buổi
Có những người vì nôn nóng muốn tập luyện nhanh có kết quả nên tăng cường độ tập lên cao đột ngột. Họ chạy bộ nhiều hơn, nâng tạ nặng hơn và tập lâu hơn nhiều so với ngày thường.
Tăng cường độ tập đột ngột sẽ khiến cơ bắp, xương, khớp và mô liên kết không có thời gian thích nghi. Tình trạng này sẽ khiến các khớp xương dễ bị chấn thương, theo Healthline.
Ngày mới với tin tức sức khỏe: Lỡ nuốt đồ nhựa, cơ thể sẽ thế nào? Trong quá trình sử dụng vật dụng bằng nhựa, chúng ta đã vô tình đưa chúng vào dạ dày. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm bài viết: Nếu bạn ăn phải đồ nhựa, điều gì sẽ xảy ra? Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài...