Đây là lý do khiến ‘ông lớn’ ngành thép Việt Nam nợ ‘đầm đìa’, số tiền hơn 31 nghìn tỷ
Để có tiền xây dựng những nhà máy tầm cỡ bậc nhất Việt Nam, Hòa Phát đã phải vay số tiền ‘khủng’ lên tới hơn 31 nghìn tỷ đồng (tính đến cuối quý III/2018), chiếm 44% tổng tài sản.
Tập đoàn Hòa Phát (MCK: HPG) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III và 9 tháng đầu năm 2018 với con số tiếp tục tăng trưởng cao hơn mặt bằng chung ngành thép với doanh thu thuần 14.188 tỷ đồng, lãi ròng 2.402 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 13% và 12% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý III/2018, biên lãi gộp của HPG còn cải thiện lên mức 23% cao hơn mức cùng kỳ năm trước khoảng 0,4%… Qua đó, công ty có 3.263 tỷ đồng lãi gộp trong quý III/2018, đạt mức tăng trưởng 15,25% so với cùng kỳ 2017. Lũy kế 9 tháng, HPG đã đạt 41.988 tỷ đồng doanh thu và 6.833 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 24% và 22% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Hòa Phát đã hoàn thành 85% kế hoạch lợi nhuận năm 2018.
Cũng theo báo cáo tài chính Hòa Phát công bố, con số nợ vay cũng rất đáng lưu tâm.
Tham vọng đưa mình lên vị trí số 1 ngành thép ở Việt Nam đã đẩy Hòa Phát đến quyết định xây dựng thêm nhà máy mới như Khu liên hợp Gang thép Dung Quất, Nhà máy tôn mạ màu… Việc triển khai dự án lớn như KLH Gang thép Dung Quất cũng tạo ra những ảnh hưởng nhất định lên tình hình tài chính của HPG.
Video đang HOT
Trước nhất là việc HPG tăng nợ vay. Tại thời điểm 30/09/2018, vay nợ thuê tài chính ngắn hạn là 13.023,4 tỷ, tăng 15%; đáng chú ý, nợ vay dài hạn lên đến 9.011,9 tỷ đồng, gấp gần 5,5 lần con số đầu năm. Về con số tuyệt đối, tính đến 30/09, tổng lượng nợ vay của HPG đã tăng hơn 9.055.3 tỷ đồng.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Hòa Phát cho thấy, lưu chuyển tiền thuần từ các hoạt động kinh doanh 9 tháng đầu năm 2018 dương 5.872 tỷ đồng nhưng tiền chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định và tài sản dài hạn khác khiến dòng tiền lưu chuyển thuần từ các hoạt động đầu tư âm đến hơn 15 nghìn tỷ.
Hòa Phát vay trong kỳ 37.676 tỷ đồng để tài trợ cho trả nợ gốc vay 28.800 tỷ, dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính (chủ yếu là vay-trả nợ) dương 8.878 tỷ đồng. Tổng kết dòng tiền trong kỳ công ty âm khoảng 289 tỷ đồng so với đầu năm nên số dư tiền và tương đương tiền cuối kỳ còn gần 3.980 tỷ đồng.
Lưu chuyển tiền tệ cho thấy, có vẻ như Hòa Phát vẫn kiểm soát được khá tốt việc vay-trả nợ liên tục của mình nhờ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh khá khỏe và khả năng vay nợ ngắn hạn để đáo hạn nợ cũ vẫn cao.
Như vậy, để có tiền xây dựng được những nhà máy tầm cỡ bậc nhất Việt Nam, tổng nợ phải trả của Hòa Phát lên hơn 31 nghìn tỷ đồng cuối quý III/2018, chiếm đến 44% tổng tài sản. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2018, Công ty đạt trên 41.450 tỷ doanh thu thuần và lãi ròng 6.808,8 tỷ đồng, tăng trưởng 24% và 21,4% so với cùng kỳ năm trước, qua đó lần lượt thực hiện gần 75,4% và 84,6% kế hoạch đề ra cả năm.
Tại thời điểm 30/09/2018, HPG ghi nhận 14.770 tỷ đồng hàng tồn kho, tăng hơn 25,7% so với đầu năm. Chủ yếu mức tăng lớn ở nguyên vật liệu, hàng mua đang đi trên đường, thành phẩm và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. HPG cũng ghi nhận 5.900 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn ngắn, giảm 40,6% so với đầu năm 2018.
Theo Báo Mới
Về tay người Thái, lãi ròng Quý III của bia Sài Gòn tụt mốc ngàn tỷ
Lãi ròng của công ty mẹ Sabeco lần đầu rơi xuống dưới ngưỡng 1000 tỷ đồng kể từ đầu năm 2017.
Tổng CTCP Bia - r.ư.ợ.u - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - SAB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 năm 2018 với kết quả lợi nhuận đi xuống.
Cụ thể, doanh thu hợp nhất quý 3 của bia Sài Gòn đạt 8.563 tỷ đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán lại tăng cao hơn ở mức 13%, dẫn đến lãi gộp giảm 13% từ 2.125 tỷ xuống 1.860 tỷ đồng.
Mặc dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty đã được tiết giảm lần lượt ở mức giảm 7% và 6%, lợi nhuận trước thuế vẫn giảm gần 10% từ 1.411 tỷ xuống 1.276 tỷ đồng.
Qua đó, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Sabeco đạt 1.034 tỷ đồng, trong đó lãi ròng về công ty mẹ giảm từ 1.098 tỷ xuống 975 tỷ đồng. Đây là quý đầu tiên lãi ròng của Sabeco giảm xuống dưới mức 1.000 tỷ kể từ đầu năm 2017.
Tình hình lợi nhuận sau thuế của Sabeco kể từ đầu năm 2017 đến nay. Đơn vị: tỷ đồng
Giải trình về nguyên nhân lợi nhuận giảm, Sabeco cho biết một phần nguyên nhân từ việc chi phí nguyên vật liệu tăng do giá malt và lon nhôm tăng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Sabeco đạt 25.542 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 1.844 tỷ so với cùng kỳ năm 2017. LNST của cổ đông công ty mẹ giảm hơn 200 tỷ xuống 3.312 tỷ đồng. Tính đến 30/9/2018, tiền và đương tiền của Sabeco đạt 4.228 tỷ đồng, tổng tài sản tăng gần 1000 tỷ đồng lên 23.000 tỷ đồng. Vay nợ tài chính của Sabeco ở mức rất thấp, chỉ khoảng 704 tỷ đồng.
Theo danviet.vn
Phiên chiều 1/11: Nỗ lực tăng điểm bất thành Mặc dù lực cầu hỗ trợ tích cực đã giúp thị trường đi lên tiệm cận mốc tham chiếu nhưng nỗ lực bất thành trước áp lực bán dâng cao, chỉ số VN-Index "lầm lũi" đi xuống và để mất mốc 910 điểm vừa lấy lại được trong phiên hôm qua. Phiên tăng mạnh ngày hôm qua (31/10) chưa đủ để tạo niềm...