Đây là lúc nhiều công ty ước: Giá như đã chuyển đổi online sớm hơn
Chuyển đổi online không chỉ là một lợi thế, mà còn là một yêu cầu bắt buộc để các công ty có thể duy trì hoạt động bất chấp “nghịch cảnh” Covid-19.
Là một người từng làm việc lâu năm trong lĩnh vực kỹ nghệ phần mềm (software engineering), từ nhiều năm trước tôi đã nhận ra một sự thật không mấy dễ chịu: ngay cả với các công ty quốc tế lớn, chuyển đổi online cũng là một công việc dễ dàng. Gần như trong mọi trường hợp, các ý tưởng chuyển đổi từ môi trường làm việc giấy tờ hoặc qua mail/Excel lên những hệ thống online (từ máy chủ công ty hoặc trên đám mây Amazon/Microsoft) sẽ luôn gặp những vấn đề điển hình.
Đưa hoạt động của các công ty lên đám mây chưa bao giờ là một công việc dễ dàng.
Đầu tiên là kinh phí. Một hệ thống quản trị doanh nghiệp quy mô sẽ không bao giờ có giá rẻ, và nếu các nhà quản lý không thực sự hình dung được những lợi ích mà chuyển đổi online mang đến, họ sẽ ngay lập tức từ chối. “Tiết kiệm thời gian”, “tăng khả năng truy soát thông tin”, “tạo cơ hội cải thiện quy trình”, “giảm rủi ro”… đều là những cụm từ xa vời, còn những con số hàng chục nghìn đô thì luôn hiển hiện ở trước mắt.
Tiếp theo là những công việc phát sinh khi chuyển đổi. Một công ty vốn hoạt động trên giấy tờ, đến khi đưa hệ thống mới vào sẽ phải số hóa các dữ liệu sẵn có. Người dùng cuối cũng phải bỏ thời gian phải tìm tòi học hỏi, gây ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của họ. Với họ, hệ thống mới bỗng trở thành một thứ công việc phụ mà họ không hề mong muốn. Họ mang suy nghĩ ấy cho đến tận khi nhận được mai khuyến khích chuyển đổi, và rồi… lờ đi.
Cuối cùng và đáng ngại nhất là là cung cách làm việc. Con người luôn sợ thay đổi, và đi kèm với những công cụ mới (những hệ thống mới) luôn là những thay đổi trong cung cách làm việc của con người. Tôi đã từng gặp những tình huống trớ trêu rằng, hệ thống thực thi xong chẳng có ai sử dụng. Có người nói cảm thấy dùng tool không được “chính thống” như đi lấy chữ ký của sếp. Có người ngại nhập liệu vào form vì lý do đã quen với Excel. Bộ phận IT được cấp kinh phí cứ thực hiện, người dùng thực tế (end users) nhận mail mời dùng cứ… lờ đi.
Video đang HOT
“Online hóa” hoạt động công ty là cần thiết khi nhân viên không thể đến văn phòng làm việc.
Covid-19 đã làm thay đổi tất cả. Đây là lúc các công ty buộc phải ước, giá như mình đã chuyển đổi online sớm hơn. Và lý do thì cực kỳ đơn giản: sau khi đã chuyển đổi online, các công ty có thể hoạt động ngay cả trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.
Hãy thử đặt mình vào vị trí của một người làm việc tri thức tại Atlanta hoặc Milan chẳng hạn. Toàn thành phố bị phong tỏa, nhân viên không thể đến nơi làm việc. Nếu công ty của bạn đang hoạt động bằng giấy tờ chứng từ, nếu doanh thu của công ty phụ thuộc vào việc bạn (và các nhân viên khác) buộc phải có mặt tại nơi làm việc, chắc chắn công ty sẽ khốn khó. Thực tế, như báo chí thường xuyên đưa tin những ngày nay, các ngành nghề gặp khó nhiều nhất là các ngành sản xuất – nơi công nhân bắt buộc phải đến nơi làm việc.
Nhưng những ngành nghề là đối tượng của chuyển đổi online không nhất thiết phải đối mặt với những giới hạn này. Những công việc tri thức vốn được thực hiện trên giấy tờ, nay đều có thể thực hiện trên hệ thống đặt ở máy chủ công ty hoặc “trên mây”. Thay vì phải đến tận nơi và thao tác với giấy tờ, phải đi xin chữ ký, phải coi những buổi họp là kênh giao tiếp “chính thống” duy nhất, các công ty có thể tiếp tục vận hành khi nhân viên ngồi tại nhà, gõ và click.
Công ty chưa chuyển đổi online, nhân viên không thể hoạt động tại nhà.
Những trở ngại trước đây giờ trở nên vô nghĩa. Kinh phí quá cao? Có thể, nhưng không chuyển đổi online thì công ty không thể hoạt động nữa. Những đầu việc phát sinh? Vẫn là cái giá quá nhỏ để giữ cho công ty ổn định. Người dùng ngại thay đổi? Họ sẽ sớm nhận ra bị trừ lương, bị mất việc làm còn đáng ngại hơn.
Thậm chí, giờ còn là lúc để chuyển đổi một cách quyết liệt. Như tôi đã đề cập ở trên, tình trạng chuyển đổi online nửa vời giờ vẫn còn khá nhiều: thay vì sử dụng các hệ thống tập trung để quản lý bảng biểu hay số lượng, người dùng “thích” dùng Excel và/hoặc gửi file qua email. Covid-19 ập đến, họ buộc phải ở nhà, không còn khả năng truy cập vào những cỗ máy đặt tại nơi làm việc. Thế là, vì dịch bệnh, họ buộc phải bỏ ra những khoản tiền lớn để mua PC làm việc tại nhà .
Điều đó sẽ không diễn ra nếu như chu trình hoạt động của công ty được số hóa từ trước. Khi chu trình được “online hóa” lên đám mây, tất cả những gì người dùng cần chỉ là một thiết bị có màn hình tương đối lớn và trình duyệt. iPad hoặc máy tính bảng Android, những thiết bị đã thay thế PC truyền thống trong nhiều năm qua, hoàn toàn có thể làm được điều này. Thậm chí, TV thời đại IoT cũng có thể biến thành máy làm việc – miễn là công ty của bạn đã chuyển đổi online từ sớm.
Covid-19 có thể là đòn bẩy thúc đẩy quá trình chuyển đổi online tại doanh nghiệp trên toàn cầu.
Đến cuối cùng, không phải vô cớ mà nhiều quốc gia, nhiều chính phủ đã lên tiếng kêu gọi chuyển đổi online. Những trở ngại là không thể tránh khỏi, nhưng những lợi ích quan trọng mà quá trình này mang lại là không thể bàn cãi. Quan trọng hơn, đưa hoạt động lên đám mây là giải pháp tiên quyết giúp cho các công ty có thể duy trì hoạt động ngay cả khi nhân viên không thể đến văn phòng. Dịch bệnh Covid-19, lệnh phong tỏa tại nhiều thành phố lớn trên toàn cầu, khuyến cáo các công ty cho phép nhân viên làm việc tại nhà… đã vô tình trở thành minh chứng rõ rệt nhất cho tính cấp thiết của chuyển đổi online ngay hôm nay.
Lê Hoàng
Doanh nghiệp vay không tính lãi trả lương công nhân: Theo tiêu chí nào?
Chính phủ đã cơ bản đồng ý với đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH về gói hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ) gặp khó khăn, mất việc làm do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Bộ LĐ-TB&XH đã xây dựng các phương án, điều kiện để DN và NLĐ được nhận hỗ trợ.
DN nào được vay?
Theo phương án dự kiến của Bộ LĐ-TB&XH, DN gặp khó khăn do dịch COVID-19 sẽ được vay không lãi suất tiền trả lương, tiền đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) và Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho NLĐ phải tạm thời mất việc (lãi suất khoản vay do ngân sách nhà nước hỗ trợ chi trả). Khoản vay này được áp dụng với DN có từ 30% LĐ và từ 100 LĐ trở lên, phải luân phiên nghỉ việc cộng dồn từ 1 tháng trở lên, DN mất khả năng thanh toán các khoản trên cho NLĐ.
Thời gian hỗ trợ theo thực tế ngừng việc, từ 1 tháng trở lên nhưng tối đa không qúa 3 tháng trong năm 2020. Bộ này tính toán, sẽ có khoảng 250 - 500 nghìn LĐ ngừng việc cần hỗ trợ; với tổng số tiền cho DN vay từ 5,9 đến 11,8 nghìn tỷ đồng, tương ứng phần ngân sách hỗ trợ trả lãi suất 355 - 710 tỷ đồng (mức lãi suất tính là 6%/năm). Trường hợp dịch diễn biến xấu hơn, việc hỗ trợ có thể phải kéo dài tới 6 tháng, số LĐ bị ảnh hưởng có thể tăng lên 2,5 - 5 triệu người, số tiền cho DN vay sẽ tăng từ 55 - 111 nghìn tỷ đồng.
Với DN phải giải thể, phá sản do ảnh hưởng của dịch bệnh, DN được vay để chi trả chế độ mất việc cho NLĐ. Bộ LĐ-TB&XH đưa ra phương án, ngân sách địa phương tạm ứng cho DN vay để chi trả cho NLĐ trước, sau đó thu hồi từ tiền thanh lý tài sản DN. Dự kiến, có khoảng 55 - 110 nghìn LĐ thuộc diện này, với tổng kinh phí hỗ trợ 236 - 1.000 tỷ đồng. Thời gian áp dụng dự kiến từ tháng 4 tới hết năm 2020.
DN gặp khó khăn do dịch bệnh, phải cho NLĐ nghỉ việc, được vay vốn không lãi suất để trả tiền trợ cấp thôi việc, hoặc trợ cấp mất việc làm. Theo Bộ LĐ-TB&XH, hiện có khoảng 10% DN phải cắt giảm LĐ, nếu dịch kéo dài, con số này có thể tăng lên hơn 25%. Bộ này lên phương án, với khoản DN vay để trợ cấp thôi việc, DN khi có số LĐ bị thôi việc từ 10%/tổng số LĐ trở lên và có từ 50 LĐ trở lên thôi việc; sau khi DN huy động các nguồn vẫn không có khả năng thanh toán cho NLĐ.
Thời gian hỗ trợ dự kiến từ tháng 4 tới hết năm 2020. Bộ LĐ tính toán, số LĐ bị thôi việc từ 80 - 160 nghìn người, tương ứng số tiền trợ cấp thôi việc từ 780 - 1.560 tỷ đồng; số tiền ngân sách chi hỗ trợ lãi suất tương ứng từ 46- 93 tỷ đồng.
Xử lý nhanh nhưng phải đúng đối tượng
Chiều 1/4, trao đổi với PV Tiền Phong, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) Tô Hoài Nam đánh giá: Các giải pháp hỗ trợ DN và NLĐ của Chính phủ đưa ra rất kịp thời, dù ngân sách nhà nước còn khó khăn. Điều quan trọng cần triển khai ngay vì DN và NLĐ đang rất khó khăn.
Đi liền với đó cũng cần cho vay đúng đối tượng, công tâm để phát huy ý nghĩa và không bị trục lợi chính sách. Theo ông Nam, với DN sẽ không khó để xác định đối tượng được vay, vì hầu hết đều có lịch sử tín dụng với ngân hàng, có quan hệ lao động, đóng BHXH rõ ràng, có thể lấy đó làm căn cứ xét cho vay.
Tuy vậy, các tổ chức tín dụng cần sớm đưa ra tiêu chí, điều kiện với từng loại hình kinh doanh, như DN bất động sản cần điều kiện gì, DN sản xuất hàng phụ trợ cần điều kiện ra sao, để DN chuẩn bị hồ sơ. Ngoài ra, vị này đề xuất, các tổ chức tín dụng có thể phối hợp với các hiệp hội ngành nghề để thẩm tra, xác định DN đủ điều kiện được vay ưu đãi.
Ông Nam cho biết, cảm thấy khó nhất là với khoản hỗ trợ NLĐ không có hợp đồng, không tham gia BHXH, làm việc công việc tự do; họ là những lao động yếu thế, người nghèo, chịu tổn thương lớn nhất do dịch bệnh, nhưng khó tìm cơ sở để xác định. "Với nhóm đối tượng cuối này cần sự vào cuộc công tâm của chính quyền các cấp, ngành LĐ-TB&XH, hộ kinh doanh cá thể... mới giải quyết được", ông Nam đề xuất.
Ông Lê Đình Quảng, Phó Ban Quan hệ Lao động (Tổng Liên đoàn LĐ Việt Nam) cũng cho rằng, việc xác định DN và NLĐ có hợp đồng được vay ưu đãi không khó, có thể thông qua hợp đồng LĐ, dữ liệu BHXH, dữ liệu nộp thuế... Tuy vậy, điều ông Quảng băn khoăn là với NLĐ không có hợp đồng. Trên thực tế, có nhiều DN sử dụng LĐ nhưng không ký hợp đồng, kể cả thường xuyên và thời vụ, đây cũng là đối tượng bị mất việc làm trước tiên. Tuy nhiên, do họ không có hợp đồng, không đóng BHXH, nên rất khó xác định.
Với nhóm đối tượng này, ông Quảng đề xuất chính quyền địa phương, DN, ngân hàng phối hợp để có hướng xử lý. Với nhóm lao động tự do (như bán hàng rong, nhận việc theo ngày...), theo ông Quảng, cần dựa vào xác minh của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nơi người lao động sinh sống.
Lê Hữu Việt
Tâm sự sales ô tô thời dịch tại Việt Nam: Tận dụng công nghệ, livestream bán hàng online, dùng đủ mọi cách để chiều khách Những tư vấn bán hàng đại lý phải thay đổi cách thức làm việc để tiếp tục "sống sót" qua thời dịch Covid-19. Trần Đức