Đây là loại khối u dễ chẩn đoán sai nhưng có tỷ lệ tử vong cao
Khi có những triệu chứng như đau lưng, thiếu máu, chức năng thận bất thường thì cần phải cẩn trọng với đa u tủy.
Theo trang Sohu, đa u tủy là một loại ung thư hình thành trong tế bào bạch cầu gọi là tế bào plasma. Các tế bào plasma giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng bằng cách tạo ra các kháng thể nhận biết và tấn công vi trùng.
Đa u tủy làm cho các tế bào ung thư tích tụ trong tủy xương, nơi tập trung các tế bào máu khỏe mạnh. Thay vì tạo ra các kháng thể hữu ích, các tế bào ung thư tạo ra các protein bất thường có thể gây ra các biến chứng.
Ảnh: Wikipedia
Trong những năm gần đây, tỷ lệ bệnh nhân mắc đa u tủy tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là xảy ra với người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi.
Các triệu chứng xảy ra rất đa dạng và không điển hình dẫn tới việc chẩn đoán và điều trị gặp không ít khó khăn. Điều đáng nói nhất là nhiều bệnh nhân chưa bao giờ nghe tới khối u này nên không biết cách phòng ngừa.
Những triệu chứng có thể là đa u tủy
Đa u tủy là khối u máu phổ biến thứ 2 trên thế giới, chủ yếu là một bệnh ác tính gây ra bởi sự tăng sinh bất thường của các tế bào plasma vô tính. Bởi vì căn bệnh này phá hủy xương, nên người bệnh sẽ có một số triệu chứng như đau thắt lưng, đau chân hoặc bị gãy cột sống khi xoay đột ngột.
Những người cao tuổi nghĩ rằng khi cơ thể già đi thì họ không thể tránh được việc đau ở lưng và chân. Nhưng những cơn đau ở vị trí này có thể là do tăng sản xương, căng cơ thắt lưng hoặc viêm khớp.
Một số bệnh nhân có các triệu chứng nhiễm trùng lặp đi lặp lại, thiếu máu, protein niệu (protein có trong nước tiểu cho thận có vấn đề) và những tổn thương thận khác. Bệnh nhân được điều trị tại các khoa tương ứng và rất ít người được điều trị tại khoa huyết học.
Video đang HOT
Ảnh: Thisdeakin
Do đó, khi bị đau nhức xương khớp, gãy xương lặp đi lặp lại, thiếu máu không rõ nguyên nhân, tăng calci máu, chức năng thận bất thường… bạn nên đến khoa huyết học để được chẩn đoán chính xác càng sớm càng tốt.
3 tiêu chí để chẩn đoán đa u tủy
- Chọc tủy xương có thể tìm thấy một số lượng lớn các tế bài plasma ác tính.
- Hầu hết các u nguyên bào tiết ra một protein M, nó có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu.
- Hầu hết bệnh nhân bị tủy xương có thể được chẩn đoán đúng thông qua kiểm tra xương.
Điều trị kịp thời có thể kéo dài thời gian sống của bệnh nhân đa u tủy
Đa u tủy hiện không thể chữa được và dễ bị tái phát. Tuy nhiên, do sự phát triển của các loại thuốc và phương pháp điều trị cải tiến, thời gian sống sót trung bình đã được kéo dài từ dưới 3 năm đến 5 – 7 năm.
Ảnh: Foxnews
Về mặt điều trị, ngoài việc ghép tế bào gốc tạo máu, các chất ức chế proteasome có thể loại bỏ rất hiệu quả các u nguyên bào.
Việc điều trị sẽ được bác sĩ có chuyên môn và thẩm quyền quyết định. Ngoài tiêm thì còn có thuốc uống, việc tuân thủ nghiêm ngặt có thể giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Phan Hằng
4 lưu ý của các chuyên gia giúp bạn yên tâm nhuộm tóc mà không sợ ung thư hoặc ảnh hưởng sức khoẻ
Nhuộm tóc là một trong những hoạt động làm đẹp rất phổ biến hiện nay, tuy nhiên, nhuộm tóc liệu có thực sự khiến bạn bị ung thư hoặc gặp các vấn đề sức khỏe và có cách nào để nhuộm tóc một cách an toàn hay không?
Giới trẻ ngày nay rất quen thuộc với việc nhuộm tóc để thay đổi tạo hình của bản thân và đáp ứng nhu cầu làm đẹp. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ nghe đến cụm từ "nhuộm tóc gây ung thư" hay chưa? Liệu điều này có đúng hay không?
Trên thực tế, có vô vàn tin đồn xung quanh ảnh hưởng của việc nhuộm tóc đối với sức khỏe của con người. Chủ yếu những tin đồn này xuất phát từ việc trong thuốc nhuộm tóc có chứa chất phenylenediamines và nitrobenzene, những chất được các nhà khoa học xác định là chất dễ gây dị ứng, biến đổi gen và ung thư. Do đó, nhiều người nghĩ rằng thuốc nhuộm tóc gây ra bệnh ung thư và vô vàn vấn đề khác cho sức khỏe.
Tuy nhiên, hãy cùng hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên ngành để làm rõ về câu chuyện "nhuộm tóc có gây ung thư, bệnh bạch cầu hay không?".
Bác sĩ Wang Zhao, Trưởng khoa Huyết học, Bệnh viện Hữu nghị Bắc Kinh cho biết: Khi thuốc nhuộm tiếp xúc với da người, chỉ khi được làm nóng thì các chất hữu cơ benzen trong thuốc mới có thể đi vào mao mạch trên da đầu rồi tiếp cận với tủy xương và tác động biến đổi ác tính ở các tế bào máu để gây ra bệnh bạch cầu.
Giáo sư Huang Xiaojun, Giám đốc Viện Huyết học, Bệnh viện Nhân dân Đại học BắcKinh chia sẻ: Phenylenediamines rõ ràng là một chất gây ung thư nhưng hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào về mối liên quan giữa thuốc nhuộm tóc và bệnh ung thư cả. Ngay cả những nghiên cứu lớn trên trường quốc tế trong suốt 30 năm qua vẫn chưa có ai khẳng định được điều này.
Bác sĩ Feng Aiping, Phó Trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện Liên minh Vũ Hán cho rằng thuốc nhuộm tóc chủ yếu gây ra viêm da tiếp xúc, nhưng chỉ 10% trong số tất cả những người nhuộm tóc mới gặp phải trường hợp bị viêm da dị ứng.
Nhiều các bác sĩ, chuyên gia chuyên ngành khác cũng các ý kiến tương tự. Như vậy, chúng ta có thể đưa ra một kết luận rằng: Nhuộm tóc thường xuyên có thể gây dị ứng, viêm da tiếp xúc, đây là điều chắc chắn.
Tuy nhiên, nhuộm tóc gây ra ung thư hoặc bệnh bạch cầu chỉ xảy ra "khi và chỉ khi" thuốc nhuộm có nồng độ phenylenediamines trên 6% và sử dụng thuốc nhuộm tóc thường xuyên. Vì vậy, nếu chỉ thi thoảng nhuộm tóc với thuốc nhuộm có nồng độ phenylenediamines dưới 6% thì nguy cơ gây ung thư là vô cùng thấp.
Bạn cần chú ý điều gì khi nhuộm tóc để không ảnh hưởng đến sức khỏe?
1. Trước khi nhuộm tóc, hãy chú ý đến việc lựa chọn thuốc nhuộm tóc, đặc biệt là khi hiện nay mọi người có xu hướng nhuộm tóc tại nhà. Hãy chú ý đến nồng độ phenylenediamines có trong thuốc nhuộm, cấm kỵ sử dụng thuốc nhuộm có nồng độ chất này trên 6%.
2. Khi nhuộm tóc, tránh tiếp xúc da trực tiếp với thuốc nhuộm, cả tay, da đầu để không bị dị ứng. Hãy sử dụng găng tay và các dụng cụ để hạn chế nguy cơ dính thuốc nhuộm lên da càng nhiều càng tốt. Nếu có điều kiện, bạn hãy nhờ những người có tay nghề và kinh nghiệm nhuộm tóc hỗ trợ.
3. Kiểm soát số lần nhuộm tóc. Nhuộm tóc thường xuyên không chỉ gây tổn thương tóc mà còn có hại cho sức khỏe, bạn không nên nhuộm tóc hơn 2 lần trong một năm.
4. Những người có tiền sử bị bệnh huyết áp cao, bệnh tim, hen suyễn và một số bệnh khác (nhận tư vấn cụ thể của các bác sĩ chuyên môn) nghiêm cấm việc nhuộm tóc. Ngoài ra, các cặp vợ chồng đang lên kế hoạch sinh con, phụ nữ có thai và đang cho con bú cũng không nên nhuộm tóc.
Nguồn: QQ
Theo helino
Bác sĩ nói con khỏe, mẹ sốc nặng khi phát hiện con bị ung thư di căn tới 96% cơ thể Trước khi được chẩn đoán chính thức, bệnh ung thư đã di căn tới 96% tủy xương và 16% tế bào máu của cậu bé 3 tuổi. Lo lắng khi thấy con trai xuất hiện nhiều nốt thâm tím và ngủ rất nhiều, vợ chồng Dan và Graycen Gannon đã mau chóng đưa con đi khám. Nhưng bác sĩ trấn an họ rằng,...