Đây là lần duy nhất Washington thất thủ, Nhà Trắng bị đốt cháy
Nhà Trắng, Tòa nhà Quốc hội và nhiều trụ sở chính quyền liên bang khác đã bị phóng hỏa khi thủ đô Washington thất thủ trong lần thứ hai nước Mỹ tuyên chiến.
Quân đội Anh được lệnh phóng hỏa tòa nhà Chính phủ Mỹ làm việc, nay là Nhà Trắng.
Hơn 200 năm trước, nước Mỹ mới 36 tuổi đã lần thứ hai tuyên chiến chống lại Đế chế Anh hùng mạnh. Kế hoạch của họ là giành lấy Canada từ tay người Anh, qua đó kiểm soát toàn bộ Bắc Mỹ. Nhưng kết cục cuộc chiến đã không diễn ra như vậy. Hải quân Anh khởi đầu tấn công thành phố Baltimore, tràn vào bang Maryland và hành quân tiến vào thủ đô Washington, đốt cháy Nhà Trắng cùng nhiều tòa nhà chính quyền khác.
Đầu thập niên 1810, trong lúc Đế chế Anh đang chiến đấu với quân đội Napoleon (Pháp), Hải quân Anh đã tìm cách cắt đứt thương mại giữa Pháp và các nước trung gian, trong đó có Mỹ. Anh bắt đầu chiến dịch đánh chặn các tàu buôn Mỹ, bắt giữ thủy thủ và ép họ gia nhập Hải quân.
Sự kìm kẹp của Anh về thương mại đã gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến nền kinh tế Mỹ, trong khi việc bắt giữ thủy thủ khiến dư luận Mỹ sôi sục tức giận. Người Mỹ muốn tiến hành một cuộc chiến chống lại Anh với niềm tin rằng, một chiến thắng sẽ cho phép họ sáp nhập cả lãnh thổ Canada.
Nhà Trắng cháy rừng rực trong đêm.
Ngày 18/6/1812, Quốc hội Mỹ chính thức tuyên chiến Anh theo đề nghị của Tổng thống James Madison.
Hai năm đầu của cuộc chiến diễn ra với những trận đánh rải rác và không có hồi kết dọc theo biên giới giữa Mỹ và Canada. Nhưng khi Anh và các đồng minh tin rằng họ đã ngăn chặn được mối đe dọa do Napoleon gây ra ở châu Âu, họ bắt đầu chú ý nhiều hơn đến cuộc chiến của Mỹ.
Video đang HOT
Vào ngày 14/8/1814, một hạm đội tàu chiến Anh rời căn cứ hải quân ở Bermuda. Mục tiêu cuối cùng của hạm đội là Baltimore, khi đó là thành phố lớn thứ ba của Mỹ. Baltimore cũng là cảng nhà của nhiều tàu vũ trang tư nhân Mỹ chuyên đột kích các tàu hàng Anh. Người Anh thường gọi nơi này là “tổ cướp biển”.
Một chỉ huy người Anh, Chuẩn đô đốc George Cockburn còn nung nấu một mục tiêu khác, đó là thành phố Washington.
Giữa tháng 8/1814, người dân Mỹ sống dọc theo cửa Vịnh Chesapeake rất ngạc nhiên khi nhìn thấy những cánh buồm của tàu chiến Anh trên đường chân trời.
Đội tàu Anh cập bến Benedict, Maryland và bắt đầu hành quân về phía thủ đô Washington. Ngày 24/8/1814, tại Bladensburg, ngoại ô Washington, binh lính Anh, đội quân dày dạn kinh nghiệm trong cuộc Chiến tranh Napoléon ở châu Âu, đối đầu với quân đội Mỹ được trang bị kém xa.
Cuộc chiến tại Bladensburg diễn ra dữ dội. Các xạ thủ thủy quân lục chiến Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Anh hùng hải quân Joshua Barney, đã có lúc kìm hãm bước tiến của lực lượng Anh. Nhưng người Mỹ không thể giữ chân kẻ thù được lâu, rốt cuộc buộc phải rút lui.
Trong lúc một bộ phận lính Mỹ tuyệt vọng chiến đấu với quân Anh, thành phố Washington rơi vào c ảnh hỗn loạn. Các nhân viên chính quyền liên bang tìm cách thuê, mua, thậm chí ăn cắp xe ngựa để chở các tài liệu quan trọng chạy trốn.
Cảnh hoảng loạn ở thủ đô Washington. Ảnh: Wikimedia Commons
Trong Dinh Tổng thống (lúc đó chưa được gọi là Nhà Trắng), phu nhân Tổng thống, bà Dolley Madison hướng dẫn người hầu đóng gói các vật phẩm giá trị. Trong số những món đồ được cất giấu có bức chân dung Tổng thống lập quốc George Washington của Gilbert Stuart.
Bà Dolley Madison yêu cầu bức tranh phải được cất giấu hoặc phá hủy chứ không thể để rơi vào tay người Anh như một chiếc “cúp chiến thắng”. Bức họa được tháo bỏ khung và giấu trong một trang trại. Ngày nay nó được treo ở Phòng Đông của Nhà Trắng.
Khi tới Washington vào tối ngày 24/8, người Anh chứng kiến một thành phố bị bỏ hoang, với sự kháng cự duy nhất là những phát súng bắn tỉa từ một ngôi nhà. Lệnh đầu tiên đối với lực lượng Anh là tấn công vào khu vực chỉ huy hải quân, nhưng người Mỹ đã phóng hỏa nơi này trước khi rút lui.
Binh sĩ Anh đến Tòa nhà Quốc hội Mỹ vào thời điểm công trình vẫn còn đang xây dở. Họ vô cùng ấn tượng trước kiến trúc tinh xảo của tòa nhà, tuy nhiên một số sĩ quan định phóng hỏa nơi này. Chuyện kể lại rằng, Đô đốc Anh Cockburn ngồi trên chiếc ghế Chủ tịch Hạ viện và hỏi: “Có phải bến cảng của nền dân chủ Yankee này sẽ bị đốt cháy?”. Phía dưới thủy quân lục chiến Anh cùng hét lớn “Aye!”
Mệnh lệnh phóng hỏa được ban ra. Binh lính Anh đã châm lửa nhiều nơi bên trong Tòa nhà Quốc hội, phá hủy nhiều năm làm việc của các nghệ nhân đến từ châu Âu.
Vào khoảng 10h30 tối cùng ngày, 150 lính thủy đánh bộ Hoàng gia bắt đầu hành quân về phía Tây trên Đại lộ Pennsylvania, con đường ngày nay thường diễn ra các cuộc diễu hành ngày Quốc khánh. Lính Anh di chuyển nhanh chóng tới một điểm đến đặc biệt: Dinh Tổng thống Mỹ (Nhà Trắng)
Vào thời điểm đó, Tổng thống James Madison đã trốn đến nơi an toàn ở Virginia, nơi ông gặp lại vợ và người hầu.
Đến biệt thự của Tổng thống Mỹ, Đô đốc Cockburn vui mừng trong chiến thắng. Ông bước vào tòa nhà cùng với lính tráng và người Anh bắt đầu thu nhặt “quà lưu niệm”. Cockburn lấy một trong những chiếc mũ của Madison và một chiếc đệm từ ghế của Dolley Madison.
Khi màn “nhặt quà” kết thúc, Thủy quân lục chiến Anh được lệnh phóng hỏa dinh thự bằng cách đứng trên bãi cỏ và phóng những ngọn đuốc xuyên qua cửa sổ. Ở gần đó, tòa nhà Bộ Tài chính cũng đang rừng rực cháy.
Sau những đám cháy lớn, những bức tường bằng sa thạch dày của Nhà Trắng và Tòa Quốc hội Mỹ vẫn đứng vững mặc dù chúng bị loang lỗ vì khói và vết cháy. Công cuộc tái thiết Nhà Trắng bắt đầu vào đầu năm 1815 và hoàn thành đúng thời gian cho lễ nhậm chức của Tổng thống James Monroe năm 1817.
Về phần mình, Tổng thống thời chiến Madison đã cư ngụ tại Lầu Năm Góc trong suốt thời gian còn lại của nhiệm kỳ. Trong khi đó, Điện Capitol được tái thiết vào năm 1815 và đến tận năm 1830 công trình mới thực sự hoàn thiện.
Theo danviet
Người sáng lập WikiLeaks xuất hiện tại tòa án ở London
Người sáng lập WikiLeaks Julian Assange đã xuất hiện tại tòa án ở London ngày 21-10 trong phiên điều trần về việc liệu ông này có bị dẫn độ về Mỹ, nơi mà ông này có thể đối mặt với tội danh gián điệp, hay không.
Nhiều người tụ tập tại khu vực trước Tòa án Westminster Magistrates, nơi diễn ra phiên điều trần. Ảnh Reuters.
Assange, 48 tuổi, phải đối mặt với 18 tội danh ở Mỹ, bao gồm cả âm mưu hack máy tính của chính phủ và vi phạm luật về tình báo. Nếu bị kết án, ông này có thể bị ngồi tù nhiều chục năm.
Sinh ra và lớn lên ở Australia, Assange đã khiến thế giới chấn động vào đầu năm 2010 khi WikiLeaks công bố một video quân sự mật của Mỹ cho thấy một vụ tấn công hồi năm 2007 của một trực thăng Apache ở Baghdad khiến hàng chục người thiệt mạng.
Nhiều người đã ca ngợi Assange như một anh hùng vì đã phơi bày những gì họ mô tả là lạm dụng quyền lực của các quốc gia hiện đại và để bảo vệ quyền tự do ngôn luận.
Tuy thế, nhiều người khác lại cho rằng ông này là một nhân vật nguy hiểm đồng lõa với những nỗ lực của Nga nhằm phá hoại an ninh các nước phương Tây và Mỹ.
WikiLeaks đã khiến Washington "nổi điên" với việc xuất bản hàng ngàn bí mật ngoại giao của Myxm đưa ra những đánh giá quan trọng của Mỹ về các lãnh đạo thế giới, từ Tổng thống Nga Vladimir Putin đến các thành viên hoàng gia của Saudi Arabia.
Năm 2012, Assange xin tị nạn tại Đại sứ quán Ecuador tại London để tránh bị dẫn độ về Thụy Điển, nơi mà ông này bị cáo buộc tội phạm tình dục dù ông này một mực phủ nhận.
Tháng 4 vừa qua, Assange bị "lôi ra" khỏi Đại sứ quán Ecuador tại London sau 7 năm và bị phạt tù 50 tuần vì không nộp tiền bảo lãnh. Bản án này đã hoàn thành tuy nhiên ông này vẫn đang ở trong tù trong khi vấn đề dẫn độ vẫn đang tiếp tục được điều trần.
Duy Tiến (Theo Reuters)
Thổ Nhĩ Kỳ thề nghiền nát đầu chiến binh người Kurd nếu điều này xảy ra Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố, ông sẽ đẩy mạnh tấn công vùng đông bắc Syria và "nghiền nát những kẻ đứng đầu khủng bố" (ám chỉ dân quân người Kurd) nếu thỏa thuận ngừng bắn do Washington môi giới sụp đổ. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ùn ùn kéo tới miền Bắc Syria. Theo đó, ông Erdogan dọa sẽ...