Đây là dịch vụ tôm xỉa răng độc đáo của đại dương mà chỉ số ít khách hàng đặc biệt mới được thử!
Đây là dịch vụ tôm xỉa răng độc đáo của đại dương mà chỉ số ít khách hàng đặc biệt mới được thử!
Dịch vụ cá massage chân thì ai cũng biết, nhưng tôm vệ sinh răng miệng là thế nào nhỉ?
Nếu bạn đã nghe nhiều về mấy con quái vật biển đáng sợ hay cuộc sống khó khăn dưới đại dương thì hôm nay, hãy đổi vị với câu chuyện dễ thương giữa tôm và cá.
Cá và tôm: từ kẻ thù hóa bằng hữu
Cuộc nghiên cứu của ĐH Duke (Mỹ) do cô Eleanor Caves dẫn đầu đã tiến hành khảo sát vùng biển thuộc Curacao ở Trung Mỹ, phát hiện 199 pha chạm trán kỳ thú giữa 10 loài cá với 1 loài giáp xác địa phương – con tôm vệ sinh Pederson (tên khoa học: Ancylomenes pedersoni).
Tôm vệ sinh Pederson
Những loài cá lớn ở đây vốn ăn thịt động vật giáp xác bé nhỏ, thế nhưng lại chúng chừa tôm Pederson ra. Lí do vì cá sống dưới đáy sâu nhiễm ký sinh trùng rất nặng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tuổi thọ. Nhưng may mà có tôm Pederson!
Thỉnh thoảng, tôm sẽ ló đầu ra khỏi chỗ ẩn nấp, để lộ những chiếc sọc vằn sặc sỡ cùng bộ râu ve vẩy. Đây chính là các dấu hiện cho thấy tôm Pederson đề nghị vệ sinh da và miệng cho cá bằng cách ăn lấy ký sinh trùng.
“Bà để cho xỉa chứ bà không ăn”
Đáp lại, cá cũng phải ra hiệu thật nhanh bằng cách làm sẫm màu cơ thể. Nếu không nhận được tín hiệu an toàn này, tôm Pederson sẽ lặn mất tăm.
Còn nếu 2 bên đều đồng ý tiến tới? Khi ấy, tôm liền nhặt lấy ký sinh trùng cho cá, nhờ đó mà đánh chén một bữa no. Chưa hết, dịch vụ cao cấp nhất của tôm Pederson là dùng râu đảo khắp miệng và thân cá, giúp vệ sinh sạch ký sinh trùng đến 80%.
Ở một nơi khác của đại dương – vùng biển thuộc nước Úc và quốc đảo hàng xóm Vanuatu, mối quan hệ cộng sinh giữa tôm và cá cũng được khoa học phát hiện. Lần này là với loài Tôm vệ sinh Thái Bình Dương (tên khoa học: Lysmata amboinensis).
Tôm vệ sinh Thái Bình Dương
Video đang HOT
Nhìn chung, sự có mặt của tôm vệ sinh rất có ý nghĩa với cuộc đời cá.
Các nhà khoa học đặt giả thiết nếu vì lí do nào đó mà 2 loài tôm vệ sinh mất đi, cá lớn sẽ buộc phải di cư đến nơi khác, còn những loài cá nhỏ không bơi được xa sẽ chết dần chết mòn mà thôi.
Vừa kì cọ vừa chà răng thật tiện lợi
Và bạn sẽ thắc mắc: liệu tôm vệ sinh có thể “xỉa răng” cho con người không?
Có thể, nhưng không nên làm vậy! Tôm vệ sinh có tầm nhìn rất kém nên khi con người lại gần (trong trang phục lặn biển tối màu), tôm vẫn vui vẻ làm vệ sinh cho chúng ta.
Anh Benjamin Titus từ Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên ở New York cho biết, trên thực tế nhiều thợ lặn đã trải nghiệm cảm giác được tôm xỉa răng cho. “Nó rất nhỏ nên hầu như bạn cảm thấy vô cùng êm ái, trừ khi tôm thọc càng vào miệng thì lại… rất đã”, anh nói.
Nhưng cảm giác khoan khoái ấy chưa bao lâu thì nhóm nghiên cứu của Titus phát hiện rằng, nếu con người xuất hiện thì các loài cá sẽ lảng tránh ngay.
Ước tính, ở những điểm lặn đã quen mặt du khách, số lượng cá đi đến “nha sĩ tôm” sẽ giảm 50%. Còn chỗ đáy biển nào còn hoang sơ mà đột nhiên thợ lặn xuất hiện, cá sẽ trốn đi hoàn toàn.
Đó là bản năng của loài cá. Trong lúc nhờ tôm làm vệ sinh, cá sẽ đứng yên, phơi mình dưới cột nước nên rất dễ làm mồi cho những loài lớn hơn. Và khi thấy bóng dáng của con người, cá cũng cho rằng đó là mối nguy hiểm. Mà chuyện không thể gặp mặt nhau đối với tôm hay có đều không hề tốt chút nào.
Ngoài ra, việc tôm làm vệ sinh cho người lặn biển có thể dẫn đến một mối nguy khó lường. Khi loài giáp xác này bò quanh miệng, nhiều người sẽ nín thở vì sợ hay phấn khích.
Nhưng điều này lại gây ra tai biến cơ học và nhiễm độc khí, gọi chung là “bệnh giảm áp” vì áp lực nước lên cơ thể đã thay đổi đột ngột. Nói chung cực kỳ nguy hiểm.
Vậy chúng ta nên làm gì đây? Cô Eleanor Caves nghĩ rằng tốt nhất là cứ để yên cho tôm – cá tự nhiên thoải mái với nhau.
Còn con người cứ lặng lẽ quan sát từ xa. Nếu bạn tiếp cận một cách nhẹ nhàng thì sẽ được chiêm ngưỡng cảnh tượng đẹp đẽ này của đại dương đó!
Nguồn: NatGeo
Theo Helino
4 sinh vật tưởng hư cấu nhưng ngờ đâu nó lại có thật 100% - xem xong ai cũng "hết hồn"
Đây đều là những sinh vật kỳ lạ, cái to khủng khiếp, cái lại có ngoại hình đáng sợ - tưởng là giả nhưng ai ngờ đâu nó có thật trên đời này.
Trong thế giới này, có không ít sự vật và hiện tượng kỳ bí xảy ra mà mãi vẫn chưa được hóa giải - trong đó có sự xuất hiện của nhiều sinh vật dị thường.
Không những thế, các sinh vật kỳ lạ dưới đây đều được cho là có thật khi chúng đã "chạm trán" với nhiều nhân chứng. Cùng điểm lại 1 vài sinh vật kì quái này và bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh khi xem chúng nhé!
1. Sứa khổng lồ
Nhiều người cho rằng bức hình này là giả mạo bởi làm sao có thể tồn tại 1 sinh vật khổng lồ như thế trong đại dương được.
Thế nhưng bức hình này lại là sự thật 100%. Sau khi tìm hiểu, sinh vật sứa to lớn này chính là sứa sư tử, hay còn gọi là sứa khổng lồ.
Được biết, cá thể lớn nhất ghi lại được tìm thấy trôi dạt vào bờ biển của vịnh Massachusetts vào năm 1870 với đường kính cơ thể là 2,29m và xúc tu dài 37m.
Với kích thước này, nó dài hơn cá voi xanh dài nhất tới 7m. Mặc dù vậy, các nhà khoa học đã tính toán được chiều dài của sứa bờm sư tử có thể đạt cực đại ở mức 55m! Ngoài ra, một cá thể có thể sở hữu hơn 1.200 xúc tu.
2. Tôm "nòng nọc"
Đúng như tên gọi, loài sinh vật này có ngoại hình kỳ dị như được tạo ra từ ngoài hành tinh. Thân hình thì có 1 phần nhỏ giống tôm, đầu sở hữu phần lá chắn to, có đuôi dài.
Đặc biệt chúng ra đời với con mắt thứ ba nằm trên hai con mắt còn lại. Đến cả khi trưởng thành, chúng vẫn mang con mắt đơn này.
Qua nghiên cứu, giới chuyên gia phát hiện sinh vật kỳ dị này có tên gọi là Triops (tôm nòng nọc đuôi dài).
Dù được phát hiện vào năm 2010 ở bờ biển Scotland với nhiều cá thể sống nhưng các nhà nghiên cứu cho biết, Triops ngày nay (dài khoảng 10cm) không có gì thay đổi so với khi chúng sinh sống cách đây 200 triệu năm.
3. Sinh vật Chupacabra
Sinh vật này được mệnh danh là "kẻ hút máu", được nhìn thấy lần đầu tiên ở Puerto Rico vào khoảng năm 1990.
Dù có nhiều mô tả khác nhau nhưng tựu chung lại, chúng cao từ 1 - 1,5m, không có lông, da màu xám xanh cùng con mắt khác lạ - trông giống như người ngoài hành tinh.
Chupacabra được coi là 1 loại ma cà rồng chuyên hút máu dê, cừu, động vật nhỏ. Theo các chuyên gia, đây có thể là 1 loài thú ăn thịt. Sau khi tiến hành xét nghiệm DNA, họ nhận thấy đây là con lai của 1 chú sói xám và 1 con sói đồng cỏ. Và cá thể này bị bệnh nên chúng mới bị mất đi bộ lông của nó.
4. Cá voi xanh
Thoạt nhìn, nhiều người cho rằng đó là 1 quái vật biển khổng lồ. Nhưng trên thực tế, đây chỉ là 1 cá thể voi màu xanh đang bơi dưới 1 chiếc thuyền nhỏ mà thôi.
Cá voi xanh là loài động vật lớn nhất hành tinh và có thể nặng tới 170 tấn.
Theo Jeremy Goldbogen thuộc ĐH Stanford (Mỹ), ngoài kích thước khủng, mỗi ngày cá voi xanh còn tiêu thụ đến 40 triệu nhuyễn thể mỗi ngày. Những chiếc miệng to đùng mỗi khi há ra có thể hút một lượng lớn sinh vật nhỏ vào đó 1 cách dễ dàng.
Nguồn: Express, Dailymail, Brightside
Theo Helino
Ăn rết sống, hai người Trung Quốc suýt mất mạng Rết được sử dụng rộng rãi như một bài thuốc cổ truyền ở Trung Quốc và đây là lần đầu tiên các nhà khoa học ghi nhận trường hợp nhiễm ký sinh trùng vì ăn rết sống. Các nhà nghiên cứu phát hiện dấu vết của ký sinh trùng trong rết sống. "Chúng tôi chưa từng nghe đến chuyện ăn rết sống, nhưng...