Đây là cách trồng cà phê “tưởng lười mà hóa siêng” ở Đắk Nông, hạt cà phê dân ở đây bán giá 65.000 đồng/kg
Huyện Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) đang triển khai chiến lược nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm cà phê.
Người dân trên địa bàn cũng đang thay đổi cách thức canh tác, thu hoạch, chế biến cà phê theo hướng chất lượng cao, bền vững.
Sau 3 năm canh tác theo hướng bền vững, rẫy cà phê 4 ha của gia đình anh Hồ Văn Vinh, ở tổ dân phố 9, thị trấn Đắk Mil (huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) dần hình thành một hệ sinh thái rất ôn hòa. Trong vườn có thảm cỏ, cây tạo tán che bóng mát, chắn gió.
Trong rẫy, cà phê là cây chủ lực, các loại cây khác trồng xen được anh bố trí hợp lý để tương hỗ lẫn nhau. Cỏ trong rẫy được anh Vinh phát dọn định kỳ, không sử dụng thuốc hóa học.
Anh sử dụng phân chuồng ủ hoai mục với chế phẩm sinh học bón cho cà phê, thay thế phân hóa học. Điều này vừa giảm chi phí sản xuất, vừa cải tạo đất, bảo vệ môi trường.
Nhiều hộ dân ở huyện Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) đã sản xuất cà phê theo hướng chất lượng cao.
Nhờ cách sản xuất an toàn, bền vững, nên năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê của anh cũng cao hơn trước. Vài năm nay, vườn cà phê của anh đều thu hoạch được 10 tấn cà phê nhân, cao hơn các năm trước tầm 20%.
Với sản lượng cà phê thu được, anh đã bảo quản, phơi sấy đúng cách. Anh tuyển lựa và chế biến được 5 tấn cà phê chất lượng cao. Loại cà phê này có giá bán cao hơn giá thị trường từ 15.000 – 20.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Gia đình anh Nguyễn Nhất Toàn, ở thôn Minh Đoài, xã Đức Minh, cũng sản xuất cà phê theo hướng chất lượng cao từ năm 2012 đến nay. Gia đình anh có 1,6 ha cà phê, mỗi năm thu được khoảng 4,5 tấn cà phê nhân.
Sau thu hoạch, anh Toàn tuyển lựa được từ 2 – 3 tấn cà phê chất lượng cao để bán theo đơn đặt hàng với giá từ 65.000 đồng/kg trở lên.
Cà phê được anh Toàn bảo quản cẩn thận sau thu hoạch để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Theo UBND huyện Đắk Mil, huyện có chiến lược nâng chất lượng sản phẩm cà phê Đắk Mil ngang tầm quốc gia, hướng tới quốc tế. Để tạo sức lan tỏa trong chiến lược này, huyện đã chọn 2 HTX Nông lâm nghiệp Đắk Mil và HTX Công bằng Thuận An làm điểm sản xuất cà phê chất lượng cao.
Trong đó, HTX Nông lâm nghiệp Đắk Mil đang sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C trên diện tích khoảng 100 ha, sản lượng 200 tấn/năm. HTX đang áp dụng quy trình thu hái, chế biến cà phê chất lượng cao, có liên kết đầu ra với các công ty tại TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Lắk…
Còn HTX Công Bằng Thuận An cũng liên kết sản xuất cà phê theo chuỗi giá trị với một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Quy mô sản xuất cà phê của HTX gần 300 ha, sản lượng 1.000 tấn/năm. Tất cả sản lượng cà phê của HTX đều đạt tiêu chuẩn Fairtrade, UTZ.
Theo ông Cao Đức Nguyên, Phó Trưởng Phòng NN – PTNT huyện Đắk Mil, người sản xuất cà phê trên địa bàn đang từng bước nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đáp ứng theo yêu cầu của đơn vị thu mua.
“Sự thay đổi này là rất tích cực. Đây cũng là cơ sở để huyện Đắk Mil tiếp tục đẩy mạnh chiến lược nâng cao giá trị sản phẩm cà phê”, ông Nguyên cho biết.
Theo phân tích của các nhà chuyên môn, nguồn bệnh khảm lá sắn lây lan chủ yếu là do sử dụng giống sắn đã bị bệnh để trồng. Do vậy, việc kiểm soát nguồn bệnh lây lan theo giống nhiễm và sử dụng giống kháng bệnh là vấn đề quan trọng nhất hiện nay.
Tuy nhiên, hiện giống sắn đang trôi nổi, chủ yếu do người dân tự để giống, xin giống của nhau chứ chưa có nơi cung cấp giống đáng tin cậy, nguồn giống chưa được kiểm soát có sạch bệnh hay không.
Trước tình hình bệnh khảm lá sắn bùng phát trên diện rộng, hiện nay, một số địa phương như Anh Sơn, Tân Kỳ đang thử nghiệm mô hình giống sắn sạch bệnh trên một số diện tích, từ đó nhân ra diện rộng. Đồng thời, vận động bà con các vùng trồng chia sẻ giống sạch bệnh trong cộng đồng.
Người có giống không bị bệnh chia sẻ cho người có ruộng sắn bị bệnh; tuyệt đối không nhập hom giống từ các nơi khác về, khó kiểm soát mầm bệnh.
Hiện nay, nhu cầu về nguồn giống sạch bệnh đang rất bức thiết. Trong khi chờ các giống mới được nhân rộng thì người dân cần chia sẻ nguồn giống sạch cho nhau. Ảnh: Thanh Phúc
Hiện, Viện Di truyền nông nghiệp đang nhân giống mới sạch bệnh như: HN1, HN36, HN80, HN97 làm nguồn giống cho các địa phương. Tuy nhiên, trước khi các giống mới kháng bệnh được nhân ra diện rộng thì người dân cần tuân thủ đúng kỹ thuật chuyên môn về phòng trừ bệnh khảm lá sắn, không ồ ạt mở rộng diện tích và chia sẻ nguồn giống sạch cho nhau.
Đắk Nông: Trồng thử cà phê vối không dùng thuốc trừ cỏ, quả chín đỏ chót bán được giá cao
Nhằm phát triển bền vững ngành cà phê có truy xuất, liên kết theo chuỗi giá trị, năm 2021 Trung tâm Khuyến nông Đắk Nông đã phối hợp Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên thực hiện dự án "Xây dựng mô hình sản xuất cà phê vối theo hướng hữu cơ có truy xuất nguồn gốc và liên kết theo chuỗi giá trị".
Mô hình trồng cà phê vối theo hướng hữu cơ được triển khai tại xã Tân Thành, Nâm Nung, huyện Krông Nô. Quy mô thực hiện 10 ha/10 hộ tham gia, các hộ tham gia được hỗ trợ 45% tổng số các loại vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn kỹ thuật sản xuất theo định kỳ.
Kết quả sau 7 tháng triển khai vườn trồng cà phê vối theo hướng hữu cơ sinh trưởng và phát triển tốt, lá có màu xanh đậm, phiến lá dày, cành dự trữ đảm bảo năng suất cho vụ sau. Năng suất cà phê trung bình đạt 3,5 tấn/ha. Lợi nhuận mô hình trồng cà phê hữu cơ đạt trên 75 triệu đồng/ha và tăng 15,6 % so với mô hình đối chứng.
Sự khác biệt lớn nhất mô hình trồng cà phê theo hướng hữu có liên kết tiêu thụ sản phẩm là tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ cỏ, 100% sản phẩm làm ra được bao tiêu với giá cao hơn thị trường tùy theo từng loại.
Đối với cà phê quả tươi có giá cao hơn thị trường 1.000 đồng/kg; đối với nhân chế biến ướt cao hơn thị trường 12.000 đồng/kg; đối với nhân xô cao hơn trị trường 300 đồng/kg.
Mô hình đi đúng hướng và đúng xu thế phát triển với thị hiếu người tiêu dùng hiện nay
Như vậy mô hình bước đầu đã làm thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân hướng đến một nền nông nghiệp tốt, nông nghiệp sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giúp tăng năng suất chất lượng cây trồng, tăng giá trị sản phẩm, từng bước nâng cao thu nhập cho người trồng cà phê trên địa bàn tỉnh góp phần ổn định cuộc sống.
Ông Nguyễn Văn Anh - hộ dân thực hiện mô hình sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ tại xã Nâm Nung cho biết: Khi tham gia mô hình ông được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật, được hỗ trợ vật tư, được tham gia nhóm liên kết.
Ông và gia đình đã có sự thay đổi về mặt nhận thức trong vấn đề canh tác cà phê; từ việc làm theo kinh nghiệm, lạm dụng hóa chất thuốc BVTV chuyển sang sản xuất có trách nhiệm, ưu tiên sử dụng các loại vật tư nông nghiệp có nguồn gốc hữu cơ, sinh học, không sử dụng thuốc trừ cỏ để góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.
Đặc biệt, người tham gia mô hình đã chuyển từ việc sản xuất nhỏ lẻ, mạnh ai người đó làm sang hình thức sản xuất có liên kết tiêu thụ sản phẩm; từ việc sản xuất thiếu an toàn chuyển sang hình thức an toàn do đó bảo vệ được sức khỏe và nâng cao được hiệu quả kinh tế cho gia đình.
Như vậy việc triển khai mô hình sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ có truy xuất nguồn gốc và liên kết theo chuỗi giá trị được Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện tại xã Tân Thành, Nâm Nung huyện Krông Nô sẽ giúp người trồng cà phê theo hướng nông nghiệp tốt tạo kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững trong nông dân. Ứng dụng rộng rãi khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp nhằm giành những vụ mùa bội thu tạo sản phẩm hàng hóa chất lượng cung ứng thị trường.
Mô hình trồng cà phê theo hướng hữu cơ đi đúng hướng và đúng xu thế phát triển với thị hiếu người tiêu dùng hiện nay cũng như nhu cầu canh tác của các nông hộ theo chiều hướng hạn chế sử dụng hóa chất, thiên về sử dụng các nguyên liệu tái tạo như sử dụng vỏ cà phê kết hợp với các chủng vi sinh vật ủ hoai để bón lại cung cấp lại cho đất một lượng hữu cơ, cũng như các vi sinh vật có lợi giúp cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng.
Chỉ trồng rau thôi mà một ông nông dân tỉnh Đồng Tháp thu 1,5 tỷ/năm Trải qua nhiều khó khăn, anh Nguyễn Phước Việt Cường ở xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp thành công với mô hình trồng rau thủy canh trên diện tích 4.500m2. Hiện nay, trung bình mỗi tháng, anh Cường cung cấp cho thị trường 5 tấn rau các loại (chủ yếu là các loại cải); mang về doanh thu khoảng 1,5...