Đây là cách phụ nữ thông minh sẽ làm khi phát hiện chồng ngoại tình
Cuối cùng họ chọn cách thỏa hiệp với sự gian dối dù trong lòng họ luôn đau đáu 1 điều: Đến bao giờ chồng tôi mới bỏ nhân tình?
Chị Phùng (37 tuổi, ở Hà Nội) vốn sở hữu 1 cuộc hôn nhân người ngoài nhìn vào thì ai cũng ao ước. Chồng chị làm ra tiền, ngoài 40 tuổi nhưng vẫn phong độ lại yêu chiều vợ con. Thế nhưng sự thật là anh có tình nhân bên ngoài đã 10 năm nay. Lúc đầu biết chồng ngoại tình chị làm đủ kiểu nhưng vẫn không ăn thua. Cuối cùng chị nghĩ, chỉ cần chung sống hòa bình thì ít nhất chị vẫn giữ được 1 người bố cho con, chút tài sản cho riêng mình.
Rồi chị tự xoa dịu rằng chồng thành đạt, giỏi giang thì ra ngoài khó tránh cám dỗ, quan trọng là anh ta không có ý định bỏ vợ. Và rồi, cho đến khi chồng chị dâng nửa gia sản cho tình nhân thì chị mới biết mình quá sai rồi.
Tranh minh họa
Có nhiều phụ nữ rơi vào tình cảnh như chị Phùng. Họ phải tranh đấu giữa sự ràng buộc, quyền lợi và trách nhiệm với tình cảm cá nhân. Cuối cùng họ chọn cách thỏa hiệp với sự gian dối dù trong lòng họ luôn đau đáu 1 điều: Bao giờ chồng mới rời bỏ nhân tình?
Vậy trong trường hợp này phụ nữ cần làm gì để cứu vãn? Câu trả lời là: Hãy tạo áp lực khiến cho cặp đôi kia tự động chia tay.
Trên một số diễn đàn mạng xã hội các bà vợ thường hỏi nhau, rất khó xử lý nếu chồng có nhân tình kéo dài nhiều năm. Vì họ cảm thấy đó là mối quan hệ xuất phát từ tình cảm thực sự chứ không còn là thể xác hay “qua đường” nữa.
Việc mà các bà vợ thường làm sẽ theo 2 chiều hướng: Một là mặc kệ, miễn không ánh hưởng lợi ích. Hai là theo dõi, ghen tuông, mách với bố mẹ chồng, hạ bệ chồng với cấp dưới, bạn bè hoặc đồng nghiệp… Song điều họ nhận được thường là phản ứng dữ dội hoặc phớt lờ chứ không thể cứu vãn.
Kiểu người thứ nhất là họ không gây áp lực gì cho đàn ông, tất nhiên đàn ông vẫn tự ngầm hiểu được vợ cho phép, anh ta vẫn tiếp tục mối quan hệ ngoài luồng.
Video đang HOT
Còn kiểu thứ 2 thì tạo áp lực không đúng cách chỉ khiến anh ta càng thêm lún sâu, sai hướng, chệch đường.
Vậy làm thế nào để tạo ra thứ “áp lực hiệu quả” khiến đàn ông ngoại tình phải sợ mà quay đầu?
Phải nhắm vào lợi ích cốt lõi
Ví dụ, khi bạn mang sự nghiệp, danh tiếng hay bố mẹ chồng, con cái ra dọa dẫm nhưng không khéo léo và đúng cách thì người thiệt sẽ là bạn.
Quyền lợi cốt lõi của đàn ông không gì khác chính là tình yêu, danh vọng và tài sản. Nó được biểu hiện cụ thể như sau:
Tranh minh họa
Tình yêu – có nghĩa là anh ta chưa thực sự muốn ly hôn.
Danh vọng – thứ mà anh ta dày công nhiều năm mới xây dựng được 1 hình tượng khiến nhiều người nể trọng.
Tài sản – nếu anh ta tuyệt tình với bạn, anh ta có thể không bảo toàn hết tài sản mà anh ta mong muốn.
Nếu bạn nắm được bất kỳ điểm nào trong ba điểm này, bạn sẽ chủ động trong thế “tấn công”.
Bạn cần biết cách sử dụng “vũ khí hạt nhân”
Nhiều bà vợ nghĩ mình nắm được thóp của chồng, đến gặp lãnh đạo của anh ta để khiến anh ta thân bại danh liệt. Thế nhưng nghệ thuật lại nằm ở chỗ bạn phải biết sử dụng “vũ khí hạt nhân”.
Bản chất của nó là sự “răn đe”. Có nghĩa: “Tôi có đòn bẩy. Tôi có sử dụng nó hay không phụ thuộc vào việc anh có kích hoạt giới hạn chịu đựng cuối cùng của tôi hay không”.
Tranh minh họa
Phải để cho anh ta thấy thứ vũ khí này bạn đã sản xuất nhưng không phải để sử dụng.
Đàn ông đã ngoại tình thì thực sự họ chẳng yêu ai nhiều đâu, người họ yêu chính là bản thân mình. Vì vậy, thay vì đánh kẻ thứ 3, hãy đánh thẳng vào tâm lý đàn ông.
Ví dụ 1 cách dễ hiểu hơn, đàn ông đôi khi chả khác nào những đứa trẻ. Khi bạn dặn con mình phải cẩn thận không sẽ bị kẹp tay vào cửa sẽ càng làm nó tò mò và nghịch ngợm hơn. Nhưng nếu bạn không nói nhiều lời, trực tiếp nhét 1 quả dưa chuột vào khe cửa kéo lại để quả dưa đứt rời, chắc chắn con bạn sẽ biết sợ hơn.
Suy sụp tâm lý, dằn vặt bản thân, nhận ra tương lai mù mịt mới là điều một người đàn ông phản bội phải được “tận hưởng” để anh ta thấy, nếu tiếp tục mối quan hệ này, cái giá phải trả rất đắt.
Thế nên phụ nữ đừng vội vàng khi phát hiện chồng ngoại tình. Nếu mọi thứ vẫn còn có thể cứu vãn hãy bình tĩnh vạch cho mình 1 con đường, bước chậm rãi mà chắc chắn còn hơn vội vã để hối hận cả đời.
Bỏ 'tiên học lễ' là để mầm ác tự do trỗi dậy
Bỏ "tiên học lễ" không khác gì bỏ đi phần học làm người" - hành trang quan trọng nhất mà mỗi người sống có được, để cho mầm ác tự do trỗi dậy.
Tại hội thảo do Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội tổ chức mới đây, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm phát biểu rằng cần chấm dứt khẩu hiệu Tiên học lễ hậu học văn. Theo lập luận của GS Thêm, việc đề cao chữ Lễ sẽ tạo ra ràng buộc cho người học, sẽ khó có thể tạo ra tư duy phản biện để giải phóng sức sáng tạo.
Tôi cho rằng việc đề cao chữ Lễ ở đây hoàn toàn không liên quan gì đến việc GS Thêm đang nói. Nội hàm của chữ Lễ không mang trong nó việc ràng buộc sức sáng tạo của người học. Câu "Tiên học lễ, hậu học văn" có từ rất lâu đời, được dùng làm khẩu hiệu ở nhiều trường học, từ cấp 1 cho tới cấp 2 - cấp 3, nó chỉ nhấn mạnh vào việc trau dồi đạo đức cho mỗi con người ngay từ khi còn là một đứa trẻ, ngay từ lúc mới chập chững bước vào môi trường học đường.
Với khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn", trẻ được rèn về đạo đức ngay từ những ngày đầu đến trường. (Ảnh: VietNamNet)
Chữ Lễ, hiểu theo nghĩa hẹp là lễ phép, là sự tôn kính với các thầy cô. Còn hiểu theo nghĩa rộng, chữ Lễ đồng nghĩa với đạo đức của mỗi người. Việc tiến hành giáo dục từ trước đến nay ở nhà trường, như ta thấy, thường được làm song song giữa dạy kiến thức và dạy cả lối sống, cách ứng xử. Khẩu hiệu trên muốn nhấn mạnh vào vế thứ nhất, là cái nền tảng đạo đức cơ bản cần có của mỗi người, chứ không phải hiểu theo nghĩa "tuân thủ theo thầy một cách mù quáng".
Aristotle cách đây hơn 2.000 năm đã nói một câu nổi tiếng trong cuộc tranh luận với thầy mình là Platon: "Thầy đã quý nhưng chân lý còn quý hơn". Từ hàng ngàn năm trước, người trí thức đã nhận ra được giá trị và tầm vóc của việc phản biện, dám nghĩ dám làm, không ngại sự khác biệt, thậm chí đối lập với thầy. Vậy cớ gì sau hơn 2.000 năm, GS Thêm còn phải lo lắng băn khoăn về chuyện đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có một câu nói tương tự trong việc đề cao giá trị đạo đức của mỗi con người, trong tương quan với giá trị về mặt kiến thức, tài năng: "Có tài mà không có đức thì cũng là vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".
Câu "Tiên học lễ, hậu học văn" được treo, được viết ở nhiều trường học từ trước đến nay đã trở thành một nét đẹp, một giá trị văn hóa, nhắc nhở học sinh về tầm quan trọng của việc hình thành nền tảng đạo đức trong mỗi con người, cũng là câu bày tỏ lòng tri ân của xã hội đối với thầy cô giáo, những người có trách nhiệm to lớn trong việc đào tạo ra thế hệ tương lai cho đất nước.
Việc đề xuất bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" tại tất cả các trường học là cực đoan, chưa hiểu đúng về ý nghĩa của nó, chưa hiểu đúng về thông điệp được nhắn nhủ, gửi gắm trong đó của cha ông. Và nhất là, bỏ "Tiên học lễ" thì quá nguy hiểm.
Lễ nghĩa không liên quan đến tư duy sáng tạo. Lễ nghĩa chính là nền tảng đạo đức để các em hình thành nhân cách bước vào đời. Bỏ học lễ tức là bỏ đi phần "học làm người" - hành trang quan trọng nhất mà mỗi người sống có. Ấy cũng là gieo mầm thiện cho xã hội. Bởi vậy, bỏ "tiên học lễ" không khác gì bỏ đi phần học làm người, là để cho mầm ác tự do trỗi dậy.
Hiệu trưởng ĐH ở Hà Nộilên tiếng về tin đồn giảng viên gợi ý nữ sinh đến khách sạn Nhà trường tiếp nhận thông tin và cho biết, sẽ mời công an vào cuộc xác minh, điều tra làm rõ vụ việc. Ngày 27/10, mạng xã hội chia sẻ thông tin, kèm theo hình ảnh chụp lại tin nhắn của người được cho là giảng viên của trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp gợi ý một nữ sinh...