Đây là cách Iran bắn phá tan tành tàu sân bay Mỹ trong 5 phút?
Mới đây, Iran tuyên bố sẽ hủy diệt tàu chiến Mỹ bằng vũ khí bí mật nếu Washington có bất kỳ hành động nào quá khích. Trong quá khứ, một tướng Iran cũng cho biết tên lửa của nước này có thể đánh chìm tàu sân bay Mỹ trong vài phút.
Iran từng tấn công tàu sân bay Mỹ giả định năm 2015. Ảnh minh họa
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran tiếp tục leo thang khi hai bên liên tục có tuyên bố và động thái đáp trả nhau.
Chính phủ Mỹ gần đây cáo buộc Tehran chuẩn bị tấn công lực lượng quân đội Mỹ ở khu vực Trung Đông. Việc Washington điều động thêm lượng lớn binh sĩ cùng tàu sân bay, máy bay ném bom tới đây cũng để đáp trả lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) khi lực lượng này bị cáo buộc tấn công tàu chở dầu của Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất trong tháng 5.
Hôm 26/5, tướng Morteza Qorbani, cố vấn bộ chỉ huy quân sự Iran, tiếp tục “thêm dầu vào lửa” khi tuyên bố giáng đòn hủy diệt bằng vũ khí bí mật vào tàu chiến Mỹ nếu Washington có bất kỳ động thái “khiêu khích” nào.
Trong quá khứ, Tehran thực hiện một vụ tấn công lớn vào tàu sân bay Mỹ giả định năm 2015. Vụ tấn công được truyền hình nhà nước Iran phát sóng trực tiếp thời điểm đó.
Theo National Interest, vụ tấn công tàu sân bay Mỹ giả định hé lộ chiến thuật tấn công của hải quân Iran. Tehran tổ chức nhiều đợt tấn công với sự kết hợp tàu chiến, máy bay trực thăng và tên lửa bờ. Thời điểm vụ tấn công xảy ra không phải ngẫu nhiên. Khi đó, Washington và Tehran đang tỏ ra bế tắc với một thỏa thuận nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran.
Mô hình tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ được Iran thiết kế với tỷ lệ 1:1 đặt trên sà lan khổng lồ năm 2014. Các bức ảnh hồi tháng 2/2015 cho thấy nó bị phá hủy tan tành chứng tỏ những tên lửa của Tehran nhằm vào nó là có thật.
Cuộc tập trận diễn ra ở khu vực gần đảo Larak, Iran và eo biển Hormuz dưới sự giám sát của người đứng đầu lực lượng IRGC khi đó – Mohammad Ali Jafari.
Video đang HOT
Đợt tấn công đầu tiên, tàu siêu tốc của IRGC được triển khai nhằm cô lập và hạn chế khả năng cơ động của tàu sân bay giả định. Hàng chục tàu siêu tốc nhỏ, mỗi chiếc được trang bị một thủy lôi M-08, bao vây mục tiêu giả định. Truyền hình nhà nước Iran khi đó cho biết: “Một khu vực lớn nhanh chóng biến thành bãi mìn chỉ trong 10 phút”.
Tiếp theo, tàu siêu tốc tấn công tàu sân bay Mỹ giả định với loạt tên lửa 107mm – đây là những tên lửa nhỏ và không thể đánh chìm mục tiêu lớn như tàu sân bay Mỹ. Quân đội Iran dùng chúng để vô hiệu hóa các hệ thống phòng vệ quan trọng của tàu sân bay như radar, pháo tự vệ Phalanx CIWS hay bệ phóng tên lửa.
Sau đó, một số tàu trang bị tên lửa hành trình loại nhỏ, giống tên lửa chống hạm C-704 do Trung Quốc sản xuất, bắn một loạt 12 tên lửa hành trình về phía tàu sân bay giả định.
Đợt tấn công thứ 3 bao gồm một loạt tên lửa chống hạm hạng nặng phóng từ đất liền. Quân đội Iran còn phóng thêm 2 tên lửa hành trình và 2 tên lửa đạn đạo về phía mục tiêu giả định. Những tên lửa hành trình phóng từ đất liền thuộc loại tên lửa Noor do Iran sản xuất. Trong khi đó, tên lửa đạn đạo là các biến thể của tên lửa Fateh-100, được gắn camera hồng ngoại ở phần đầu để tìm kiếm mục tiêu.
Đợt tấn công thứ 4 được triển khai khi một trực thăng Bell 206 phóng tên lửa chống hạm C-704K vào mục tiêu giả định. Cuối cùng, một chiếc “tàu cảm tử” được điều khiển từ xa mang theo 1 tấn thuốc nổ đâm vào sà lan.
Sau cuộc tập trận, tướng Jafari gửi lời đe dọa trực tiếp tới hải quân Mỹ trong cuộc phỏng vấn khi cho biết chỉ mất khoảng 5 phút để tên lửa Iran đánh chìm tàu sân bay Mỹ. Khoảng 500 tàu siêu tốc thực hiện cuộc diễu hành ngay sau vụ tấn công giả định.
Tuy nhiên, theo phân tích của tờ National Interest, trong thực chiến, cuộc tấn công của Iran khó có thể thành công. Để tiếp cận và tạo thành bãi mìn xung quanh tàu sân bay Mỹ, tàu siêu tốc của Iran phải đối mặt với các tàu chiến hộ tống tàu sân bay.
Hệ thống phòng thủ tàu sân bay Mỹ dĩ nhiên không để yên khi tàu sân bay bị tấn công. Các tàu siêu tốc Mark V trang bị tên lửa chống tăng Javelin sẽ tạo ra lớp khiên chắc chắn cho hạm đội tàu sân bay Mỹ.
Mục đích của Iran khi đó chỉ muốn phô diễn sức mạnh nhằm gây sức ép tới Mỹ trong cuộc đàm phán hạt nhân. Để có hy vọng trong cuộc đàm phán với Mỹ, Tehran phải nhắc nhở với chính Washington và thế giới hậu quả nếu các cuộc đàm phán đổ bể.
Theo Danviet
Tàu sân bay Mỹ lặn xuống biển tránh đòn diệt hạm
Để tránh thảm họa trong trường hợp bị tên lửa chống hạm tấn công, Mỹ có thể tái khởi động dự án tàu sân bay biết lặn AN-1.
Dự án tàu sân bay AN-1 ra đời từ những năm 1950 để tăng khả năng cơ động lực lượng không quân hải quân trước sự phát triển của vũ khí hạt nhân.
Dù Dự án tàu sân bay ngầm AN-1 chưa bao giờ được thiết kế mẫu, nhưng đó là một quan điểm vượt thời gian đến nhiều thập kỷ và có thể hiện thực hóa trong giai đoạn ngày nay khi Mỹ đã có những bước tiến vượt bậc về công nghiệp quốc phòng.
Dự án tàu sân bay ngầm AN-1.
AN-1 là một tàu ngầm lớn, có độ dài 500 feet (152 m) chiều rộng nhất của tàu là 44 feet (13,4m).
Tàu có tốc độ bơi ngầm là 16 hải lý, sử dụng trạm nguồn điện hạt nhân công suất 15.000 mã lực, có thể cơ động đến bất kỳ điểm nào trên trái đất.
Tàu ngầm được trang bị theo thiết kế 6 ống phóng ngư lôi phía trước và hai ống phóng ngư lôi phía sau.
Sức mạnh chiến đấu chính của tàu ngầm sân bay là một phi đội gồm tám máy bay tiêm kích cất cánh thẳng đứng.
Những chiếc máy bay này do Boeing phát triển, được nâng lên trên các bệ phóng hướng mũi vào không trung, khi có lệnh phóng sẽ được đẩy lên bầu trời bởi ba động cơ tua-bin Wright SE-105 23.000 pound (10,432 kg).
Hai trong số các động cơ rơi xuống nước được vớt, tái phục hồi và sử dụng sau này. Tiêm kích phản lực siêu âm này (mới được thiết kế trên bảng vẽ và chưa bao giờ được chế tạo) có tốc độ tối đa Mach 3.
Trong quá khứ, lực lượng vũ trang Mỹ tập trung vào định hướng tiến hành một cuộc chiến tranh nguyên tử. Trong cuộc chiến tranh hạt nhân, tàu ngầm sân bay AN-1 sẽ là đòn tấn công nguy hiểm nhất.
Những tàu sân bay dự án AN-1 không thể triển khai một lượng máy bay chiến đấu đủ lớn cho cuộc chiến tranh tổng hợp, nhưng tàu ngầm có thể bất ngờ nổi lên gần Liên Xô hoặc Trung Quốc, phóng các máy bay chiến đấu mang đầu đạn hạt nhân từ một hướng bất ngờ.
Đặc biệt, tàu ngầm nguyên tử dự án AN-1 có thể tuần tra chiến đấu ngầm trên vùng nước châu Á và châu Âu, hình thành hệ thống phòng thủ tầm xa của Mỹ, tiến công vào các máy bay ném bom chiến lược liên lục địa mang bom hạt nhân, ngăn chặn kẻ thù xa lục địa Mỹ.
Việc không thể xác định chắc chắn về vị trí các tàu ngầm sân bay sẽ buộc đối thủ phải suy nghĩ rất kỹ, đánh giá khả năng khả thi tiến công hạt nhân bất ngờ tấn công Mỹ.
Chính vì những lợi thế to lớn của dự án tàu sân bay ngầm AN-1, nhiều chuyên gia cho rằng rất có thể Mỹ sẽ tính đến phương án tái khởi động chương trình vũ khí đặc biệt này.
Tuy nhiên, nếu dự án này được hiện thực hóa Mỹ sẽ phải tính đến bài toán đối phó thế nào với lực lượng săn ngầm cực tinh vi của những đối thủ như Nga và cả Trung Quốc hiện nay.
Bởi tại thời điểm ra đời Dự án tàu sân bay ngầm AN-1, các nhà sáng chế Mỹ chưa tính đến tình huống này.
Và nếu không tính toán hợp lý, con tàu với công nghệ được đánh giá là đi trước thời đại hàng chục năm này hoàn toàn có thể bị trực thăng, hay chiến hạm săn ngầm đối phương hạ gục khi chưa kịp hoàn thành nhiệm vụ.
Đan Nguyên (Tổng hợp)
Theo baodatviet
Iran tuyên bố không theo đuổi chế tạo vũ khí hạt nhân B ộ trưởng Bộ Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif tuyên bố trên Twitter rằng Iran không theo đuổi mục tiêu sở hữu vũ khí hạt nhân. "Lãnh tụ Ali Khamenei (Lãnh tụ tối cao của Iran) từ lâu đã tuyên bố rằng chúng tôi không theo đuổi vũ khí hạt nhân, và chính Ngài cũng đã ban hành quyết định cấm đối...