Đây là cách các nước trên thế giới phát hiện học sinh ngủ quên trên xe bus
Để tránh trường hợp học sinh ngủ quên trên xe bus trường gây hậu quả đáng tiếc, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng các biện pháp hữu hiệu, từ thủ công cho đến cài đặt công nghệ hiện đại.
Nhiều nước trên thế giới áp dụng các biện pháp hữu hiệu để tránh bỏ quên học sinh trên xe bus.
Ở Úc, hệ thống kiểm tra trẻ em trên xe bus trường bắt đầu được áp dụng năm 2014, theo Schoolbusfleet. Thiết bị kiểm tra trẻ em nhắc nhở tài xế xe bus trường phải kiểm tra xem có trẻ em nào ngủ quên hay không mỗi khi kết thúc một lượt chạy.
Canada áp dụng 2 cách để phát hiện trẻ em ngủ quên trên xe bus trường, được áp dụng tùy thuộc vào từng hãng xe bus. Cách thứ nhất là cài đặt một chuông báo nhắc tài xế kiểm tra xe mỗi lượt chạy. Chuông báo này chỉ có thể bị vô hiệu hóa bằng cách nhấn một chiếc nút ở cuối xe bus. Nó buộc tài xế phải di chuyển xuống cuối xe để tắt chuông báo và có thể phát hiện bất cứ em nhỏ nào bị bỏ sót lại trên xe. Nếu tài xế không làm việc này vào cuối ca, còi và đèn của chiếc xe sẽ kêu không ngừng, thu hút sự chú ý của bất cứ người đi đường nào cũng như chính lái xe.
Cách thứ 2 thủ công hơn khi sử dụng “cờ” và “ biển báo” ở cuối xe bus. Sau mỗi lượt chạy, tài xế bị yêu cầu phải đi bộ tới cuối xe để lật biển báo “xe bus trống”, theo Pressfrom.
Hệ thống cảnh báo trẻ ngủ quên trên xe bus chỉ có thể tắt bằng cách bấm vào nút bấm ở cuối xe.
Tương tự, ở Mỹ, để đảm bảo an toàn cho trẻ, các xe bus trường học được trang bị hệ thống cảnh báo ngăn tình trạng trẻ em bị bỏ quên trên xe như hệ thống quét chuyển động trên xe. Hệ thống này sẽ liên tục quét chuyển động nhiều giờ sau khi xe bus ngưng chạy.
Ngoài ra xe bus còn được trang bị hệ thống báo động nâng cấp, được gọi là Kiểm tra trẻ, có nhiệm vụ nhắc nhở các tài xế xe buýt kiểm tra tình trạng học sinh để đảm bảo không có trẻ nào bị bỏ quên lại trên xe, theo NBC.
Video đang HOT
Nếu một tài xế cố gắng rời xe mà không tắt hệ thống an ninh, tiếng còi sẽ vang suốt nửa tiếng hoặc cho đến khi tài xế hoàn thành việc kiểm tra trên xe. Hệ thống cảnh báo này chỉ có thể được tắt bằng tay ở phía sau xe.
Bên cạnh đó, tại thành phố New York còn áp dụng cách thủ công khác tương tự ở Canada là, các tài xế xe bus trường học được yêu cầu lật biển báo ghi “Tôi xác nhận rằng chiếc xe này đã được kiểm tra trẻ em ngủ quên” vào cuối mỗi chuyến đi. Có nghĩa là tài xế phải đi bộ xuống cuối xe, kiểm tra từng chỗ ngồi xem liệu có trẻ nào đang ngủ hay không rồi đặt biển báo trên cửa sổ phía sau xe trước khi đưa xe về bãi.
Một biển báo “Tôi xác nhận rằng chiếc xe này đã được kiểm tra trẻ em ngủ quên” được đặt ở cửa kính cuối xe bus ở TP. New York, Mỹ
Năm 2015, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) lắp đặt nút kiểm tra trẻ em ngủ quên trên các xe bus trường học sau vụ một học sinh 4 tuổi thiệt mạng vì bị bỏ quên trên xe bus trường. Một tòa án ở Abu Dhabi kết tội 3 người có liên quan đến vụ việc và ra lệnh đóng cửa trường học để học sinh thiệt mạng.
Ngoài ra, camera cũng được lắp đặt trên các xe bus trường để tăng cường an ninh và giám sát. Chưa hết, các bậc cũng được cấp quyền truy cập vào một ứng dụng di động chuyên dụng mà thông qua đó họ có thể theo dõi xe buýt và tuyến đường đến trường của con mình và có thể khiếu nại ngay lập tức việc đón, trả con em mình đi học hoặc về nhà.
Tại Hàn Quốc, giữa tháng 4 năm nay, các nhà chức trách đã đưa ra quy định yêu cầu tất cả các trường học, cơ sở chăm sóc trẻ ban ngày phải lắp đặt hệ thống Phát hiện trẻ ngủ trên xe đưa đón để tránh trường hợp trẻ em ngủ quên, bị bỏ lại một mình trên xe. Trong vòng 3 phút sau khi xe dừng hẳn, tài xế sẽ đi một vòng kiểm tra rồi nhấn nút ở cuối xe.
Hệ thống sau đó tự động phát hiện học sinh còn sót lại nhờ vào các thiết bị được gắn ở cả trong và ngoài xe. Kết quả sẽ được gửi đến điện thoại của tài xế, phụ huynh và quản trị viên tại trường. Trong trường hợp người lái xe không thực hiện các bước kiểm tra, hệ thống cũng sẽ gửi cảnh báo đến cha mẹ học sinh và nhà trường. Ngoài ra, tài xế có thể bị phạt tiền lên tới 130.000 won (khoảng 100,8 USD).
Theo Danviet
Ông Trump dọa không thừa nhận quy chế đặc biệt của Trung Quốc ở WTO
Tổng thống Mỹ đe dọa sẽ không còn để những nước giàu nhưng tuyên bố là nước đang phát triển để tránh các quy định của WTO và nhận đối xử đặc biệt.
"WTO đang đổ vỡ khi những nước GIÀU NHẤT tuyên bố là nước đang phát triển để tránh các quy định của WTO và nhận đối xử đặc biệt. KHÔNG còn chuyện đó nữa", ông Trump viết trên Twiiter.
Trong một bản ghi nhớ, nhà lãnh đạo Mỹ chỉ đạo Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer ngừng đối xử các nước tự nhận mình là các quốc gia đang phát triển nếu Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) không đưa ra các sửa đổi trong vòng 90 ngày.
Theo Straits Times, ghi chú này chủ yếu nhắm vào Trung Quốc, nền kinh tế thứ 2 thế giới nhưng luôn khăng khăng là nước đang phát triển để hưởng các lợi ích thương mại không công bằng trong khi đưa ra các cam kết yếu hơn các nước thành viên khác.
Một số quốc gia, nền kinh tế khác cũng bị liệt tên trong danh sách này bao gồm Singapore, Brunei, Hong Kong, Kuwait, Macao, Mexico, Qatar, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Các nền kinh tế này đều có GDP vào hàng cao nhất của thế giới hoặc là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nhưng cũng như Trung Quốc đều tự nhận mình là quốc gia đang phát triển.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: EPA-EFE)
"Khi các nền kinh tế giàu có nhất tuyên bố mang trong mình vị thế của các nước đang phát triển, họ không chỉ gây hại cho các nền kinh tế phát triển khác mà còn cả các nền kinh tế thực sự cần đối xử đặc biệt và khác biệt", bản ghi nhớ nhấn mạnh.
Theo WTO, tổ chức này không xác định những gì cấu thành một quốc gia phát triển hoặc đang phát triển mà cho phép các quốc gia tự quyết định chọn 1 trong 2. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên khác có thể thách thức các quốc gia được gắn danh xưng đang phát triển.
Tự xếp loại đang phát triển, Bắc Kinh và các quốc gia khác được hưởng các quyền lợi đặc biệt và khác biệt như được miễn các yêu cầu tự do hóa thương mại nhất định, duy trì các chính sách bảo hộ về thuế quan và trợ cấp nông nghiệp trong các cuộc đàm phán thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể áp đặt mức thuế quan cao hơn với hàng hóa nhập khẩu từ các nền kinh tế phát triển hơn.
"Mỹ sẽ dành tất cả các nguồn lực cần thiết để thay đổi cách tiếp cận của WTO đối với các nước tự nhận đang phát triển để các nền kinh tế tiên tiến không còn lợi dụng những lợi ích không chính đáng dù có những bằng chứng rõ ràng về sức mạnh kinh tế của họ", bản ghi nhớ có đoạn.
Chính quyền Trump thường xuyên kêu gọi cải cách WTO và phàn nàn tình trạng lạm dụng danh xưng "đang phát triển" của các nước thành viên, nhưng bản ghi nhớ hôm 26/7 là hành động mạnh mẽ nhất của Mỹ từ trước tới nay để văn bản hóa những chỉ trích "suông" trước đây.
Mỹ trong nhiều năm qua liên tục khẳng định việc WTO cho Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới hưởng các đặc quyền hỗ trợ của các nước đang phát triển là phi lý. Washington cho rằng các ưu đãi mà Trung Quốc đang được hưởng giúp nước này trợ cấp cho các ngành công nghiệp trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước, phân biệt đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài và là nhân tố tạo điều kiện cho Bắc Kinh ép buộc các doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ nếu muốn đặt chân vào thị trường của nước này.
"Quốc gia đã hạ cánh được cả tàu vũ trụ xuống vùng tối của Mặt Trăng nhưng lại muốn được đối xử giống như những nước thành viên nghèo nhất của WTO", Dennis Shea, Đại sứ Mỹ tại WTO phát biểu tại trụ sở Geneva hồi đầu tháng 3.
Tuy nhiên, trong tuyên bố đưa ra hồi đầu tháng 4, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong khẳng định vị trí của Trung Quốc trong WTO là hết sức rõ ràng: Trung Quốc là nước đang phát triển của thế giới.
"Chúng tôi không né tránh các trách nhiệm quốc tế và sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ trong WTO tương tích với mức độ phát triển kinh tế và khả năng của Trung Quốc. Thực tế là chúng tôi đang làm đúng như vậy và sẽ tiếp tục làm vậy. Song song với đó, chúng tôi sẽ làm việc cùng các quốc gia khác để bảo vệ vững chắc các quyền cơ bản của chúng tôi, nói lên tiếng nói chung và bảo vệ lợi ích phát triển của chúng tôi", ông Cao nhấn mạnh.
Tại Diễn đàn Bắc Ngao ở Hải Nam cuối tháng 3, cựu thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc Zhou Xiaochuan thừa nhận rằng không phải tất cả các chỉ trích của Mỹ đều là sai trái, nhưng nhấn mạnh đang có những hiểu nhầm giữa các thành viên WTO về hành vi thương mại của Trung Quốc.
Bà Dennis Shea nói cần phải có những quy chuẩn nhất định đặt ra để quy định một nước đáp ứng yêu cầu của một nước đang phát triển hay không. Theo bà Shea, một quốc gia nên bị tước danh xưng là nước đang phát triển nếu là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), là thành viên của nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20), được Ngân hàng thế giới xếp vào nhóm có thu nhập cao và chiếm nhiều hơn 0,5% hoạt động thương mại toàn cầu.
Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển khác như Ấn Độ, Nam Phi bác bỏ đề xuất này. Họ thậm chí còn đệ trình một văn bản lên WTO, trong đó đề cập tới việc Mỹ và các nước phát triển hưởng lợi từ các quy định của WTO trong các lĩnh vực nông nghiệp, dệt may và quyền sở hữu trí tuệ.
(Nguồn: Straits Times)
SONG HY
Theo VTC
Tên lửa rơi, hàng trăm người chết: Chiến đấu cơ Mỹ sản xuất ném bom? Lực lượng Libya do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn nói quốc gia Ả Rập dùng chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất để gây ra vụ ném bom kinh hoàng hôm 3.7. Đợt không kích hôm 3.7 khiến hàng trăm người thương vong. Theo CNN, Fathi Bashaagha, Bộ trưởng Nội vụ của Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA), nói trên...