Đây là 5 nâng cấp thay đổi hiệu năng máy tính rõ rệt nhất
Sau một thời gian sử dụng, bạn có thể muốn nâng cấp máy tính để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong học tập, công việc.
Tuy nhiên, việc ưu tiên lựa chọn thành phần nào để nâng cấp là không dễ. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách chọn thành phần trong máy để nâng cấp sao cho hiệu quả, phù hợp với công việc của bạn nhất.
1. Tại sao nên nâng cấp RAM?
Việc thay hoặc gắn thêm RAM là phương pháp nâng cấp dễ tiếp cận nhất khi vừa có giá phải chăng, dễ thực hiện và không đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên sâu. Không chỉ PC, một số loại laptop cũng có thể nâng cấp RAM.
Theo MakeUseOf, nâng cấp RAM sẽ cải thiện hiệu suất PC đang chạy chậm. Với những tác vụ nặng như chơi game hay biên tập video, càng nhiều RAM thì càng tốt.
Với người dùng cơ bản, có thêm RAM sẽ cho phép máy tính chạy nhiều ứng dụng cùng lúc một cách mượt mà, giữ nhiều tab trình duyệt mở mà không bị reload do thiếu RAM.
Vậy thì máy của bạn cần bao nhiêu RAM?
- 4GB: Con số tối thiểu cho nhu cầu làm việc cơ bản, mở khoảng 10 tab trình duyệt, chỉnh sửa hình đơn giản và xem video.
- 8GB: Bạn sẽ thấy sự cải thiện đáng kể khi RAM 8GB cho phép chạy cùng lúc nhiều phần mềm cơ bản, xử lý khoảng 30 tab trình duyệt, chỉnh sửa ảnh RAW, chơi game nhẹ nhàng…
- 16GB: Dành cho những tác vụ nặng như chơi game, biên tập video, chỉnh sửa hình ảnh chuyên nghiệp…
2. Tại sao nên nâng cấp GPU?
Nếu là một game thủ hoặc làm trong lĩnh vực đồ họa, sản xuất phim chuyên nghiệp, có lẽ bạn nên ưu tiên nâng cấp GPU. Tuy nhiên, chi phí nâng cấp GPU thường sẽ cao hơn RAM.
Sau khoảng 1-2 năm, những tựa game mới sẽ nặng hơn, đòi hỏi sức mạnh xử lý cao hơn. Nếu thực sự muốn một trải nghiệm game đã mắt nhất thì bạn nên nâng cấp GPU lên đời mới hơn.
Ngoài ra, nếu máy tính sử dụng GPU tích hợp, bạn cũng nên cân nhắc gắn GPU rời vì một số phần mềm như Photoshop, Premiere Pro sẽ hoạt động tốt hơn khi có GPU rời. Các dòng GPU tầm trung thường có giá dưới 8 triệu đồng, trong khi một số dòng cao cấp với công nghệ mới có giá trên 10 triệu đồng.
Video đang HOT
3. Tại sao nên nâng cấp ổ cứng?
Có 2 lý do để bạn nâng cấp ổ cứng: muốn lưu nhiều hơn và muốn máy chạy nhanh hơn.
Nếu có nhu cầu lưu trữ lớn, hoặc thường xuyên giải phóng ổ cứng nhưng vẫn nhanh đầy lại thì bạn sẽ cần ổ cứng dung lượng lớn hơn. Một ổ cứng không còn dung lượng trống cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất máy. Ít nhất, hãy giữ 10GB dung lượng trống cho phân vùng cài đặt hệ điều hành.
Với ổ cứng HDD truyền thống, bạn có thể nâng cấp ổ 5400rpm lên 7200rpm (vòng quay/phút) để tăng tốc độ lên một chút.
Tuy nhiên nếu muốn máy tính chạy nhanh hơn đáng kể, hãy chuyển sang ổ cứng SSD. Đây là loại ổ cứng sử dụng bộ nhớ flash thay vì đĩa từ, do đó cho tốc độ nhanh hơn, khả năng hỏng do rơi rớt cũng ít hơn ổ HDD.
Trung bình, ổ cứng HDD 5400rpm cho tốc độ ghi tối đa 100Mbps, ổ 7200rpm cho tốc độ ghi tối đa 150Mbps. Tuy nhiên con số trên với ổ cứng SSD là 500Mbps. Một số dòng cao cấp hơn còn cho tốc độ lên đến hàng Gbps.
Tóm lại, một ổ cứng tốc độ cao sẽ tác động đến toàn bộ hệ thống của bạn, giúp máy khởi động nhanh hơn, bật chương trình nhanh hơn, load game nhanh hơn và phần mềm cũng phản hồi nhanh hơn.
Trong quá khứ, điểm trừ của ổ cứng SSD là dung lượng nhỏ, giá cao. Giờ đây, vấn đề đã được giải quyết phần nào. Các loại ổ SSD 512GB giờ có giá chỉ dao động trong khoảng 2 triệu đồng mà thôi.
4. Tại sao nên nâng cấp CPU?
Khác với những thành phần trên, nâng cấp CPU khó hơn một chút và chi phí cũng không rẻ. Quan trọng hơn, việc lựa chọn không đúng CPU có thể làm bạn không hài lòng.
Bạn có thể truy cập trang cpubenchmark.net để so sánh hiệu năng giữa các mẫu CPU khác nhau. Ngoài ra nếu muốn nâng cấp CPU, hãy chọn một mẫu CPU cao cấp hơn hẳn, hoặc đời mới hơn hẳn vì như thế mới mang đến hiệu năng cải thiện rõ rệt, ví dụ như nâng từ Core i3 lên i5 hoặc i7, hoặc từ đời 7 lên đời 9, đời 10.
Cũng cần lưu ý rằng nâng cấp CPU rất tốn kém, và có thể bạn phải nâng cấp luôn bo mạch chủ nếu socket không tương thích. Ngay cả khi bo mạch tương thích, bạn cũng cần chú ý nâng cấp BIOS để CPU hoạt động một cách tốt nhất.
Cuối cùng, nếu cảm thấy toàn bộ hệ thống đã cũ và nâng cấp nhiều bộ phận sẽ rất đắt, bạn có thể cân nhắc mua máy tính mới.
5. Nâng cấp phần mềm thì sao?
Đa số phần mềm trên PC hiện nay được thiết kế cập nhật tự động. Nếu không, bạn có thể kiểm tra và cập nhật cho phần mềm.
Đa phần bản cập nhật phần mềm sẽ sửa lỗi, vá các lỗ hổng bảo mật. Tuy nhiên nếu là bản cập nhật bổ sung tính năng mới, phần mềm sẽ nặng hơn và sử dụng nhiều tài nguyên hơn.
Với hệ điều hành cũng vậy. Một bản cập nhật lớn với nhiều tính năng mới sẽ khiến hệ điều hành nặng hơn. Vì vậy phần cứng PC cũng cần được nâng cấp để đáp ứng cho phần mềm.
6. Còn gì khác để nâng cấp?
Bo mạch chủ là thành phần khó nâng cấp nhất vì chúng cần tương thích với mọi linh kiện khác, nếu không bạn sẽ cần mua luôn linh kiện mới. Do đó, nâng cấp bo mạch chủ chỉ phù hợp khi bạn ráp máy mới.
Nếu là nhiếp ảnh gia, biên tập video thì ngoài nâng cấp RAM, một màn hình chất lượng cao sẽ hỗ trợ cho công việc tốt hơn.
Bạn có thể sử dụng website PC Part Picker để kiểm tra và chọn được linh kiện nâng cấp tương thích với bộ máy đang có.
Phúc Thịnh
Bạn còn nhớ thảm hoạ Red Dead Redemption 2 trên PC? Đây là lý do mà game chuyển hệ từ console thường lỗi sấp mặt
Nhiều anh em thích và trung thành với nền tảng PC đều đã từng trải qua cảm giác đợi tựa game yêu thích ra mắt trên console được chuyển sang PC.
Mà ngặt nỗi sau khi chuyển sang thì game lại gặp quá nhiều lỗi. Một số tựa game điển hình là Red Dead Redemption 2, Batman: Arkham Knight và Dark Souls khi chuyển sang PC đều có rất nhiều "phốt". Trong bài này, mình sẽ giải thích lý do vì sao nhiều tựa game bom tấn dễ gặp lỗi, bug khi chuyển sang nền tảng khác.
Nhà phát triển game không đủ sức để làm trên cả hai nền tảng
Các bạn có biết rằng đề có được một tựa game AAA thì phải thông qua rất nhiều giai đoạn và các công ty khác nhau không. Nhà phát triển game thực hiện các công đoạn phát triển ý tưởng, làm đồ họa, lập trình cho game, ... Còn nhà phát hành thì sẽ xử lý các vấn đề về tài chính, phân phối, quảng bá, các loại giấy phép phát hành,... cho game.
Đối với các nhà phát triển có quy mô nhỏ, nếu họ không đủ nhân lực để "gánh" hết tất cả công việc thì sẽ thuê thêm một công ty thứ 3 để phụ giúp. Vì nhà phát triển ban đầu sẽ tập trung làm game cho riêng một nền tảng nên sẽ không chú ý vấn đề lập trình như thế nào để chuyển sang nền tảng khác không bị lỗi. Công ty thứ 3 này thường sẽ nhận trách nhiệm chuyển game từ console sang PC từ hàng đống dòng code game ban đầu và có xuất hiện lỗi hay không thì cũng khó mà biết trước được các bạn ạ. Và nếu nhà phát hành yêu cầu phải chuyển nhanh để kịp ra mắt cùng lúc với console thì khả năng game "nát" là khó tránh được.
Giao diện người dùng (UI) và phần cứng của PC không thống nhất
Khi làm game cho console, các nhà phát triển chỉ cần làm chung cho một loại cấu hình duy nhất, không cần phải suy nghĩ tối ưu cho nhiều cấu hình khác nhau. Đến khi chuyển game lên PC, họ phải cân đo đong đếm hàng triệu combo kết hợp giữa CPU, GPU, RAM, ổ cứng và cả kích thước màn hình khác nhau. Dù các hãng làm game có thể thống nhất với các hãng card màn hình để tối ưu hóa cho game của họ nhưng vẫn còn rất nhiều tình huống khác nhau cần phải tính toán nên rất là phải nói là rất đau đầu các bạn ạ.
Bởi vì việc chuyển đổi nền tảng có quá nhiều rủi ro nên số lượng lỗi cũng từ đó mà tăng lên, các bạn có thể gặp nhiều lỗi từ lớn đến nhỏ về âm thanh, độ phân giải màn hình, giới hạn mức fps, độ chi tiết trong game thấp, không chạy nổi khi bật nhiều hiệu ứng hay các vấn đề khi chơi multiplayer online.
Bên cạnh vấn đề phần cứng, giao diện và cách điều khiển của PC cũng khác so với console. Trong khi console sử dụng tay cầm chỉ có số lượng nút nhất định thì PC lại có bàn phím và chuột thì cũng cả trăm nút để tùy chỉnh. Vấn đề điều khiển và giao diện này cũng đã từng xuất hiện trên các tựa game nổi tiếng như Skyrim hay Borderlands. Và tất nhiên nhà phát triển cũng khá vất vả để có thể sửa được.
Thiếu thời gian và ngân sách
Vấn đề này xuất hiện cũng là từ các nguyên nhân bên trên các bạn ạ. Nhà phát hành thì thúc ép vì ra mắt game trễ làm lỗ vốn còn nhà phát triển thì thiếu thời gian để làm game cho hai nền tảng. Đến khi game ra mắt thì bị lỗi và cắt giảm tính năng. Một số trường hợp nổi tiếng có thể kể đến là tựa game Pro Evolution Soccer (PES) của Konami có đồ họa tệ hơn phiên bản console rất nhiều. Dead or Alive 5: Last Round bản PC dù ra mắt trễ hơn console vài tháng nhưng thiếu rất nhiều tính năng và đặc biệt là không có chế độ multiplayer luôn. Còn bản Nioh được bán trên Steam thì lại thiếu ổn định và thậm chí là không hỗ trợ chuột nữa anh em ạ.
Các công cụ chống vi phạm bản quyền có thể làm giảm hiệu suất và các tính năng
Chắc hẳn anh em ai cũng biết rằng việc crack, sử dụng hack, tải game lậu là chuyện "bình thường như ở huyện" khi chơi game trên nền tảng PC đúng không nào. Vì vậy, các nhà phát hành luôn thêm các công cụ chống vi phạm bản quyền (DRM) vào các bản game để bảo vệ công sức của mình. Nếu bạn chưa biết DRM là gì thì đây là một chương trình không cho phép bạn copy, chia sẻ các nội dung bản quyền trên mạng. Ngoài ra, những lúc bạn chơi game "lậu" và không chơi được chế độ multiplayer là do DRM chặn chứ không phải là lỗi game đâu.
Tuy nhiên, khi các bạn chơi Assassin Creed thông qua Steam thì sẽ thấu hiểu sự phiền phức của DRM. Ubisoft bắt buộc toàn bộ người chơi phải liên kết tài khoản Uplay khi mua game, lúc mua được rồi thì có thể bị lag hoặc không thể chơi do máy chủ quản lý DRM của Ubisoft không ổn định rồi không cho bạn chơi game luôn. Ngoài ra, nếu bạn không có Internet thì cũng sẽ không được chơi vì không kết nối được với máy chủ để xác định bạn có bản quyền. Sau này, hệ thống Denuvo ra đời để thay thế các chương trình DRM cũ và dùng mã để xác định bạn có đang chơi "lậu" hay không. Điểm "xịn sò" của Denuvo là không bắt chúng ta có phải có mạng mới được chơi game nữa các bạn ạ, nó chỉ làm game lag hơn vì bắt ổ cứng (cả HDD và SSD đều bị) hoạt động hết công suất thôi.
Đơn giản vì nhà phát triển và phát hành đều không quan tâm nền tảng PC
Bởi vì một số thể loại game như bắn súng góc nhìn thứ ba, đua xe và thể thao luôn bán chạy trên console hơn PC nên nhà phát hành và cả nhà phát triển game đều không quá quan tâm nền tảng PC nữa. Ví dụ như tựa game Batman: Arkham City chỉ bán được khoảng nửa triệu bản trên PC nhưng lại có danh số 5,5 triệu bản trên hệ máy PS3 và 4,7 triệu trên Xbox 360. Rõ ràng, nhà phát triển đã có lời trên hệ máy console rồi, đâu việc gì họ phải đầu tư cho bản PC nữa. Thậm chí nhà phát triển WB Montreal còn thông báo rằng sẽ ngừng vá lỗi của Batman: Arkham City và chỉ tập trung làm các bản DLC để bán cho game thủ thôi.
Các game chuyển từ console lên PC gặp nhiều lỗi đã quá quen thuộc, và dường như các hãng làm game cũng không quá quan tâm khắc phục tình trạng này. Nếu để ý thì năm nào cũng sẽ có một game AAA chuyển từ console sang PC dính "phốt" các bạn ạ. Ngoài 5 lý do bên trên thì bạn còn biết nguyên nhân nào nữa không, hãy bình luận bên dưới cho chúng mình biết nhé.
Theo gearvn
"Mổ bụng" Forgamer RA400/500 - Bộ nguồn tầm trung giá rẻ hiệu năng tốt Bộ nguồn Forgamer RA400 / RA500 có chất lượng ổn với giá tiền bỏ ra, thích hợp cho những bộ máy tính chiến game tầm trung bình - rẻ. Với những bộ máy tính chiến game khoảng 10 - 15 triệu đồng thì hầu hết số tiền sẽ được tập trung vào các linh kiện quan trọng là CPU, VGA và RAM. Tiếp...