Đây là 3 vết bớt gây nguy hại cho trẻ, ngay khi phát hiện bố mẹ nên đưa con đi kiểm tra ngay đề phòng bệnh nguy hiểm
Trên cơ thể trẻ con có những vết bớt tự sinh ra và tự mất đi. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những vết bớt lạ không những gây mất thẩm mỹ mà còn gây ra những căn bệnh nguy hiểm, bố mẹ cần lưu ý.
Đối với nhiều phụ huynh, những vết bớt trên người trẻ con không phải là quá xa lạ. Phổ biến nhất chính là bớt màu xanh mà mọi người thường thấy ở trên mông trẻ sơ sinh. Trong y học, bớt này được gọi là bớt Mông Cổ. Khi phôi thai phát triển, có những tế bào biểu bì tạo sắc tố (Melanocytes) sẽ được chuyển từ trung tâm thần kinh xuống lớp biểu bì. Khi nhiều tế bào cùng tụ lại tại lớp hạ bì thì sẽ tạo thành vết bớt xanh như các mẹ vẫn thường thấy.
Đây là những vết bớt khỏe mạnh, về cơ bản thì đa số trẻ Châu Á đều có. Chúng thường nằm rải rác ở dưới thắt lưng, eo và có kích thước, hình dạng không cố định. Tuy nhiên, khi em bé lớn lên những vết bớt này sẽ từ từ mờ dần và biến mất hoàn toàn. Ngoài những bớt Mông Cổ thường thấy thì các chuyên gia sức khỏe cho rằng có 3 vết bớt nguy hiểm hay xuất hiện trên cơ thể của trẻ em. Khi gặp những bớt này, bố mẹ cần phải chú ý nhiều hơn vì có thể là mầm mống của những căn bệnh ác tính.
Bớt cà phê
Đúng như tên gọi của nó, khi trên da xuất hiện những đốm màu nâu sậm thì đó gọi là bớt cà phê. Kích cỡ của những vết bớt này không cố định, và cũng có nhiều trạng thái khác nhau. Khi đứa trẻ lớn lên thì những vết bớt cũng phát triển theo. Nếu như bố mẹ nhìn thấy những vết này xuất hiện trên cơ thể của trẻ thì đừng chủ quan, có khả năng đó là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm như đặc biệt là u xơ thần kinh. Các chuyên gia sức khỏe cho biết, những triệu chứng đầu tiên của bệnh u xơ thần kinh có thể phát hiện từ khi còn nhỏ là những vết bớt màu cà phê, hoặc da có nhiều tàn nhang ở vùng nách. Tốt nhất là nên đến bệnh viện để kiểm tra, tránh trường hợp rủi ro xảy ra.
Video đang HOT
U máu là một bệnh lý mạch máu thường gặp ở trẻ em. Đó là một khối u lành tính được cấu tạo bởi nhiều mạch máu phát triển quá mức hợp lại tạo thành, thường xuất hiện dưới dạng một nốt sáng đỏ có bề mặt giống quả dâu tây. U máu có loại cơ bản là u mao mạch, u dạng hang và u hỗn hợp. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trong cơ thể miễn là tại vị trí đó có nhiều mạch máu. Nhưng thường thì u máu xuất hiện ở da là chủ yếu. Chỉ một phần nhỏ xuất hiện trong nội tạng. U máu thường ít khi gây ra biến chứng. Vì chúng tự biến mất đi khi trưởng thành. Ít trường hợp tồn tại và phát triển to lên. Nhưng cũng có một số trường hợp ngoại lệ là tồn tại một khối u thật sự. Các chuyên gia cho biết, trong giai đoạn đầu, u máu sẽ nhỏ lại một cách đáng kể với các thuốc điều trị, nhưng nếu như trong thời gian dài không có tiến triển, bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện để kiểm tra để tránh gặp phải những căn bệnh khác.
Nốt ruồi sắc tố
Trong 3 loại bớt thì nốt ruồi sắc tố là nguy hiểm nhất. Thông thường, mọi người sẽ thấy việc có nốt ruồi trên da là rất bình thường. Tuy nhiên, bố mẹ cần kiểm tra kỹ trên cơ thể của trẻ, nốt ruồi sắc tố thường là những đốm có màu sắc khác với những nốt ruồi khác. Nếu một nốt ruồi không thay đổi theo thời gian thì không có gì đáng để lo lắng, nhưng nếu ngày qua ngày chúng có những dấu hiệu khác thường thì phải đến bác sĩ để kiểm tra gấp. Rất nhiều người phát hiện bị ung thư đều từ nốt ruồi. Theo các chuyên gia, ung thư từ nốt ruồi rất nguy hiểm, phát triển nhanh, di căn nhanh, gây ung thư thứ phát ở gan, xương, phổi, não và hệ thống hạch. Nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời ngay từ lúc nốt ruồi bắt đầu chuyển sang ác tính thì tỷ lệ khỏi bệnh khá cao.
Nguồn: Sohu
Tràn lan thông tin cá, thịt bò nhiễm sán: Cẩn trọng khi lựa chọn thông tin trên mạng xã hội
Những thông tin về các loại thực phẩm như cá, thịt bò, lươn, gà... cũng có thể chứa sán, nếu chẳng may ăn vào người thì có thể gây các bệnh nguy hiểm đang khiến nhiều người hoang mang.Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu về thực phẩm, người tiêu dùng nên thông minh khi lựa chọn thông tin trên mạng xã hội.
Mới đây trên các trang mạng xã hội, một số thành viên trên một diễn đàn có chia sẻ những bức ảnh miếng thịt cá rô đồng lúc nhúc toàn sán bò nghoe nguẩy khiến người xem phải rùng mình.
Gieo rắc hoang mang
Cụ thể như tài khoản Facebook N.T chia sẻ trên trang cá nhân với nội dung: "Chết khiếp!!! Cá cũng nhiễm sán rồi giờ ăn gì để sống đây. Chỉ lo các con đi học ăn không đảm bảo. Sợ quá! Giờ thịt lợn có sán, cá cũng có sán, lươn cũng có luôn. Mọi người ơi hạn chế ăn ở ngoài thôi chứ đọc biến chứng sán lên não thì thôi chắc em không muốn ăn gì nữa...". Cùng với dòng chia sẻ trên là một loạt hình ảnh và video được tài khoản N.T đăng tải để minh họa cho thông tin trên.
Bài viết trên nhanh chóng được lan rộng trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt. Hàng nghìn lượt chia sẻ và bình luận thu hút sự chú ý của các bà mẹ nội trợ khi thời gian gần đây đang nóng vụ việc hàng trăm trẻ mẫu giáo ở Bắc Ninh nhiễm sán. Thậm chí một số Fanpage còn tự nêu nguyên nhân khiến cá có sán là cá đã ăn lợn chết bị nhiễm sán nên cá bị nhiễm sán theo.
Một số hình ảnh đăng tải thông tin cho rằng cá, lươn cũng nhiễm sán
Không chỉ có thế, trước đó vài ngày một bà mẹ trẻ cũng lên mạng xã hội than phiền việc thịt bò nhiễm sán khi chính chị thái thịt ra chuẩn bị làm đồ ăn cho con. Rất nhiều bình luận chứa đầy cảm xúc lo sợ của hội chị em được đăng lên: "Biết ăn cái gì cho sạch sẽ không lo bị bệnh bây giờ đây?"; "Mình ở quê cũng từng bắt cá đồng về thấy có sán như này rồi, ăn rau cũng dễ nhiễm sán thôi nếu không chú ý vệ sinh"; "Chẳng lẽ ăn trứng gà trứng vịt trong mấy tháng tới"; "Sợ quá, ăn cũng chết mà không ăn cũng chết, giờ đi chợ phải làm sao"...
Cần bình tĩnh trước những tin đồn thất thiệt
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, khi chưa có bất cứ thông tin xác minh chính thức nào từ cơ quan có thẩm quyền, việc các cá nhân cũng như tổ chức tự do sử dụng hình ảnh và gán ghép thông tin một chiều đã gây hoang mang dư luận. Nhất là trong bối cảnh mà vấn đề an toàn thực phẩm đang rất nóng như hiện nay, việc tung thông tin thiếu chính xác còn gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới người nông dân vốn đang làm ăn chăn nuôi.
Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết: "Trong cá,thịt bò, thịt gà...cũng có khả năng nhiễm sán, tuy nhiên tỉ lệ là không nhiều. Hơn nữa nếu các loại thực phẩm này nhiễm sán thì chỉ cần nấu chín là có thể diệt được sán, người ăn phải cũng không vấn đề gì. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã có những phác đồ điều trị sán hiệu quả nên bà con không cần quá lo lắng".
Ông cũng cho rằng việc, trong thời đại công nghệ số, người tiêu dùng cần thông minh hơn trong việc lựa chọn thông tin trên mạng xã hội. "Qua thông tin báo chí, tôi được biết riêng chỉ trong tháng 3, đã có ít nhất 4 người bị triệu tập, thậm chí có người bị phạt vì đăng các thông tin liên quan đến dịch heo bệnh trên Facebook. Hơn nữa, từ trước đến nay cũng đã có rất nhiều trường hợp tung thông tin đồn thất thiệt các vấn đề về thực phẩm và đã bị pháp luật xử lý", ông Thịnh cho hay.
Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh đưa ra lời khuyên dành cho người dân, đặc biệt là các bà nội trợ lúc này vẫn nên đặc biệt chú trọng việc lựa thức ăn sống tươi sạch, không nên quá lo lắng mà cắt bỏ hoàn toàn thịt cá khỏi bữa cơm, luôn ghi nhớ việc ăn chín uống sôi để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm qua đường ăn uống.
K.T
Theo laodongthudo
Bình Phước từng dập tắt ổ bệnh sán dây lợn như thế nào? Trước thực trạng hàng trăm em học sinh ở huyện Thuận Thành, Bắc Ninh nhiễm bệnh sán dây lợn được phát hiện gây hoang mang dư luận những ngày qua, chúng tôi đã tìm hiểu kinh nghiệm ứng phó căn bệnh nguy hiểm của tỉnh Bình Phước - địa phương mà giữa năm 2018, đã phát hiện ổ dịch bệnh sán dây lợn...