Đây không chỉ là món ăn nhiều người yêu thích, mà còn là “vị thuốc thần” chữa bệnh
Chân gà từ lâu đã trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhất là các bạn trẻ. Nó còn có tác dụng chữa bệnh, được xem là “vị thuốc thần mà ít người biết.
Chân gà từ lâu đã là một món ăn được ưa chuộng trên thế giới – đặc biệt là tại châu Á. Tại Việt Nam, những năm trở lại đây, chân gà trở thành một trong những món ăn được yêu thích của giới trẻ. Không chỉ là mồi ngon trên bàn nhậu cho cánh mày râu, mà nó còn trở thành món ăn vặt khoái khẩu của nhiều chị em phụ nữ.
Theo các nhà khoa học, chân gà rất giàu collagen. Mức độ collagen tự nhiên trong chân gà cũng tương tự lượng collagen có trong rau xanh và trái cây. Đây là chất giúp hỗ trợ da tạo tế bào mới thay cho những tế bào chết, từ đó giúp duy trì sức khỏe, độ đàn hồi và sự trẻ trung của làn da.
Bên cạnh đó, thành phần collagen trong chân ga còn co tac dung như thuôc ha huyêt ap loai ưc chê men chuyên. Theo nghiên cưu cua cac nha khoa hoc Nhât Ban tai Đai hoc Hirosima va Trung tâm nghiên cưu phat triên Nippon Meat Packers đa tim thây 4 loai protein tư collagen trong chân ga co kha năng kiêm soat huyêt ap khi thư nghiêm trên chuôt sau 4 giơ băt đâu co hiêu lưc, sau 8 giơ huyêt ap giam nhiêu nhât.
Chân gà không chỉ là thực phẩm thơm ngon mà còn là vị thuốc tốt cho sức khỏe.
Các nghiên cứu khoa học còn phát hiện trong chân gà có rất nhiều acid hyaluronic và chondroitin sulfate, 2 chất này đều mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Trong đó, acid hyaluronic có tác dụng duy trì độ ẩm và ngăn ngừa lão hóa cho làn da vô cùng hiệu quả. Còn thành phần chondroitin sulfate giúp sụn giữ nước, qua đó cho thấy vai trò của nó trong điều trị các bệnh về xương khớp và các vấn đề về khớp khác.
Trong Đông y, từ xa xưa, chân gà đã được sử dụng làm bài thuốc chủ trị được nhiều chứng bệnh khác nhau. Chân gà hay còn gọi kê cân, có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dưỡng cao, mạnh sinh lực, cường gân cốt. Chân gà thường được ninh cao, chế biến thành chế phẩm làm tăng cường sụn khớp.
Video đang HOT
Ngoài ra, trong da chân gà còn chứa một số loại acid amin tốt cho sức khỏe khác như: prolin, glycin, hydrosiprolin, argynin, glycin… Theo các bác sỹ, nhiều dưỡng chất trong chân gà còn mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe của nướu. Các mô liên kết và sụn có chứa collagen, axit amin và một số chất tạo gelatin, những chất giúp cải thiện sức khỏe của nướu răng rất tốt.
Một số bài thuốc từ chân gà có thể kể đến như:
- Chân gà hầm lá ngải: Chân gà, rau ngải cứu, đậu xanh, gừng tiêu, hành ngò gia vị vừa đủ hầm ăn tuần vài lần. Công dụng: Trị chứng kinh nguyệt không đều, đau bụng, rong kinh, tỳ hư tiết tả, lỵ, ăn kém rất hiệu quả.
- Chân gà vịt hầm đu đủ: Chân gà mới lớn, đu đủ ương, hành ngò, hạt tiêu, ớt, gia vị vừa đủ hầm ăn. Công dụng: chữa chứng hư nhược, sản phụ thiếu sữa, người lớn lưng gối yếu đau mỏi, trẻ em còi chậm phát triển rất tốt.
- Chân gà ninh nhừ với tôm tươi để nguyên vỏ lấy nước nấu cháo cho trẻ nhỏ ăn hàng ngày để chữa chứng thiếu máu, thiếu canxi, suy dinh dưỡng rất tốt.
- Da chân gà đốt thành than sau đó tán bột mịn rắc lên vết thương là bài thuốc cầm máu cực kỳ tốt.
Ô nhiễm không khí có thể làm tăng tỷ lệ tử vong vì Covid-19
Tiến sĩ Maria Neira, thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cảnh báo, các nước ở khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao như Châu Mỹ Latinh, Châu Phi và Châu Á nên tăng cường chuẩn bị để đối phó với tình hình phức tạp của Covid-19.
Một nghiên cứu của Đại học Havard (Mỹ) cho thấy, tỷ lệ tử vong vì Covid-19 tăng khoảng 15% ở những khu vực có sự tăng (dù rất nhỏ) về mức độ ô nhiễm không khí trong những năm gần đây. Theo báo cáo từ Đại học Havard, tỷ lệ tử vong vì Covid-19 ở một khu vực cao khi mật độ dân số và nồng độ bụi mịn PM2.5 trong không khí cao.
Bụi là hỗn hợp các hợp chất dạng rắn hoặc lỏng bay trôi nổi trong không khí, các hợp chất có trong bụi còn được gọi chung là Particulate Matter - ký hiệu PM. Bụi mịn PM2.5 có đường kính nhỏ hơn 2.5 m (2.5 micro mét) nên được gọi là PM2.5. Theo các nghiên cứu, PM2.5 gây ra các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và ung thư phổi.
Các nhà khoa học cho rằng, cần nhiều thời gian và nghiên cứu hơn để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng từ ô nhiễm không khí lên tỷ lệ tử vong vì Covid-19. Tuy nhiên, giáo sư Annette Peter, Trưởng khoa Dịch Tễ học - Đại học Ludwig Maximilian (Đức) cho biết, phát hiện mới này phù hợp với các báo cáo trước đó về những ca tử vong liên quan đến ung thư phổi.
Tiến sĩ Neira cho biết thêm, kết quả của nghiên cứu này đã góp thêm giả thuyết mới về một yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của Covid-19. Tác giả của báo cáo, Giáo sư Francesca Dominici (Italia) cho biết: "Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ giúp mọi người ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt trong bối cảnh các nhà chức trách dự kiến nới lỏng các quy định về ô nhiễm vì đại dịch Covid-19."
Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố trên Science Direct hồi đầu tháng 4 cũng cho thấy mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và tỷ lệ tử vong vì Covid-19 ở Italia. Theo đó, các nhà nghiên cứu từ Đại học Siena (Italia) và Đại học Arhus (Đan Mạch) đã phát hiện, ở các khu vực phía bắc Italia như thành phố Bologna và Emilia Romagna, tỷ lệ tử vong do Covid-19 khoảng 12% trong khi tỷ lệ này ở những khu vực khác chỉ khoảng 4.5%.
Ảnh minh họa
Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này. Có thể do cách mỗi vùng ghi nhận những ca tử vong và nhiễm bệnh hoặc hai vùng này có dân số tương đối già. Ngoài ra, miền Bắc Italia là thủ phủ công nghiệp của nước này và đây cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng. Nghiên cứu cũng chỉ ra, mức độ ô nhiễm không khí cao ở miền bắc Italia nên được xem là một nguyên nhân bổ sung cho tỷ lệ tử vong cao vì Covid-19 ở khu vực này.
Trong khi đó, tại Philippines, Giáo sư Cesar Bugaoisan cho biết, dữ liệu sơ bộ thu thập được cho thấy, hầu hết các bệnh nhân tử vong vì coronavirus ở quốc gia này đều có những bệnh nền liên quan đến ô nhiễm không khí.
Dữ liệu từ WHO cho thấy, mỗi năm có khoảng 7 triệu ca tử vong trên toàn thế giới vì ô nhiễm không khí. Hơn 90% dân số thế giới sẽ sống chung với ô nhiễm không khí khi mức độ ô nhiễm đang ngày càng nghiêm trọng. Theo một báo cáo được công bố vào năm ngoái của Ngân hàng thế giới (WB), một số khu vực đang chịu ảnh hưởng nặng bởi ô nhiễm không khí là Nam Á, Trung Đông, Bắc Phi và các khu vực gần sa mạc Sahara. Ngoài ra, theo báo cáo của WHO và Liên Hợp quốc, các thành phố ở Chile, Brazil và Mexico cũng có mức độ ô nhiễm không khí đáng báo động.
"Khi ô nhiễm không khí làm hỏng đường hô hấp và mô phổi thì khả năng bệnh nhân vượt qua virus SARS-CoV-2 sẽ rất thấp".
Giáo sư Srinath Reddy, Chủ tịch Quỹ Y tế Công cộng Ấn Độ
Báo cáo chất lượng không khí thế giới 2019 cho thấy, nhiều thành phố ở Ấn Độ có mức ô nhiễm không khí vượt mức cho phép. Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 22/4, Ấn Độ đã ghi nhận 645 ca tử vong vì Covid-19. Bác sĩ SK Chhabra, trưởng Khoa phổi tại Bệnh viện chuyên khoa Primus (Delhi, Ấn Độ) cho biết: "Nếu mức lây lan của virus và số ca tử vong ngày càng tăng, những người mắc bệnh tiềm ẩn vì ô nhiễm không khí chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất".
Sự bùng phát hội chứng hô hấp cấp tính SARS từ năm 2002 - 2004 đã khiến hơn 8.000 người nhiễm bệnh ở 26 quốc gia và gây tử vong gần 800 người. Một nghiên cứu năm 2003 của Đại học California (Los Angeles) cho thấy, người dân ở các khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao, có nguy cơ tử vong vì căn bệnh này cao gấp đôi những người ở các khu vực khác.
Phương Thanh
LƯU Ý: Kiểu ăn phổ biến này ngon nhưng rất hại hệ miễn dịch Các món ăn đậm đà đặc trưng của châu Á, bao gồm Việt Nam có thể gây hại cho hệ miễn dịch của bạn, thứ rất cần phải khỏe mạnh khi đối diện các bệnh truyền nhiễm. Chế độ ăn nhiều muối không chỉ khiến bạn gặp rắc rối với bệnh cao huyết áp mà còn cực lỳ hại cho hệ miễn dịch,...