Dây giữ bí đao nặng nửa tạ trên giàn làm từ chất liệu gì?
Để giữ chặt bí đao khổng lồ (trọng lượng từ 30kg-60kg/ trái), thay vì dùng dây thừng, dây cao su… nhiều nông dân làng Chánh Trạch 1 và Chánh Trạch 2 (xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định) lại chọn rơm nếp 3 tháng.
Bằng bàn tay khéo léo, người dân làng Chánh Trạch 1 và Chánh Trạch 2 (xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định) đan từng cọng rơm nếp thành sợi dây chắc chắn giữ chặt được bí đao “khủng” trên giàn.
Anh Nguyễn Đình Giáo (thôn Chánh Trạch 1, xã Mỹ Thọ) cho biết: “Để giữ chặt 100 trái bí đao “khổng lồ” với trọng lượng trung bình 40kg/ trái là điều rất khó khăn. Ngày trước tôi dùng đủ mọi cách như dây thừng, dây su…. nhưng không hiệu quả nhưng lại khá tốn kém. Vì vậy, nhiều người dân ở đây chọn rơm nếp 3 tháng phơi khô rồi đan thành sợi chắc chắn buộc trên giàn để giữ bí đao”.
Nếp tại làng Chánh Trạch chỉ làm được một vụ trong năm, thường bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến đầu tháng 8 (Âm lịch) nên còn gọi là “nếp 3 tháng”.
Hạt nếp 3 tháng to tròn, hương vị thơm, dẻo, dùng để nấu xôi hay gói bánh chưng, bánh tét đều rất ngon và rơm nếp rất chắc chắn, dẻo dai.
Nếp và bí đao “khổng lồ” là món quà biếu mang bóng dáng quê hương Chánh Trạch. Đặc biệt, nếp 3 tháng dùng để nấu rượu, ủ rượu thì không chê vào đâu được.
Video đang HOT
Khi đồng nếp phát triển đến giai đoạn dậy thì, cả một vùng rộng lớn chung quanh Bàu Chánh Trạch đều thoang thoảng một mùi hương thơm rất đặc trưng.
“Sau khi thu hoạch về và lấy hạt, rơm nếp sẽ được phơi khô và chất thành từng ụ lớn. Khi mùa bí đao đến, tôi chọn những cọng rơm dài, chắc nhất để đan cuộn tròn vào nhau thành sợi. Hai sợi rơm nếp sẽ được cột 4 góc trên giàn và bao quanh trái bí đao với nhiệm vụ duy nhất là giữ chặt bí. Mỗi sợi dây rơm dài khoảng nửa mét, khi bí lớn thì ta nới dây để giữ chặt bí. Tùy theo kích cỡ mà cách nới dây sao cho thích hợp, tránh trường hợp dây lỏng hoặc quá chặt ảnh hưởng đến sự phát triển của trái”- anh Giáo cho hay.
Vì trọng lượng quá “khủng” nên nhiều người dân dùng dây nhựa, dây su…
… và cả dây thừng để giữ chặt bí đao trên giàn
Bí đao có trọng lượng “khủng” treo lủng lẳng trên giàn
Theo anh Võ Ngọc Bình (làng Chánh Trạch 1), cách dùng rơm nếp để buộc chặt bí đao đã có từ lâu đời và được người dân ứng dụng rộng rãi do hiệu quả cao và không tốn chi phí.
“Khi bí đao ra trái (kích thước bằng trái dừa) thì nông dân “đánh” dây rơm để giữ bí và khi bí lớn thì thả dây rơm ra. Điều đặc biệt, dây rơm phải là dây rơm nếp chứ không phải rơm lúa tẻ vì rơm nếp chắc chắn, có sức bền nên dù mưa nắng thế nào chúng cũng chịu được. Đây là vật dụng có sẵn tại địa phương nên không tốn kém mà hiệu quả lại rất cao”- anh Bình cho biết.
Theo Danviet
"Nghệ nhân" chia sẻ cách trồng bí đao khổng lồ nặng nửa tạ mỗi trái
Nông dân tại thôn Chánh Trạch 1 và Chánh Trạch 2 (xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định) được xem là những "nghệ nhân" tạo nên giống bí đao kỷ lục. Bởi, trọng lượng trung bình mỗi trái bí đao tại đây lên đến 30kg-60kg. Để tạo ra bí đao "khổng lồ" là 1 bài toán không hề dễ dàng.
Nhiều năm qua, bí đao "khổng lồ" có trọng lượng trung bình từ 30kg-60kg/trái được trồng nhiều tại thôn Chánh Trạch 1 và Chánh Trạch 2 (xã Mỹ Thọ) với 60 hộ tham gia như nghề truyền thống.
Theo nhiều người dân nơi đây, giống bí đao này đã có từ lâu đời và để có loại nông sản đặc hữu này cũng nhờ vùng đất với thổ nhưỡng kỳ lạ tạo nên. Tại đây, ba bề núi bao bọc, hướng mặt ra biển, đặc biệt bên dưới có được mạch nước ngầm tốt.
Vườn bí đao khổng lồ được nông dân thôn Chánh Trạch 1 và Chánh Trạch 2 (xã Mỹ Thọ) trồng tại vườn nhà.
Với vườn bí đao có 60 trái (trọng lượng 30kg-50kg/trái), bà Trương Thị Phương (thôn Chánh Trạch 1), cho biết: "Vì sao vùng đất tại đây trồng bí đao to như vậy thì chúng tôi vẫn chưa tìm ra nguyên nhân nhưng tôi chắc chắn hiếm nơi nào có thể trồng được. Vì khi chứng kiến bí đao khủng, nhiều người dân lấy hạt về nơi khác để trồng nhưng trái vẫn không to".
Điều kiện bắt buộc để tạo bí đao "khổng lồ" là mỗi dây chỉ để duy nhất 1 trái và "thúc" chúng lớn bằng cách đầu tư mạnh chất dinh dưỡng có sẵn từ địa phương như phân chuồng, xác bánh dầu (xác ép dầu phộng)... trong vòng khoảng 5 tháng.
Một vòng tay người ôm không xuể bí đao khổng lồ.
"Bình quân 150 gốc bí đao thì phải mất khoảng 1 tấn phân chuồng. Giống bí này muốn lớn thì cần chất dinh dưỡng nhiều, còn sau khi gieo hạt chúng tôi chỉ phun thuốc trừ sâu 1 lần. Đặc biệt, khi trồng cần lưu ý không để cây ngập úng, bởi giống bí đao này rất dễ bị thối gốc"- bà Phương cho hay.
Ông Võ Ngọc Bình (thôn Chánh Trạch 1, xã Mỹ Thọ) chia sẻ: "Để bí có trọng lượng khủng, chỉ chọn 1 trái/gốc và chú trọng khâu làm phân, trái này da phải mượt và có khả năng lớn nhanh. Nếu cẩn thận, sau khi làm giàn người trồng cần kỹ lưỡng với nhiều công đoạn từ gieo hạt cho đến khi thu hoạch. Đầu tiên, đào hố thật sâu rồi lấy phân xanh (lá cây) để dưới, lót lớp mỏng phân chuồng lên trên rồi lấp lại, ủ trong vòng 5-10 ngày. Sau đó gieo hạt, khi cây có 2 lá mầm và độ cao chừng 50 cm thì mới đào xung quanh và đưa phân chuồng, xác bánh dầu, rải phân u rê... xuống hố. Khi nách lá có rễ đâm xuống, chúng liền ăn phân đang nằm chực chờ dưới đất nên tươi tốt rất nhanh. Lúc này chỉ cần tưới nước hợp lý (sáng sớm hoặc chiều tối) và chuẩn bị dây để giữ bí đao khỏi bị rớt khỏi giàn chờ ngày thu hoạch".
Mỗi gốc bí đao chỉ để duy nhất 1 trái và được "thúc" lớn bằng chế độ dinh dưỡng cao.
Bí đao "khổng lồ" chỉ làm duy nhất 1 vụ trong năm, từ tháng 11 (âm lịch) đến tháng 3. Không chỉ có ưu thế bởi trọng lượng "khủng", sau khi thu hoạch giống bí đao này có thể để được cả năm không bị hư hỏng.
Theo Danviet
Đã mắt xem bí đao khổng lồ nặng nửa tạ... đu võng Cân nặng lên tới 30kg-60kg/trái, những trái bí đao khổng lồ tại thôn Chánh Trạch 1 và Chánh Trạch 2 (xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định) phải được gia cố thêm bằng những chiếc "võng" tự tạo bằng lưới hoặc dây lạt bện để tránh đứt cuống. Vườn bí đao khổng lồ với 100 gốc của gia đình anh Nguyễn Đình...