Dạy con biết đọc, đợi đến 6 tuổi thì đã muộn
Con trai tôi 2 tuổi đã biết đọc và những cách dạy rất đơn giản này của tôi là để gửi đến những bà mẹ muốn tận dụng trí não thiên tài của trẻ sơ sinh.
Tôi đã từng đọc được ở đâu đó rằng “một đứa trẻ khoẻ mạnh và hạnh phúc là khi nó có được 2 thứ: một bữa ăn ngon và một cuốn sách hay để đọc”. Tôi rất tâm đắc với câu nói này. Không cần dạy con nhiều, cứ cho trẻ tự đọc sách, đọc nhiều, đọc tất cả các thể loại, tự một đứa trẻ sẽ trở nên biết đối nhân xử thế, biết cư xử đúng mực, biết nhân ái biết yêu thương và có một kho kiến thức vô tận. Chuyện đọc của con quan trong như vậy mà nhiều chị em để con 6 tuổi đi học lớp một mới bắt đầu tập đánh vần? Quá muộn.
Con trai tôi 2 tuổi đã biết đọc và cần phải nói rõ, tôi dạy con tập đọc lúc này không hề là “chín ép” mà là “chín đúng”. Trẻ sơ sinh ở giai đoạn 6-24 tháng tuổi có bộ não thiên tài. Đây là thời điểm lý tưởng để trẻ học, đọc và tiếp thu ngôn ngữ, mặt chữ một cách vô cùng tự nhiên và dễ dàng. Nếu bỏ qua giai đoạn vàng này thì quả thật vô cùng lãng phí.
Những cách dạy con tập đọc rất đơn giản này của tôi là để gửi đến những bà mẹ muốn tận dụng trí não thiên tài của trẻ ngay từ giai đoạn sơ sinh.
6 tháng tuổi: bắt đầu cho con làm quen với sách
Khi con được 6 tháng tuổi, tôi bắt đầu đưa bé cầm nắm những món đồ có chữ đầu tiên, đó là những tấm thẻ chữ, thẻ tranh có chữ và vài cuốn sách màu sắc rực rỡ. Trẻ nhỏ tuổi này chưa biết đọc nhưng được nhiên những món đồ này nếu có màu sắc rực rỡ đương nhiên có thể thu hút sự chú ý của trẻ.
Tôi thường đọc cho con nghe nội dung của sách. Nghiên cứu cho thấy rằng giao tiếp bằng lời nói có thể giúp phát triển ngôn ngữ của bé. Đừng bận tâm nội dung của cuốn sách cuối cùng là nói nói về thể thao hay nghệ thuật, điều quan trọng là mẹvà bé có thời gian với nhau, vì điều này giúp trẻ trở nên hứng thú với sách.
Con trai tôi 2 tuổi đã biết đọc và những cách dạy rất đơn giản này của tôi là để gửi đến những bà mẹ muốn tận dụng trí não thiên tài của trẻ sơ sinh. (ảnh minh hoạ)
6-12 tháng: Em bé đã có thể “ăn” các cuốn sách
Video đang HOT
Trẻ sơ sinh ở độ tuổi này, điều thú vị nhất đối với chúng, đó chính là…nhét tất cả mọi thứ vào miệng và tất nhiên, cuốn sách là không ngoại lệ. Thời gian này, tôi dạy con tập đọc bằng cách hay cho con ngồi vào lòng, lấy ra một cuốn sách, tôi đóng sách, mở sách, xoay, lật…làm mọi thứ để con hiểu cách sử dụng một cuộc sách là như thế nào.
1-2 năm: Biến việc đọc sách thành một thói quenKỳ lạ là từ khi con trai tôi được 12 tháng, con không bao giờ có chuyện cầm sách ngược nữa. Các bà mẹ cũng đừng lo con gặm nhấp sẽ làm hỏng sách, chỉ cần chú ý mua những quyển sách giày với giấy bóng làm bằng chất liệu khó thấm nước bọt là được.
Sau khi được “ăn” sách chán chê, trẻ cũng sẽ tự động biết rằng một cuốn sách cũng có thể được sử dụng để làm được rất nhiều thứ khác. Tôi vẫn đọc sách cho con hàng ngày nhưng kết hợp với đó, tôi cho con lật sách thay mẹ. Tôi cũng chỉ vào sách và hỏi con một số từ đơn giản. Chữ “mẹ” đâu, chữ “táo” đâu…Việc làm này ban đầu khá vô ích nhưng rồi bỗng nhiên đến một lúc tôi không mong chờ, con bỗng nhiên chỉ tay vào đúng từ đó.
Đương nhiên, người mẹ cần nhớ, đừng hy vọng con có thể tập trung đọc sách cùng mẹ trong một thời gian dài. Hãy cứ đọc cho con, chơi cùng con hết mức có thể, chất lượng đọc sẽ tốt hơn độ dài của thời gian đọc.
2-3 năm: Đọc lặp đi lặp lại
Trẻ 2 tuổi thích làm theo thói quen, vì vậy, nếu bé không thích đổi truyện khác mà cứ muốn đọc đi đọc lại cùng một câu chuyện, đừng ngạc nhiên và cũng đừng ép buộc bé phải thay đổi. Mẹ có có thể thiết lập một thời gian biểu cố định cho việc đọc. Việc tạo ra một bầu không khí thoải mái để đọc và theo đúng lịch trình cố định sẽ khiến bé quen dần hơn với việc đọc sách và nhận biết mặt chữ.
Một mẹo nhỏ nữa của tôi khi bắt đầu dạy con tập đọc là: Hãy đọc sách cho con nghe trước khi đi ngủ. Việc này không chỉ có thể phát triển một thói quen đọc sách tốt mà còn giúp bé phát triển thói quen ngủ tốt. Nếu việc đọc sách trước khi đi ngủ của trẻ trở thành thói quen, đó sẽ là lợi ích lớn cho cuộc sống sau này của trẻ.
Theo Khampha
Cha mẹ khôn ngoan phải học cách "quát mắng" con
Hãy nhớ rằng, bạn là cha mẹ, nhưng bạn cũng chỉ là một con người bình thường mà thôi, và vì thế bạn cũng có quyền "hét" lên vào những lúc mệt mỏi.
Bài viết là chia sẻ của một ông bố về những điều đã diễn ra với mình và đang lặp lại chính những điều đó với con của anh. Những chia sẻ chân thật này có thể sẽ gợi ý cho các bố mẹ điều gì đó trong việc nuôi dạy con cái của mình:
Tôi đã lớn lên trong ngôi nhà của những tiếng la hét. Cha tôi là một người Ý nóng tính và quát mắng là cách ông "truyền đạt" những suy nghĩ hay cảm nhận của bản thân. Ông sẽ lớn tiếng la mắng khi chúng tôi để đèn sáng trong căn phòng trống, đi chơi về trễ hay khi không ý thức được những điều đã nói ra.
Mẹ tôi cũng là người dễ nổi nóng, chỉ là không thường xuyên như bố mà thôi. Và đôi khi họ cũng lớn tiếng với nhau. Tất nhiên tôi và em trai cũng hét và tranh cãi thường xuyên, đặc biệt là sau giờ học, khi chỉ có hai đứa với nhau.
Tôi chưa bao giờ suy ngẫm kỹ về điều này cho đến khi trở thành một ông bố và chợt nhận ra mình đang quát mắng đứa con trai tuổi chập chững tập đi vì những vấn đề ngô nghê thường ngày của con. Tôi đã nhận thấy điều này rõ ràng qua những câu chuyện ồn ào với con trai mình và khi vợ tôi nói "Hai người đang hét lên với nhau đấy, bình tĩnh nào!"
Tôi đã bắt đầu dừng lại để suy nghĩ lý do và tần suất mình "cao giọng" với con. Tôi không muốn con sẽ lớn lên và bị tổn thương bởi tiếng quát mắng trong cơn giận dữ; và thật chẳng hay ho gì khi nhìn con trai mình co rúm sợ hãi, theo đúng cách tôi đã trải qua lúc còn nhỏ, mỗi khi tôi hét lên với con. Chắc chắn một điều rằng bạn sẽ cảm thấy khó chịu rồi phớt lờ một ai đó khi họ la hét quá nhiều. Và tôi nhận ra la hét không phải một cách giao tiếp hiệu quả trong mọi thời điểm.
Mặt khác, tôi không muốn phải kìm nén cảm xúc và đôi khi tôi đã thấy thật thoải mái khi bố mẹ cũng thể hiện rõ ràng quan điểm với mình. Một lần khi tôi nhận kết quả kém cho bài kiểm tra toán và bị bố mắng, thay vì cảm thấy buồn thì tôi lại hạnh phúc do cảm nhận được sự quan tâm của bố dành cho mình. Và tôi nhận ra, quát mắng không phải luôn luôn xấu.
Nhà tâm lý học, Giảng viên khoa Tâm lý trường Đại học Chicago (Mỹ), Alicia Clark cho biết: "Cha mẹ cũng là con người và chúng ta trải nghiệm những cảm xúc bình thường rất "con người" đó. Đôi khi những cảm xúc đó kết hợp với sự mệt mỏi của việc làm cha mẹ sẽ khiến chúng ta muốn hét lên. Và sẽ thật tồi tệ nếu chúng ta không được thể hiện điều đó theo cách của những bậc phụ huynh. Như vậy, quát mắng sẽ là lựa chọn tốt hơn cho trường hợp này."
Bạn thấy không? La hét có thể được chấp nhận, miễn là sự tức giận của bạn không vượt quá tầm kiểm soát. Nó sẽ có ý nghĩa tích cực khi bạn và những đứa trẻ có thể nói lên cảm xúc thực sự của bản thân. Điều này sẽ giúp con bạn nuôi dưỡng sự cảm thông vì chúng có thể nghe và thấy được sự khó chịu chúng đã mang đến cho bạn. Hơn nữa, đây là sự chuẩn bị tốt cho lũ trẻ trước những tình huống tồi tệ hơn như khi bị giáo viên, huấn luyện viên hoặc sếp của chúng quát mắng bởi những sai sót hay khi chúng thể hiện kém hơn so với kỳ vọng.
Những lập luận này cho thấy bạn cần lưu ý vài điều khi quát mắng con như:
Chỉ quát mắng trong những trường hợp thích đáng
Điều này nghĩa là bạn cần ý thức về cảm nhận nội tại của mình. Bạn đang hét lên vì mệt mỏi, do tâm trạng xấu hoặc thiếu kiên nhẫn hay bởi những điều bọn trẻ làm xứng đáng nhận phản ứng mạnh mẽ như vậy?
Ví dụ, sau một buổi chiều cuối tuần dài đằng đẵng, tôi đang đánh mất sự bình tĩnh bởi những vấn đề nhỏ nhặt. Tôi cố hít thật sâu và ổn định lại mớ cảm xúc để tránh khỏi tình huống tồi tệ. Nếu cách này không hiệu quả, tôi sẽ nói với con trai rằng: "Bố đang rất mệt và sắp mất bình tĩnh rồi. Liệu con có thể lắng nghe bố lúc này không?". Như vậy tôi có thể nói lên cảm nhận của mình mà không cần la hét, trừ khi con không chịu cư xử tốt hơn.
Để ý đến ngôn từ của bạn - kể cả khi bạn la hét
Cố gắng nói "Bố cảm thấy rất tức giận và thất vọng khi con không biết chia sẻ với bạn bè" thay vì "Con đã hành xử không tốt!". Đừng gây ra sự tổn thương bằng từ ngữ và đừng quát mắng quá lâu - con bạn sẽ không muốn lắng nghe nữa.
Tập trung vào cảm nhận của bạn
Hãy tập trung vào cảm nhận của bạn và những hành vi gây ra cảm giác đó, thậm chí cả khi bạn đang la hét. Nghĩa là bạn đừng quát lên một cách chung chung như "Ngôi nhà thật lộn xộn!" hay "Con không bao giờ chịu nghe lời cả!". Nên nói rõ lý do bạn nổi giận và điều bạn nghĩ các con nên làm để chấm dứt tình trạng này. "Bố cảm thấy rất thất vọng và con có thể thấy điều đó trong giọng nói của bố. Bố tức giận vì con đã không chịu nghe lời."
Hoặc "Bố mắng con vì con không chịu thu dọn đồ chơi khi bố đã nhắc nhở tới 3 lần. Bố muốn con cất đồ chơi đi ngay bây giờ!" Điều này sẽ khiến lũ trẻ hiểu rằng bạn không bị mất kiểm soát, rằng chúng không thể điều khiển bạn hoặc đẩy bạn vượt quá giới hạn. Thay vào đó, chúng sẽ hiểu rằng bạn đang làm việc hoàn toàn có chủ đích.
Biết nói lời xin lỗi
Cuối cùng, nếu bạn lỡ bị mất kiểm soát và nói ra những điều đáng hối tiếc, hãy xin lỗi các con. Việc thể hiện rõ bạn mong muốn sửa đổi sai lầm như thế nào và thực hiện điều đó một cách trung thực cũng quan trọng không kém việc bạn quát mắng một cách có lý do.
Như Giáo sư Clark đã chia sẻ "Chúng ta có trách nhiệm dạy con lựa chọn cách cư xử với người khác và cách chấp nhận những hệ quả từ việc đã làm. Việc quát mắng sẽ đáng báo động và cần ngăn chặn khi nó gây ra sự tổn thương hay những hành vi hung hăng của trẻ. Bản thân sự quát mắng không phải là sự lăng mạ, coi thường hay mất kiểm soát, đó chỉ là một sự thể hiện cảm xúc đơn thuần và có thể trở thành công cụ hữu hiệu trong việc nuôi dạy con cái."
Cách bạn nói cũng quan trọng như nội dung bạn truyền đạt. Thay vì đẩy "việc la mắng" ra khỏi "kho vũ khí" của việc giáo dục con cái, hãy sử dụng nó thật hiệu quả. Nổi nóng vẫn có thể được chấp nhận nếu bạn kiểm soát được nó và tránh trở nên ngớ ngẩn trước mặt các con. Hãy nhớ rằng, bạn là những bậc cha mẹ, nhưng bạn cũng chỉ là một con người bình thường mà thôi.
Theo ttvn
Giúp mẹ dạy con lòng từ bi ngay từ khi còn nhỏ Đức Đạt Lai Lạt Ma từng nói: "Nếu bạn muốn người khác hạnh phúc, thực hành lòng từ bi. Nếu bạn muốn được hạnh phúc, thực hành lòng từ bi." Hãy dạy con lòng từ bi ngay từ khi còn nhỏ. Làm gương cho con Trẻ con có xu hướng bắt chước mọi hoạt động và hành vi của cha mẹ. Hãy để...