Dây chuyền cho cô nàng mê nhạc
Nốt nhạc tự làm nhỏ xinh cho chiếc cổ thêm xinh!
Chuẩn bị:
Dây thépGhim giấyKìm, búaGiấy nhám
Cách làm:
Bước 1: Uốn dây thép cong cong hình móc câu như thế này nhé!
Bước 2: Rùi các bạn dùng búa đập dẹt đầu dây thép nha!
Video đang HOT
Bước 3: Tiếp đó, mình uốn dây thép để tạo thành móc hình vòng cung nè.
Bước 4: Tiếp tục, dùng kìm uốn để hoàn chỉnh phần trên của nốt khóa son nghen.
Bước 5: Giờ mình uốn nốt phần móc bên dưới của khóa son là xong.
Bước 6: Rùi cắt bỏ đoạn dây thừa đi này.
Bước 7: Dùng búa đập dẹt cạnh bên như thế này.
Bước 8: Sau đó, các bạn đập dẹt đầu trên, cạnh còn lại và móc nhỏ bên dưới của khóa son.
Bước 9: Dùng giấy nháp đánh bóng mặt dây chuyền thui.
Bước 10: Cuối cùng, ta uốn ghim giấy làm dây móc nè.
Giờ thì luồn dây vào là mình có một chiếc vòng cổ cực xinh rồi!
Dễ thương và rất dịu dàng nhá!
Hay làm thêm cả khuyên tai cho đủ bộ luôn!
Theo Tiin
Người tạo nốt nhạc cho riêng mình
Mất một bàn tay từ khi mới sinh ra, nhưng Adrian Anantawan đã không ngừng nỗ lực luyện tập và ở tuổi 28, anh trở thành một trong những nghệ sĩ violon trẻ xuất sắc nhất thế giới. Anh thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn kể từ khi anh được giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, để các em tự tin hòa nhập cuộc sống qua con đường âm nhạc.
"Tôi từng phải nghĩ nát óc vì không có cẩm nang nào hướng dẫn chơi đàn bằng một tay"
Những trải nghiệm cuộc sống
Người thanh niên trẻ đặt chiếc đàn violin dưới cằm và bắt đầu chơi trong buổi tập luyện tại khán phòng nhà hát opera. Khi những giai điệu cất lên, những người bên ngoài hành lang không ai bảo ai đều chạy vào lắng nghe. Người thanh niên đôi lúc nhắm mắt trong lúc chơi đàn. Và nếu khán giả của anh cũng nhắm mắt lại, họ sẽ không bao giờ biết được người nghệ sĩ violin đang đứng trước mắt họ chơi đàn khi chỉ có một tay, anh không có bàn tay phải.
Ở tuổi 28, Anantawan là một trong những nghệ sĩ violon trẻ xuất sắc nhất thế giới. Anh đã biểu diễn tại Nhà Trắng, tại Thế vận hội mùa đông Vancouver, biểu diễn cho Giáo hoàng John Paul II, Christopher Reeve.
Anantawan lớn lên ở Toronto (Canada), anh bị khuyết tật ngay từ khi mới sinh ra. Bác sĩ cho rằng, khi còn trong bụng mẹ, dây rốn đã quấn chặt quanh cổ tay, cắt nguồn cung cấp máu nên bàn tay không thể phát triển bình thường. Chỉ với 1 tay, nhưng từ thuở nhỏ, Anantawan đã cố gắng tự học cách buộc dây giày, gọt bút chì, tập xe đạp...
Nỗ lực không giới hạn
Đến năm học lớp 9, bố mẹ Anantawan quyết định cho con học một nhạc cụ nào đó để cậu đỡ nhút nhát. Và violon đã được chọn bởi nó được xem là phù hợp với Anantawan hơn cả. Bố mẹ anh đã mang chiếc violon đến một trung tâm phục hồi chức năng để họ chỉnh sửa cho phù hợp với có thể của Anantawan. Các chuyên gia sau đó đã lắp cho anh một thiết bị tùy chỉnh thanh cần và đến bây giờ, sau 18 năm, anh vẫn dùng.
"6 tháng đầu, trong nhà tôi như nuôi một con mèo rên rỉ sắp chết mỗi khi những giai điệu của bài "Twinkle, Twinkle, Little Star" cất lên" - Anantawan nhớ lại" - "Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng, âm nhạc là cách giúp tôi chia sẻ với thế giới. Tính tôi rất nhút nhát, và nhạc cụ, chơi nhạc đã giúp tôi thoát khỏi cái vỏ của mình".
Với sự nỗ lực không ngừng, khiếm khuyết của cơ thể đã không thể giới hạn khả năng của anh trong âm nhạc. Anantawan học rất nhanh với kết quả học tập vô cùng ấn tượng. Anh tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Curtis ở Philadelphia và nhận được bằng thạc sỹ Đại học Yale. "Không có giới hạn đối với Anantawan. Trình độ của anh ấy đạt đẳng cấp thế giới. Không còn gì nghi ngờ về tài năng của ngôi sao đặc biệt này" - nghệ sĩ violon, giáo sư Lee Bartel, Phó hiệu trưởng Đại học Toronto nhận xét.
Hạnh phúc là mang lại niềm vui cho người khác
Trong một lần tới thăm bệnh viện phục hồi chức năng cho trẻ em ở Toronto, nơi anh từng được lắp thiết bị giả, Anantawan được giới thiệu một thiết bị được gọi là "nhạc cụ ảo", có thể biến chuyển động thành âm thanh.
Từ bản thân mình, Anantawan nhanh chóng nhận ra đây là thiết bị rất hữu ích cho những người khuyết tật giống như anh. Sau lần đó, Anantawan đã mời một đội ngũ bác sĩ, nhạc sĩ, bác sĩ chữa bệnh bằng âm nhạc để khám phá tiềm năng của thiết bị này. Đầu tiên, Anantawan làm việc với một nhạc sĩ trẻ, Eric Wan. Eric Wan đã buộc phải từ bỏ niềm đam mê violon sau khi liệt dây thần kinh từ cổ xuống. Với sự hướng dẫn của Anantawan và trợ giúp của "nhạc cụ ảo", Eric Wan đã khiến mọi người không khỏi kinh ngạc khi anh chơi bản "Canon in D" của Pachelbel trong một buổi hòa nhạc của dàn nhạc thính phòng Montreal. Sau buổi biểu diễn, Wan nói: "Tôi đã chơi violon trong 8 năm trước khi bị liệt. Tôi thực sự không nghĩ rằng mình có thể chơi nhạc lại. Cảm giác đó không thể nào tin được". Tiếp thành công này, Anantawan đã tiếp tục hướng dẫn cho nhiều trẻ em khác. Anh đi tới từng chỗ chỉ cho các em, anh còn để các em sờ vào "bàn tay" của mình để chúng thấy anh cũng giống như chúng nhưng đã làm được những điều tuyệt vời cho ngày nay.
Hiện nay Anantawan kết hợp việc giảng dạy âm nhạc với sự trợ giúp của máy móc cho những trẻ em có đặc biệt - không chỉ khuyết tật về tay chân mà còn mắc các chứng bệnh khác như bại não, hội chứng down... Anh hy vọng một ngày nào đó việc dạy thực hành các hoạt động giáo dục, với các thiết bị giống như "nhạc cụ ảo" có thể được áp dụng ở các trường học trên thế giới, để mọi trẻ em có thể được tiếp cận. "Bạn phải hiểu được những đứa trẻ từ đâu tới cũng như bản chất tình trạng cơ thể chúng của chúng mới có thể giúp đỡ chúng một cách tốt nhất" - Anantawan chia sẻ và nói rằng anh thấy hạnh phúc nhất khi chơi nhạc hay làm việc cùng với trẻ em. Anh muốn mở ra cánh cửa để giúp chúng nghe thấy giọng nói của riêng mình. "Phần thưởng lớn nhất đối với tôi là những ánh mắt long lanh của các em khi chúng tự tạo ra được những nốt nhạc riêng của mình" - Anantawan nói.
Theo ANTD
'Có ca sĩ không biết đọc nốt nhạc' Ca sĩ thị trường không được đào tạo thanh nhạc. Sinh viên tốt nghiệp Nhạc viện lại thiếu kĩ năng biểu diễn. Đó là một phần rất lớn của vấn đề. Tiếp tục mach bài trong chuyên đề "Người Việt có chọn được nhạc để nghe?", để hiểu thêm về quá trình đào tạo các ca sĩ cho thị trường âm nhạc đại...