Đây chính là cách dùng các vật dụng hàng ngày mà nhiều người thường hay làm sai
Dưới đây mới là cách dùng các vật dụng chính xác mà bạn nên biết.
1. Dùng thước dây để đo
Không phải ai cũng biết cách tận dụng một khe nhỏ ở phía trước móc của thước dây.Bạn có thể gắn một cái đinh hoặc ốc vít và đo chính xác mà không cần di chuyển thước dây hoặc không sợ trượt tay.
2. Để muôi khi nấu ăn
Các lỗ trên tay cầm của nồi và chảo rán có thể giúp bạn rất nhiều đấy! Các lỗ này có tác dụng giữ muỗng trong khi bạn nấu ăn và treo lên chạn bếp.
3. Buộc chỉ nha khoa khi xỉa răng để không bị tuột
Vì chỉ nha khoa được phủ bằng sáp nha khoa để thâm nhập những khoảng trống nhỏ giữa răng, nên nó rất dễ dàng để trượt khỏi một trong những ngón tay của bạn trong khi dùng chỉ nha khoa. Vì vậy, để giữ chỉ nha khoa đúng vị trí mà không làm mất thời gian xỉa răng, bạn hãy buộc các đầu chỉ nha khoa lại với nhau.
4. Lấy kẹo cao su ra khỏi hộp kẹo
Hộp đựng kẹo cao su có một rãnh nhỏ trên nắp đậy. Do đó để không lấy quá nhiều kẹo cao su bạn hãy đẩy kẹo cao su vào rãnh này nhé!
5. Hộp đựng thức ăn thành đĩa giấy
Để có thể ăn thức ăn thoải mái hơn bạn hãy gỡ nếp gấp hộp đựng và dàn đồ ăn ra.
6. Giữ ống hút không trượt khi uống nước ngọt có gas
Các bọt khí trong nước ngọt có gas sẽ đẩy ống hút lên để cân bằng độ nổi với khối lượng của ống hút. Đó là lý do tại sao các hộp thiếc bằng kim loại có một vòng tròn trên nắp lon. Bạn có thể đặt ống hút của mình qua vòng tròn đó để giữ cho ống hút không nổi lên nữa.
Video đang HOT
7. Giữ cho dây cắm điện dài, không bị tuột bằng cách buộc lỏng lẻo
Để giữ cho dây cắm điện hoạt động và không bị tắt trong khi bạn đang làm việc, bạn hãy buộc lỏng dây lại. Ngay cả khi bạn kéo dâu, nút thắt sẽ chặt hơn nhưng nó sẽ không được rút ra.
8. Lấy nắp đậy cốc thành đế lót ly
Nếu bạn không muốn sử dụng nắp đậy cố để uống cà phê hoặc đồ uống lạnh, bạn có thể chuyển nắp đậy cốc thành đế lót ly.
9. Kéo tờ ghi chú theo đường chéo để giữ giấy thẳng hơn
Tất cả chúng ta đều làm sai, nhưng đó là vì chúng ta không biết rõ hơn. Khi lấy một tờ ghi chú ra, chúng ta có xu hướng kéo từ dưới lên, nhưng làm như vậy là chúng ta đang làm cho tờ giấy bị gấp lại. Cách tốt nhất là bạn hãy kéo tờ ghi chú theo đường chéo để giữ cho giấy thẳng lại.
10. Ấn vào các góc trong khay hộp để lấy sô cô ra
Bạn có thể nghĩ rằng những chiếc hộp được thiết kế theo cách đó vì lý do thẩm mỹ nhưng trong thực tế, nó được thiết kế theo cách đó vì lý do thực tế. Khi bạn nhấn vào các góc trong khay hộp, bạn sẽ lấy được sô cô là mà không cần phải ấn cả ngón tay để lấy sô cô la ra.
11. Điều chỉnh dập ghim
Chúng ta đều biết rằng máy dập ghim được tạo ra để nghim các tài liệu, trang giấy lại với nhau. Nhưng vào những lúc bạn cần ghim một cái gì đó tạm thời, bạn có thể làm điều đó bằng cách xoay phần có dấu dập ghim.
12. Cách bẻ thanh sô cô la chuẩn nhất
Nếu chỉ muốn ăn một miếng sô cô la bạn đừng đẩy các miếng sô cô la về phía sau mà hãy ấn mặt nhọn của sô cô la xuống để lấy một miếng sô cô la ra.
Ngọc Huyền
Theo Brightside/emdep
Mẹo vặt: 8 thứ tuyệt đối không được vứt vào bồn cầu vì cực kỳ "nguy hiểm", nếu ngoan cố có ngày nhà sẽ ngập nước thải
Loại rác này nhìn tưởng bé nhưng khi bị bỏ vào bồn cầu, chui xuống ống cống, chúng lại có thể khiến bạn hối hận đấy!
Nói đến bồn cầu và thùng rác, thoạt nghe thì bạn thấy nó chẳng có gì liên quan đến nhau, phải không? Ấy vậy mà không ít người lại đánh đồng 2 cá thể này. Bởi cái sự "tiện" nên đôi lúc có người hồn nhiên bỏ rác vào bồn cầu rồi tiện tay giật nước xả trôi.
Nếu may mắn, mảnh rác ấy sẽ cuốn theo dòng nước. Thế nhưng dù cho nó có trôi chuẩn đi chăng nữa thì đến lúc nào đó bạn cũng sẽ phải hối hận khi chứng kiến chiếc bồn cầu, bể phốt nhà mình nổi lên những thứ chẳng ai muốn thấy cả.
Chính vì lẽ đó, đây là danh sách những vật dụng mà bạn tuyệt đối không nên vứt vào bồn cầu.
1. Khăn giấy
Nhiều người sử dụng khăn giấy thay cho giấy vệ sinh vì cho rằng chúng dai và sạch hơn giấy vệ sinh.
Tuy nhiên, điều này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng vì khăn giấy không dễ tan trong nước như giấy vệ sinh. Chúng sẽ gây ra sự tắc nghẽn nghiêm trọng.
2. Chỉ nha khoa
Chỉ nha khoa nhìn bé nhỏ vậy thôi, thế nhưng chúng là một trong những vật mà bạn không nên tiện tay vứt bỏ xuống bồn cầu. Bởi đây là vật liệu dạng sợi, nên chúng có thể cuốn lại với nhau, tạo thành búi, gây tắc nghẽn đường ống nhà bạn.
Nếu chỉ là 1-2 sợi vô tình thả trôi thì chắc chưa sao nhưng nếu bạn cứ thả nhiều hơn xem, chắc chắn bạn sẽ khóc đấy!
3. Kẹo cao su
Ai cũng biết rằng, kẹo cao su thì không tan trong nước. Thế nên nếu kẹo cao su lọt xuống bồn cầu, chúng bám vào thành ống thì gia tăng nguy cơ gây tắc nghẽn.
Và cũng bởi đặc tính bám dính lâu nên không dễ dàng gì mà bạn có thể thông ống cống bị tắc nghẽn bởi kẹo cao su đâu.
4. Bao cao su
Vứt bao cao su vào bồn cầu là thói quen phổ biến của nhiều quý ông. Nhiều người cho rằng, thói quen này chẳng đáng kể gì bởi bao cao su rất nhỏ, khả năng gây ra tắc nghẽn rất ít.
Tuy vậy, hậu quả của thói quen này với môi trường thì lại rất lớn bởi bao cao su được làm với chất liệu không thể phân hủy. Một khi chúng đã lọt xuống bể phốt thì chúng khó lòng có thể thoát ra ngoài hay "biến mất".
5. Băng vệ sinh, tampon, băng cá nhân
Dù là băng vệ sinh thông thường hay tampon thì loại rác này chắc chắn có nguy cơ gây tắc bồn cầu cực cao bởi chúng có kích thước khá to và nở to hơn nữa khi gặp nước.
Mặc dù không mấy ai nghĩ sẽ có người sẽ vứt vật thể này xuống bồn cầu nhưng thực tế là chúng vẫn xảy ra, đặc biệt với thiếu nữ mới lớn.
Ngoài ra, các loại băng y tế sau khi sử dụng có chứa rất nhiều thành phần như sáp, cao su, thuốc mỡ... Tất cả đều không tan trong nước nên nếu bạn cứ hồn nhiên vứt vào bồn cầu, sẽ có ngày bạn thấy hối hận đấy.
6. Đầu lọc thuốc lá
Đầu lọc thuốc lá làm từ sợi nhân tạo sẽ không bị phân hủy, hơn nữa nó còn hút nước và nở ra khiến đường ống cống bị tắc. Lượng nicotine có trong đầu lọc cũng sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.
7. Cát vệ sinh cho mèo
Nhiều gia đình ở thành phố thường cho chó mèo đi vệ sinh vào cát vệ sinh rồi tiện thể đổ ngay vào bồn cầu, giật nước. Chẳng bao lâu sau đó bạn sẽ chứng kiến ngay hậu quả bởi loại cát này có tính chất hút nước rất mạnh. Chúng có thể lắng xuống và đóng cứng lại, tạo ra các nút tắc nghẽn mà không dễ gì thông được.
Hơn nữa, trong chất thải của chó mèo có chứa nhiều độc tố và ký sinh trùng. Bởi thế bạn không nên để chúng lẫn vào hệ thống nước của gia đình.
8. Dầu mỡ thừa
Các bà nội trợ thường đổ dầu mỡ thừa trong quá trình nấu nướng xuống bồn cầu bởi cho rằng điều này sẽ giải quyết thật nhanh những tàn dư đó. Chỉ cần giật nước là mọi thứ sẽ lạc trôi, chất bẩn không bám ra ngoài và không khó để làm sạch.
Tuy nhiên, đây là thói quen tuyệt đối không nên làm vì dầu mỡ khi đổ xuống bồn cầu sẽ đóng thành những bánh sáp cứng đầu gây tắc nghẽn đường ống. Việc khắc phục hậu quả do dầu mỡ cực khó khăn.
Theo afamily
Vật dụng hằng ngày cứu mạng trong gang tấc: Cái thứ 3 chị em nào cũng có! Bạn đã lường trước mọi khó khăn sắp đến bằng cách trữ nước, thực phẩm đóng hộp, vũ khí phòng trường hợp khẩn cấp chưa? Nhưng dưới đây là một số món đồ mà có thể bạn chưa nghĩ đến, nhưng lại hữu ích và thậm chí có thể cứu sống bạn. 1. Kẹo cao su Vâng, đúng là những chiếc kẹo cao...