Day, ấn huyệt thế nào để hạ sốt?
Đợt sốt siêu vi, sốt xuất huyết nào, tôi và con trai cũng sốt rất cao, nhiều lúc phải uống thuốc hạ sốt quá liều. Tôi nghe nói vậy rất hại, có người thì bảo day, ấn một số huyệt có thể giải quyết…
Bạn đọc Trần Thị G. (35 tuổi; TP HCM) hỏi: Tôi và con trai 10 tuổi của tôi giống nhau ở chỗ mỗi đợt sốt siêu vi, sốt xuất huyết….là bị sốt rất cao. Chúng tôi có uống thuốc hạ sốt nhưng bác sĩ chỉ cho uống tối đa 4 giờ/1 viên theo cân nặng của chúng tôi và nhiều khi khoảng 2 giờ sau là sốt lại, nhiều lúc phải uống quá liều và có lẽ đó là lý do dẫn dến nôn ói, rất khó chịu trong người. Lần vừa rồi tôi bị sốt cao nhưng vẫn cố chờ đủ 4 giờ để uống viên thuốc tiếp theo và hậu quả là sốt lên quá cao, run tay chân, phải nhập viện… Tôi rất lo lắng, nhất là cho con mình. Tôi cũng nghe nói uống thuốc hạ sốt (paracetamol) quá liều sẽ có hại? Có cách nào để hạ sốt tốt mà không phải dùng quá nhiều thuốc không, vì tôi đã lau mát nhưng không hiệu quả? Tôi nghe nói day ấn một số huyệt sẽ có tác dụng nhưng không biết làm thế nào.
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM, trả lời:
Đúng là bạn chỉ nên uống thuốc theo lời khuyên của bác sĩ, vì bất cứ thuốc nào nếu dùng quá liều cũng có hại, bao gồm viên thuốc hạ sốt phổ biến như paracetamol.
Lau mát, uống đủ nước… là những cách có thể hỗ trợ hạ sốt. Bạn đã lau mát cho mình và con, vậy là đúng nhưng nếu sốt cao, cơn sốt quá mau, bạn có thể thử day, ấn một số huyệt như sau:
- Huyệt Khúc trì: ngay vị trí cuối nếp gấp xa xuất hiện khi bạn co khuỷu tay.
Huyệt Khúc trì (chấm đỏ)
- Huyệt Hợp cốc: ngay khe ngón cái và ngón trỏ, ở điểm gò cao nhất khi bạn khép 2 ngón tay này lại sát nhau.
Video đang HOT
Huyệt Hợp cốc
- Huyệt Thái dương: ngay 2 bên thái dương.
Huyệt Thái dương
- Huyệt Phong trì: ở hõm sau gáy.
Huyệt Phong trì
- Huyệt Thiếu dương: ngay góc móng tay cái.
Huyệt Thiếu dương
Nếu sốt nhẹ, bạn day, ấn mỗi huyệt khoảng 30 giây. Nếu sốt cao (39 độ trở lên), day, ấn khoảng 1 phút mỗi huyệt. Khi ấn đúng vào huyệt, bạn sẽ có cảm giác đau, thốn.
Nên lưu ý rằng nếu đã thử mọi biện pháp hạ sốt tại nhà mà vẫn sốt quá cao, cảm thấy mệt mỏi nhiều, mê man, co giật hay kèm các dấu hiệu nguy hiểm khác, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Theo Người lao động
Tay chân lạnh: do người yếu hay bệnh gì?
Chỉ cần ngồi trong máy lạnh hơi lâu hay uống nước đá là tay chân tôi bắt đầu lạnh ngắt, dù thân người thì vẫn ấm. Có người bảo tay chân lạnh là dấu hiệu người yếu, đang bệnh...
Bạn đọc Trần Thụy Uyên (nữ, 32 tuổi; TP HCM), hỏi: Khoảng vài tuần nay, tôi gặp một tình trạng hơi khó chịu: mỗi khi ra ngoài trời lúc hơi lạnh, ngồi máy lạnh lâu hay uống nhiều nước đá, hay đi rửa tay rồi quay vào ngồi phòng lạnh là tôi lại cảm thấy tay chân lạnh ngắt; người khác bắt tay cũng thấy lạnh, trong khi thân mình thì vẫn ấm.
Đợt vừa rồi tôi đi du lịch Đà Lạt, dù trời chỉ hơi lạnh thì 2 tay tôi cũng tê cóng như bị nhúng trong nước đá, rất khó chịu. Bạn tôi có nói tay chân lạnh vậy là cơ thể tôi đang bệnh, suy nhược. Nhưng tôi lại cảm thấy mình vẫn khá ổn.
Xin cho hỏi tay chân lạnh như vậy là tại sao, có nguy hiểm không và có cách giải quyết không?
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, trả lời:
Hiện tượng tay chân lạnh như bạn gặp phải thường do thiểu năng tuần hoàn ngoại biên, do hệ tuần hoàn vận hành không được tốt lắm. Nếu sự việc mới xảy ra trong thời gian ngắn thì có thể phần nào do tạm thời bạn rơi vào giai đoạn mệt mỏi, người đang yếu, công việc căng thẳng, nhiều chuyện lo lắng...
Cách giải quyết ban đầu là cố gắng giúp hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn thông qua ăn uống đủ chất, cố gắng vận động, sinh hoạt điều độ, tập hít thở sâu. Trong bữa ăn, bạn nên bổ sung các loại rau thơm có chứa tinh dầu (bạc hà, tía tô, húng quế, húng lủi...), tăng cường ăn rau tươi và các gia vị giúp làm ấm người, kích thích tuần hoàn như gừng, ớt. Các loại rau, gia vị này cũng giúp tim bạn hoạt động được tốt hơn.
Một biện pháp nữa là bạn có thể dành ít thời gian thư giãn bằng cách ngâm tay chân trong nước ấm bỏ thêm chút lá lốt, muối hột, gừng tươi. Loại nước ngâm tay chân tự nhiên này giúp kích thích lưu thông máu, từ đó giảm bớt cảm giác lạnh do lưu lượng máu đến tay chân bị kém.
Có 3 động tác bạn nên thỉnh thoảng làm hoặc làm khi bắt đầu thấy lạnh bàn tay: vỗ tay, xoa tay và đập tay lên vai. Cũng như việc ăn thêm rau thơm, gia vị hay ngâm tay, chân; các động tác nói trên cũng kích thích tuần hoàn đến khu vực bàn tay.
Nếu tình trạng tay chân lạnh tiếp tục kéo dài, không cải thiện, bạn nên đi khám vì có thể bạn có vấn đề về tim mạch, tuần hoàn.
Anh Thư
Theo Người lao động
Vì sao ăn chay vẫn bị máu nhiễm mỡ? Tôi ăn chay nhiều tháng nay nhưng vừa rồi đi xét nghiệm vẫn bị cảnh báo máu nhiễm mỡ. Người ăn chay vốn đã chẳng ăn miếng thịt mỡ nào, tôi chẳng biết điều chỉnh ra sao. Bạn đọc Trần Ng.H.N (nam, 45 tuổi, TP HCM) hỏi: Cách đây 4 tháng vì lý do sức khỏe nên tôi tạm chuyển sang ăn chay,...