Day ấn huyệt chữa ngạt mũi, chảy nước mũi
Tạng phế là tạng chủ yếu về khí và sự hô hấp của toàn thân. Phế khai khiếu ra mũi, mũi là cửa ngõ của phế. Khi khí phế bị phong hàn thường sinh ra chứng ngạt mũi, sổ mũi hay không ngửi thấy mùi.
Phế chủ trị tiết, biểu hiện ở phần huyết mạch. Tâm chủ huyết, phế chủ khí. Khi phế hư có thể hại cả tâm và huyết. Chữa ngạt mũi bằng đông y giúp khí huyết lưu thông, các cơ mềm mại.
Xoa bóp huyệt Ấn đường
Huyệt ấn đường nằm tại vị trí ở giao điểm đường thẳng nối thẳng 2 đầu cung lông mày với đường chính trung. Huyệt Ấn đường có công dụng trừ phong nhiệt và định thần chí nên khi tác động vào vị trí của huyệt này sẽ giúp bạn giải phóng được dịch mũi một cách nhanh chóng, giúp mũi thông thoáng, giảm ngay biểu hiện của chứng nghẹt mũi.
Nên thực hiện động tác day ấn huyệt Ấn đường khoảng 40 lần cho đến khi trán nóng lên là mũi sẽ được thông. Nếu vài giờ sau, ngạt mũi lại tái phát thì bạn vẫn tiếp tục thực hiện động tác này để giảm bớt đi cảm giác khó chịu.
Xoa huyệt Nghinh hương chữa ngạt mũi, chảy nước mũi.
Xoa bóp huyệt Nghinh hương
Huyệt Nghinh hương là huyệt nằm ở bên cạnh cánh mũi, cách 2 cánh mũi khoảng 0,8cm. Việc tác động vào huyệt Nghinh hương có tác dụng thông tỷ khiếu, tán phong, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm mũi, ngạt mũi…
Xoa bóp huyệt Hợp cốc
Video đang HOT
Huyệt Hợp cốc là huyệt nằm giữa các ngón cái và ngón trở, tác động vào huyệt hợp cốc trị đau đầu, cảm mạo.
Ngoài những cách xoa bóp bấm huyệt trị liệu giúp hạn chế ngạt mũi, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp xoa bóp này để điều trị chứng chảy nước mũi khi giao mùa, khi bị cảm lạnh như sau:
Dùng ngón giữa và ngón trỏ vuốt mạnh từ chân mày lên đến da trán theo đường thẳng. Bạn nên thực hiện động tác này khoảng 40 lần cho đến khi trán nóng lên là nước mũi sẽ ngưng chảy. Trong trường hợp nước mũi tiếp tục chảy sau vài giờ thì bạn lặp lại động tác như trên để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
Day ấn huyệt
Có thể sử dụng ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt Ấn đường trong khoảng 3 phút, rồi thoa chút dầu gió để làm ấm khu vực này. Sau đó dùng ngón trỏ ấn và day mạnh vào hai huyệt nghinh hương ở 2 bên cánh mũi trong khoảng 3 phút, sau đó thoa dầu vào 2 huyệt này để làm nóng huyệt và hạn chế chảy nước mũi.
Bài thuốc điều trị ngạt mũi thể phong hàn: cát căn 9g, ma hoàng 2g, sinh cam thảo 6g, quế chi 6g, xích thược 9g, sinh ý dĩ 15g, cát cánh 9g, đại táo 12g, sinh khương 3g. Nếu nghẹt mũi nhiều có thể bỏ ma hoàng, quế chi, gia hoắc hương 6g, bạc hà 3g, tân di 9g, thương nhĩ tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày sau bữa ăn 30 phút. Mỗi liệu trình uống 5 – 7 thang.
Nếu biểu hàn nhẹ dùng: tân di hoa 6g, tiền hồ 9g, ý dĩ 12g, sinh cam thảo 3g, phòng phong 9g, thiên hoa phấn 9g, cát cánh 6g.
Với bệnh tái phát nhiều lần dùng: hoàng kỳ 12g, phòng phong 12g, tân di hoa 9g, cúc hoa 12g, ngũ vị tử 6g, bạch truật 12g, thương nhĩ tử 12g, bạch chỉ 12g, mộc thông 9g, tang phiêu tiêu 8g.
Nếu ngạt mũi nặng gia: bồ công anh 12g.
Nếu niêm mạc sưng trướng : sắc nhạt là hàn tà ngưng tụ thêm xuyên khung 12g, quế chi 6g.
Nước mũi chảy nhiều thêm: hoắc hương 9g, mộc thông 12g.
Nếu nước mũi nhiều vàng dính cho: đông qua tử 12g, xa tiền thảo 12g.
Nếu hắt hơi từng cơn, chảy nước trong nên gia: tế tân 6g, sinh ý dĩ 12g.
Đừng chủ quan nếu bé dưới ba tuổi có những biểu hiện này
Rất nhiều ca bệnh ở trẻ nhỏ đều có những biểu hiện ban đầu rất thông thường nhưng sự chủ quan và thiếu kiến thức của cha mẹ thường là nguyên nhân khiến bệnh biến chứng nặng nề.
Chủ quan và thiếu kiến thức khi nuôi con nhỏ
Ngày 03/11 vừa qua, bệnh nhi N.Q.Đ (2,5 tuổi thường trú tại Hà Nội) đến khám tại Bệnh viện Hồng Ngọc với triệu chứng ban đầu là ngạt mũi, chảy nước mũi, có mủ chảy ra từ tai trái và ho nhiều.
Theo thông tin cung cấp từ gia đình, bé Đ bắt đầu có biểu hiện ho và chảy nước mũi khoảng một tuần nay. Vì bé ăn ngủ vẫn bình thường lại là con đầu, cha mẹ chưa có kinh nghiệm cho rằng bé chỉ bị dị ứng thời tiết, sẽ khỏi rất nhanh nên có phần chủ quan. Sự việc trở nên nghiêm trọng cho đến khi cha mẹ thấy có nước mủ màu trắng đục chảy ra từ bên tai trái. Lúc này, cả nhà mới lo lắng đưa bé đi bệnh viện khám.
Qua thăm khám lâm sàng kết hợp chẩn đoán hình ảnh nội soi tai, mũi, họng, các bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm mũi họng cấp bội nhiễm dẫn đến viêm tai giữa cấp mủ hai bên. Trong đó, tình trạng của tai trái là viêm tai xương chũm xuất ngoại thể Gelle còn tai phải là viêm tai giữa cấp ứ mủ.
Bác sĩ Saing Pisy - Khoa Tai - Mũi - Họng Bệnh viện Hồng Ngọc, chủ trị ca bệnh cho biết: "Tình trạng của bé .... nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến...."
Hình ảnh nội soi tai, mũi, họng của bệnh nhân N.Q.Đ
Trường hợp của bé N.Q.Đ, bác sĩ đã chỉ định điều trị nội khoa tích cực kết hợp nội soi đặt ống thông khí màng nhĩ tháo mủ cấp để tránh biến chứng nội sọ do viêm tai màng chũm cấp gây ra.
Sau một tuần điều trị, bé đã được xuất viện. Ngày 17/11, kết quả tái khám lần một cho thấy tình trạng của bé đã ổn định, tuy nhiên vẫn cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Bé N.Q.Đ hồi phục tốt sau phẫu thuật
Cha mẹ có con dưới ba tuổi phải luôn cảnh giác
Bé Đ. cùng với anh song sinh của mình là hai bé sinh non. Buổi đầu chào đời, hai bé phải trải qua bốn mươi ngày được nuôi dưỡng trong lồng kính cho nên sức đề kháng của hai bé có phần kém hơn các bạn cùng trang lứa.
" Vì lúc đầu, thấy biểu hiện của bé cũng chỉ là ho, chảy mũi thông thường hơn nữa lại thấy bé vẫn ăn, ngủ bình thường, chỉ có em nhỏ bị còn anh lớn vẫn khỏe. Hai bé đều là con đầu, vợ chồng chưa có nhiều kinh nghiệm nên gia đình có phần chủ quan mới dẫn đến tình trạng nặng như vậy. Khi đưa bé đến gặp bác sĩ Pisy, thực sự gia đình tôi vô cùng lo lắng, ăn không ngon, ngủ không yên. Rất may mắn là bây giờ bé đã ổn định rồi. (cười)"
Bé N.Q.Đ khỏe mạnh, vui vẻ trong ngày tái khám
Nhiều gia đình nhất là các gia đình có bố mẹ trẻ, lần đầu làm cha mẹ như gia đình bé Đ, chưa có kinh nghiệm, thiếu kiến thức và có phần chủ quan khi thấy con có những biểu hiện tương tự. Nhưng theo bác sĩ khoa Nhi cho biết, phần lớn các ca bệnh biến chứng nặng ở trẻ nhỏ đều có biểu hiện ban đầu tưởng chừng như rất thông thường.
Cha mẹ cần hết sức cảnh giác, khi thấy con có những biểu hiện như ho, chảy nước mũi dù nhẹ nhưng kéo dài trên một tuần hoặc ngay khi bé sốt cao liên tục 2 ngày không giảm thì cần đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám ngay./.
Vì sao bị dị ứng thời tiết? Dị ứng thời tiết là bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể vào những thời gian chuyển mùa hay thời tiết thay đổi đột ngột, biểu hiện thường thấy là nổi mề đay, nổi mẩn ngứa... Bệnh không được khắc phục có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Dị ứng thời tiết là gì? Dị ứng thời...