David Moyes: Từ cậu bé ngoan tới HLV M.U
Chủ nhật này, David Moyes sẽ hiện diện ở sân Wembley trên cương vị HLV trưởng của một trong những đội bóng lớn nhất hành tinh dưới sự dõi theo của hàng triệu người trên toàn thế giới.
Là một người con của Glasgow nhưng hành trình đi tới đỉnh cao của Moyes, chỉ bắt đầu từ vùng đất của Iceland.
Người thầy đầu tiên
Trải nghiệm đầu tiên của Moyes với túc cầu là ở Westman Islands, một vùng đất đầy nắng gió với nghề chính là đánh bắt cá ở duyên hải phía Nam của Iceland. Nơi đây, chim hải âu rụt cổ còn nhiều hơn cả con người và những tháp đá thôi thạch còn nhiều hơn số 5.000 cư dân.
Năm 1978, một sự gặp gỡ bất ngờ đã giúp định hình sự nghiệp tương lai của cậu bé 15 tuổi nhà Moyes. Lần đầu tiên, Moyes rời căn nhà của gia đình ở Thornwood, Glasgow để gia nhập Tyr, đội bóng nơi David James trưởng thành. Bước đi này được thực hiện bởi một người đàn ông có tên Oli Jonsson.
David Moyes có trải nghiệm đầu tiên với túc cầu tại Iceland
Jonsson từng làm việc với đội trẻ tại IBV và hàng năm đưa một nhóm trong số họ tới Glasgow, tập luyện trong ít ngày, cọ xát với những đội bóng nghiệp dư địa phương. Trong một chuyến đi như vậy, Jonsson gặp cha của David Moyes tại Trường Cao đẳng Anniesland ở Bắc Glasgow, nơi ông làm giảng viên. Họ trở thành bạn bè thân thiết từ đó.
Video đang HOT
Một lần, Jonsson thấy David chơi bóng và quyết định để cậu chơi vị trí trung vệ trong trận cầu với đối thủ là những chàng trai Iceland của mình. Ngay thời điểm đó, Jonsson biết rằng David thuộc về bóng đá. “Cậu bé là lãnh đạo trên sân cỏ. Cậu ấy luôn đứng đầu, là số 1″ – ông nói.
Jonsson và ông Moyes đã bàn luận về việc đưa David đến Iceland và tham gia vào trung tâm đào tạo trẻ mà Jonson đang làm việc và cậu bé nhanh chóng chấp thuận.
Đội bóng đầu tiên
Chỗ mới của David là căn nhà có 5 phòng ngủ, nơi sinh sống của vợ chồng ông Jonsson bà hai con Lautei (10 tuổi) và Gulle (khi đó mới lên 4). Họ coi David là một phần của gia đình.
Khó khăn đầu tiên của David là thích nghi với điều kiện sống mới và đồ ăn không hợp khẩu vị. Dẫu vậy, David cư xử rất ngoan, lịch sự. Có những món tưởng chừng như không nuốt nổi nhưng cậu bé vẫn cố gắng làm quen, không làm buồn lòng người nâng đỡ mình.
Hàng ngày, sau mỗi buổi sáng, ông Jonsson lái xe chở Moyes tới sân tập vào lúc 9 giờ và cậu bé tập riêng với ông suốt cả buổi sáng, tập trung vào cải thiện thể lực và kỹ thuật. Những người còn lại trong đội sẽ đến tập luyện vào tầm đầu giờ chiều và kết thúc vào 9 giờ tối. Khi trở về nhà, David chọn góc sau vườn để tập luyện.
“Cậu bé rất chăm chỉ. Đi ngủ sớm, dậy sớm và trải qua cả một ngày dài” – Jonsson nhớ lại.
Trên sân cỏ, David là hậu vệ gây khó chịu với các đối thủ nhưng trong phòng thay đồ cậu bé là người được tất cả yêu mến bởi luôn cư xử nhã nhặn và công bằng. David cũng thích nghi rất nhanh. Những khi được nghỉ, cậu bé thường cùng các đồng đội đi xem phim hay đi dạo quanh bờ biển. Cuối tuần, cậu cùng Jonsson ngồi lên chiếc thuyền cũ và lênh đênh cả ngày trên biển câu cá.
David vẫn thường xuyên gọi điện về nhà để bố, mẹ và em trai Kennth biết tình hình của mình ở Iceland. Nhưng người mà David có thể nói chuyện không biết chán qua điện thoại là bà anh. “Cậu bé nói chuyện với bà rất nhiều, về những gì mình làm, về những dự định tương lai”.
Cuộc phiêu lưu của David tại Iceland cũng kết thúc bằng một cuộc điện thoại. Bố cậu gọi đến, thông báo rằng CLB Celtic đã đề nghị ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên.
Chẳng thể diễn tả hết nỗi buồn của gia đình Jonsson khi David trở lại Glasgow. Kể từ thời điểm đó, Jonsson luôn cố gắng dành thời gian đến thăm David bất cứ khi nào có thể. Cách đây ít năm, Moyes qua một nhân viên FA người Iceland đã gửi tới nhà Jonsson lời hỏi thăm và chúc sức khỏe.
Đối với gia đình Jonsson, David vẫn luôn là cậu bé thiếu niên ngày nào. “Tôi chả bao giờ tưởng tượng nổi có lúc cậu bé đó sẽ là HLV của Manchester United. Chúng tôi rất nhớ David. Nó vẫn mãi là cậu bé trong tâm trí chúng tôi”.
Theo VNE
Sir Alex từng chẳng ưa 'Bà đầm thép'
Margaret Thatcher - cựu thủ tướng Anh đã đóng góp rất nhiều cho nước Anh nhưng với riêng môn bóng đá thì không hẳn như vậy.
Trong một buổi trả lời phỏng vấn trên kênh M.U TV, Sir Alex Ferguson từng đưa ra một nhận xét gây sốc về bà Thatcher: "Đó là vị lãnh đạo tồi tệ nhất mà nước Anh từng có trong lịch sử". Trong cuộc đời của mình, HLV M.U chưa từng che giấu sự khó chịu dành cho "Bà đầm thép". "Đừng có mà so sánh tôi với bà ấy", Sir Alex nói thêm.
Fergie không ưa bà Thatcher vì bà là một trong những người đã tác động khiến xưởng đóng tàu ở quê hương ông, Glasgow (Scotland) ngừng hoạt động và sau đó trở thành một bãi đất bỏ hoang. Quan trọng hơn, việc bà Thatcher nhiều lần công kích bóng đá cũng khiến Sir Alex cảm thấy "chẳng thoải mái chút nào".
Bà Thatcher tại sân Hillsborough
Không chỉ Sir Alex, những HLV bóng đá nổi tiếng tại Anh khác như Bill Shankly, Bob Paisley, Don Revie, Brian Clough, Sir Matt Busby cũng chẳng hào hứng khi nhắc tới cựu thủ tướng Anh. Tất cả đều không bằng lòng với thái độ bà Thatcher dành cho bóng đá.
Vậy vì sao bà Thatcher lại có cái nhìn không mấy thiện cảm dành cho bóng đá? Giới hooligan tại Anh không còn hoành hành quá nhiều trong những thập niên 60 của thế kỉ trước. Song tới khi "Bà đầm thép" lên nắm quyền, mọi thứ trở nên vô cùng tồi tệ.
Nửa cuối thập niên 80 của thế kỉ trước là khoảng thời gian mà nạn hooligan lên đến đỉnh điểm ở nước Anh.
Những vụ việc nổi cộm liên tiếp xảy ra. Đầu tiên là vụ bạo loạn trong trận Luton và Millwall tại FA Cup vào 13/3/1985 khiến cả xứ sở Sương mù ngỡ ngàng vì sốc. Bà Thatcher không giấu được sự tức giận khi chứng kiến cảnh sát bị đám hooligan càn quấy, tấn công và đánh đập dã man.
Hai tháng sau, các hooligan tạo ra một đám cháy lớn ở Bradford khiến gần 60 người chết và bị thương. Đáng chú ý hơn cả trong cái tháng 5 định mệnh ấy là thảm họa Heysel nổi tiếng, khiến 39 fan của Juventus thiệt mạng.
Cổ động viên Liverpool đòi lại công lý
Chỉ 2 ngày sau thảm họa Heysel, bà Thatcher thúc đẩy LĐBĐ (FA) xin rút khỏi các giải đấu của LĐBĐ châu Âu (UEFA). UEFA đồng tình với điều đó và quyết định không cho các CLB của xứ Sương mù dự các Cúp châu Âu cho đến năm 1990. Trong khoảng thời gian bị UEFA cấm vận, bóng đá Anh rơi vào cảnh khó khăn túng thiếu, bởi các hãng truyền hình không thèm mua bản quyền phát sóng các giải đấu của họ.
Trong khi đó, bà Thatcher từ chối thúc đẩy đầu tư cho việc xây dựng, cải tạo các sân bóng. Thay vào đó, "Bà đầm thép" lại sử dụng ngân sách để tăng cường cảnh sát trong các trận đấu và tất cả những hoạt động nhằm chống lại vấn nạn hooligan.
Để rồi đến tháng 4/1989, thảm họa Hillsborough xảy đến. 96 cổ động viên Liverpool ra đi mãi mãi. Vào thời điểm đó, trách nhiệm được đổ hết lên đầu các CĐV xấu số. Sự thật sau đó được phơi bày khi lỗi nằm hoàn toàn từ phía nhà chức trách lẫn tình trạng an toàn không được đảm bảo của sân Hiilsborough.
Đám cháy kinh hoàng tại sân Valley Parade
Chất lượng của sân Hillsborough đã giảm xuống quá nhiều theo thời gian. Vốn được xây dựng để phục vụ cho... World Cup 1966 nhưng kể từ sau khi giải đấu này kết thúc đến khi xảy ra thảm họa, chẳng có bất cứ kế hoạch gia cố nào được thực hiện.
Có thể nói, một trong những nguyên nhân dẫn đến thảm họa Hillsborough là sự bảo thủ và thái độ quyết liệt quá mức của bà Thatcher đối với bóng đá Anh.
"Bà đầm thép" chưa bao giờ có một đánh giá đúng về bóng đá lẫn những điều tích cực mà môn thể thao Vua mang lại cho nước Anh. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích vẫn đánh giá rất cao những thành quả từ chính sách cứng rắn của bà trong hoàn cảnh khủng hoảng kinh tế thời đó của nước Anh.
Bà được bầu chọn là 1 trong 100 người Anh vĩ đại nhất mọi thời đại.
Theo TTVH
Ca sĩ Snoop Dogg tính đưa David Beckham về Celtic Ngay sau tuyên bố muốn mua lại Celtic, ca sĩ nhạc rap Snoop Dogg lại khiến thế giới túc cầu phải mắt tròn mắt dẹt bằng động thái đưa David Beckham về với nửa xanh trắng thành Glasgow. Beckham sẽ hết hạn hợp đồng với LA Galaxy vào cuối năm nay và lúc này, người ta cũng đã rõ tiền vệ 37 tuổi...