Đầu xuân vãn cảnh chùa Myanmar
Trong những nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng Ấn Độ, có lẽ mỹ thuật Myanmar thấm nhuần sâu sắc văn hóa Ấn nhất. Thời kỳ “Pagan rực rỡ” (thế kỷ 11 – 18) cũng là thời hoàng kim của mỹ thuật Phật giáo Myanmar.
Tuy Myanmar không có những công trình đền tháp nổi tiếng như Angkor của Campuchia hay Borobudur của Indonesia, nhưng các công trình Phật giáo ở đây rất đa dạng, chi tiết và phát triển toàn diện. Chúng thể hiện qua hai dạng công trình: Chùa (stupa) và Đền. Đền chùa ở đây không làm bằng đá mà xây gạch trát vữa stucco, dễ điêu khắc và trang trí hơn chất liệu đá.
Một góc thị trấn Bagan với hơn 2.000 bảo tháp lớn nhỏ
Stupa thường bố cục theo các loại hình trụ, hình chỏm, hình chuông, chân tháp mở rộng, trên chóp khắc chạm hình búp sen.
Các stupa thường có kích thước lớn, trở thành trung tâm của những quần thể kiến trúc đền chùa phức tạp. Điển hình là khu Chùa Vàng Shwedagon tại thủ đô Yangon.
Những ngôi đền thờ lại tuân thủ theo 2 lối bố cục mặt bằng: hình vuông dùng làm điện thờ, với nhiều phù điêu nổi tiếng; hình chữ thập phỏng theo kiểu kiến trúc đền trong hang động Ấn Độ. Điêu khắc luôn chiếm phần lớn các trần nhà có dạng vòm hình cung hay cuốn bán nguyệt. Đề tài dựa theo kinh “Bổn sanh” (Jataka) về tiền thân Đức Phật, Bồ-tát, nhất là Đức Quan Thế Âm (Avalokitesvara).
Họa tiết trang trí trên trần chánh điện
Một góc chùa với rất nhiều bảo tháp
Trong các làng Myanmar truyền thống, ngôi chùa là trung tâm của đời sống tâm linh và văn hóa. Lễ hội quan trọng nhất trong năm là lễ chùa. Các nhà sư được sùng kính và người dân luôn quỳ trước mặt để tỏ lòng tôn trọng. Lễ nhập tu được gọi là “shinbyu” là lễ đánh dấu sự trưởng thành quan trọng nhất của một chú bé khi vào chùa tu trong một khoảng thời gian ngắn.
Mặc dù các chùa Myanmar được xem là di tích lịch sử – văn hóa độc đáo nhất ở Đông Nam Á, có thể sánh ngang với đền Angkor (Campuchia) và đền Borobudur (Indonesia), tuy nhiên đến nay vẫn chưa được ghi vào danh sách các di sản văn hóa thế giới của Unesco. Nguyên nhân chính là việc trùng tu các công trình đền tháp đã không thực hiện theo đúng quy định quốc tế, do việc sử dụng những vật liệu hiện đại, hay mở thêm nhiều con đường mới làm ảnh hưởng đến giá trị của di tích.
Chùa Vàng Shwedagon Paya
Nổi tiếng nhất là chùa Shwedagon Paya xây dựng suốt các thế kỷ thứ 6 – 10 ở thủ đô Yangon. Tại đây có lưu giữ 4 báu vật thiêng liêng đối với các tín đồ Phật giáo, gồm cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm, một mảnh áo của Phật Ca Diếp, và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca. Ngôi tháp dát vàng của chùa cao tới 98 mét. Chùa lại nằm trên đồi Singuttara, từ đây có thể quan sát được toàn cảnh thành phố Yangon.
Tượng Đức Thích Ca được tôn trí trong chùa
Video đang HOT
Một pho tượng tại chùa A-nan
Hơn 700 bia đá ghi Tam tạng thánh điển
Từ chân đồi có 4 lối lên chùa. Mỗi lối lên có một cặp “chinthe” (sư tử thần) canh gác. Lối phía Đông và phía Nam có rất nhiều cửa hàng bán dụng cụ thờ Phật và dụng cụ tu hành. Tại các bậc thang cuối của lối lên phía Nam có chân dung hiện thân thứ hai của Phật, tức là Phật Câu Na Hàm.
Đế tháp bằng gạch trát vữa stucco, dát bên ngoài là những tấm vàng. Trên đế tháp là sân hiên mà chỉ có các nhà sư và nam giới mới được phép đi vào. Tiếp theo là khối hình chuông của tháp. Phần trên cùng là chóp mũ tháp, mang dạng các cánh sen, hoa chuối, rồi đến vương miện. Vương miện còn gọi là lọng (hti) được nạm 5.448 viên kim cương và 2.317 viên hồng ngọc. Trên cùng là cánh hình cờ và ở vị trí cao nhất là búp kim cương gắn một viên kim cương 76 carat(15g).
Vàng dát quanh tháp là những tấm vàng dát mỏng do Phật tử cúng dường, được các thợ thủ công tài khéo chế tác bằng kỹ thuật truyền thống. Việc dâng vàng dát này bắt đầu có từ thời hoàng hậu Shin Sawbu.
Không gian khu đền rộng rãi, thoáng mát, nền đá gạch mát lạnh, thật dễ chịu. Người Myanmar có một thái độ hết sức cẩn trọng, trang nghiêm khi vào chùa, không nói chuyện ồn ào, không thắp nhang khói mù mịt. Họ thường yên lặng niệm kinh, thiền định, cầu nguyện. Nơi nào có tiếng người lao xao, rộn ràng chắc chắn là du khách nước ngoài, họ chụp ảnh, trầm trồ phấn khích trước những nếp chùa lộng lẫy nguy nga như cung vàng điện ngọc.
Theo 24h
Những địa điểm trekking đầu năm thú vị cho giới trẻ
Từ nóc nhà Đông Dương Fansipan, tới ngọn núi Hàm Lợn cao nhất Hà Nội... mỗi địa điểm sẽ mang lại cho bạn cảm giác khám phá và trải nghiệm mới mẻ.
Fansipan, Lào Cai
Fansipan là ngọn núi nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn thuộc địa phận Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Tiếng địa phương gọi Fansipan là HuaSiPan, nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh. Ngọn núi này được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương với độ cao 3.143m so với mực nước biển.
Hành trình chinh phục Fansipan khá cam go với những lòng suối cạn lổn nhổn đá cuội, sườn núi cheo leo, những đường mòn dốc dựng đứng, những tảng đá to như cái bàn dựng ngược. Song cũng hết sức thú vị và thơ mộng với những cây cổ thụ cao vút tầm mắt, rừng trúc rậm rạp, hoa đỗ quyên rực rỡ nhuộm đầy không gian và lòng suối.
Núi Hàm Lợn, Hà Nội
Núi Chân Chim, còn gọi là núi Hàm Lợn thuộc xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) nằm trong quần thể các dãy núi ở Sóc Sơn, đồng thời cũng là ngọn cao nhất và được mệnh danh là "mái nhà của Hà Nội".
Có hai cách để chinh phục Hàm Lợn, một là men theo chân núi rồi từ đó leo ngược hẳn lên ngọn, cách khác là đi theo đường mòn qua hồ Hàm Lợn. Hành trình đẹp để chinh phục ngọn núi là cảm nhận buổi sáng tinh khiết sương bảng lảng trên mặt hồ, những đoạn vạch lá mà đi hay thưởng thức bữa tối bên bếp lửa bập bùng.
Yên Tử, Quảng Ninh
Núi Yên Tử là ngọn núi cao trong dãy núi Đông Triều thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Với chiều cao gần 2.000m và quãng đường 6.000m từ chân núi lên đỉnh, Yên Tử nằm trong "tầm ngắm" của không ít cao thủ trekking. Điểm trừ của đỉnh núi này là không cho du khách cắm trại, dọc đường đi có rất nhiều hàng quán. Song cũng nhờ đó mà hành trang lên núi của bạn sẽ nhẹ hơn. Đây sẽ là lợi thế cho quãng đường dài chinh phục hàng ngàn bậc thang và dốc đá dựng đứng.
Tam Đảo
Dãy Tam Đảo dài gần 80km, nằm trên địa bàn 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Trong đó ba đỉnh thường thấy và tạo nên cái tên Tam Đảo là Thiên Thị, Thạch Bàn và Phù Nghĩa.
Hành trình trekking Tam Đảo thú vị và phiêu lưu với những dây leo chằng chịt, rễ cây quấn quýt bước chân, dốc đá dựng đứng, song cũng rất hoang sơ và lãng mạn với hàng trăm loại hoa lạ, những đàn bướm hàng trăm con dập dờn bên khe suối, cảm giác hoang sơ với trăng sao và cái lạnh trong đêm.
Núi Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh
Núi Hồng Lĩnh có tên Nôm là Ngàn Hống hay Rú Hôống, là dãy núi có tất cả 99 ngọn thuộc Hà Tỉnh. Trong núi có nhiều hang động, khe suối và một số ao hồ ở lưng núi và chân núi.
Trên núi Lĩnh có tới hàng trăm chùa, đền, miếu. Trong đó nổi tiếng và cổ kính là chùa Hương Tích, chùa Chân Tiên, gắn với huyền thoại lưu dấu chân người ngựa trên tảng đá (thuyết tiên giáng trần), chùa Thiên Tượng...
Núi Sơn Trà, Đà Nẵng
Sơn Trà là tên một bán đảo - một ngọn núi thuộc quận Sơn Trà, cách trung tâm thành phố à Nẵng 10 km về hướng ông Bắc. Núi Sơn Trà cao đến gần 700m, xưa nay được xem như đài khí tượng thiên nhiên của người dân nơi đây. Ngoài hành trình thú vị chinh phục đỉnh núi, các "tay phượt" cũng không bỏ qua vẻ đẹp cũng như việc ngâm mình thư giản ở Suối Tiên và suối Đá hoang sơ, mát lạnh.
Núi Bạch Mã, Thừa Thiên - Huế
Núi Bạch Mã có độ cao hơn 1.500m, nằm cách thành phố Huế 50km về phía nam. Tọa lạc gần biển nên không khí trên đỉnh núi mát mẻ, dễ chịu và được ví như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt. Đặc biệt, đứng trên đỉnh núi, du khách có thể thu vào tầm mắt toàn bộ cảnh hùng vỹ, quanh co uốn lượn của đèo Hải Vân, núi Túy Vân, đầm Cầu Hai và thành phố Huế thanh bình.
Để khám phá núi Bạch Mã, du khách đi theo một chuỗi các đường mòn độc đáo như đường mòn Trĩ Sao, đường mòn thác Đỗ Quyên, đường mòn thác Ngũ Hồ và đặc biệt là đường mòn Hải Vọng Đài. Với mỗi đường mòn, du khách sẽ khám phá nhiều cảnh trí khác nhau.
Hòn Bà, Nha Trang
Hòn Bà là một khu rừng nguyên sinh độ cao 1.578m, cách thành phố Nha Trang khoảng 60 km về phía Tây Nam, và là nơi bác sĩ Yersin từng sống và làm việc vào đầu thế kỷ 20.
Điều đặc biệt ở Hòn Bà là tạo mỗi độ cao khác nhau, bạn sẽ có những cảm nhận khác nhau để rồi khi đặt chân đến đỉnh, bạn thấy mình thanh tĩnh đến nhẹ nhàng. Ngoài chinh phục đỉnh núi, bạn đừng quên ghé vào thăm ngôi nhà gỗ mà bác sĩ Alexandre Yersin từng sống và làm việc, tham quan vườn thuốc quí còn lưu giữ hai cây trà trăm năm tuổi, thưởng thức đặc sản tươi ngon.
Langbiang, Lâm Đồng
Langbiang, núi Langbiang hay khu du lịch núi Langbiang là hai ngọn núi là Núi Ông và núi Bà cách thành phố Đà Lạt 12 km thuộc địa phận huyện Lạc Dương. Đỉnh Langbiang nằm ở độ cao 2.167 m so với mặt biển và được ví như "nóc nhà".
Rất nhiều người lầm tưởng cuộc dạo chơi thú vị bằng xe jeep đưa họ đến đỉnh Langbian song đó chỉ là đỉnh thấp của ngọn núi này, còn muốn chinh phục đỉnh núi, chỉ có một phương án duy nhất là đi bộ.
Núi Bà Đen, Tây Ninh
Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất miền Đông Nam bộ (986m). Tên núi gắn liền với câu chuyện về người con gái có nước da ngâm đen chung thủy và tiết hạnh. Núi Bà Đen thu hút khách thập phương vì cảnh núi non hùng vĩ, nhiều hang động, nhiều ngôi chùa nguy nga tráng lệ.
Hành trình chinh phục núi Bà Đen bắt đầu từ trạm dừng chân của cáp treo đến đỉnh và mất khoảng 2 giờ đồng hồ. Điểm thú vị là khác với lần tưởng ban đầu dựa trên độ cao, đường lên đỉnh núi khá vất vả với những vách đá dựng đứng, dây leo và đường mòn uốn lượn.
Núi Chứa Chan, Đồng Nai
Núi Chứa Chan còn gọi là núi Gia Ray, núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Với chiều cao 800m, đây là ngọn núi cao thứ hai khu vực Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long. Núi Chứa Chan nổi tiếng với phong cảnh hùng vĩ, cây đa hai gốc và chùa Gia Lào linh thiêng. Song với "dân đi bụi", đây là một ngọn núi hiếm hoi của miền Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố phiêu lưu, mạo hiểm cho một chuyến trekking thú vị. Song song với hành trình ấy, vẻ đẹp của đỉnh Chứa Chan với sương trên cỏ, mây ấp núi cũng để lại dấu ấn khó quên.
Núi Bà Rá
Núi Bà Rá thuộc phường Sơn Giang thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Người S'Tiêng gọi ngọn núi này là Bơnom Brah, nghĩa là Ngọn núi Thần. Đây là ngọn núi cao thứ 3 của Nam bộ.
Núi Bà Rá mê hoặc những người thích đi với độ dốc cao, những đoạn đu dây ngoạn mục, mùi ngai ngái của lá mục, cái hùng vĩ của những cây cổ thụ hơn tay người ôm hay sức sống bền bỉ của những nhánh lan vắt vẻo trên cao.
Theo 24h
Bồi hồi dạo bước thành cổ Marseille trong nắng Thành phố giữ gìn được vẻ đẹp kiến trúc cổ điển, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên vùng biển. Có thể bạn chưa từng đặt chân đến Pháp, nhưng cái tên Marseille đối với bạn chắc hẳn vô cùng quen thuộc, bởi đây chính là nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh...