“Đau xót vì không ngờ mẹ của bạn trai lại có phản ứng như thế…”
Anh ấy rất vui vẻ và muốn nói chuyện với mẹ để bọn em cưới nhau, nhưng không ngờ được rằng sau khi nghe tin đó thì bà ép bọn em phá thai trước.
Hỏi:
Em 23 tuổi, 4 năm về trước em có quen bạn trai em. Anh ấy hơn em một tuổi, tụi em quen nhau qua bạn bè giới thiệu. Yêu nhau được một năm thì anh dẫn em về ra mắt gia đình anh, bố mẹ anh rất quý em và ủng hộ chuyện tình cảm của hai đứa.
2 năm trôi qua, những ngày gần đây em phát hiện ra mình có bầu, anh ấy rất vui vẻ và muốn nói chuyện với mẹ để bọn em cưới nhau, nhưng không ngờ được rằng sau khi nghe tin đó thì bà ép bọn em phá thai trước.
Em cảm thấy đau xót và thất vọng vì không ngờ bà lại có phản ứng như thế. Sau khi thuyết phục không được, anh ấy đã phải dắt em đi bỏ thai. Lý do mẹ anh phản đối bởi vì anh trai của anh từng kết hôn với một người và cô ấy đã để lại con cho ông bà nội nuôi rồi bỏ anh trai của anh. Bây giờ mẹ anh sợ rằng anh lại rơi vào hoàn cảnh giống như thế.
Bạn trai của em từng có thời gian dài giận ba mẹ vì anh cho rằng cùng là con cái nhưng ba mẹ anh luôn yêu thương và cưng chiều anh trai của anh hơn. Chính vì thế mà một năm nay anh không nói chuyện với ba mẹ. Tuy nhiên vì lý do đó mẹ anh lại tưởng rằng do em xúi giục nên gọi điện mắng em thậm tệ.
Hiện giờ em cảm thấy bế tắc bởi vì gia đình và anh vẫn không hòa thuận được với nhau. Bọn em hiện có công việc ổn định, em làm ở công ty nội thất còn người yêu em thì làm ở bên điện lực. Tụi em tính bỏ đi nơi khác làm ăn. Nhưng thật sự trong hoàn cảnh này em vẫn cảm thấy bối rối nên mong nhận được từ chị lời khuyên để giúp em thêm lựa chọn. Cảm ơn chị!
(huevu…@gmail.com)
Em cảm thấy đau xót và thất vọng vì không ngờ bà lại có phản ứng như thế (Ảnh minh họa)
Chị Tâm An trả lời:
Video đang HOT
Em thân mến!
Đọc tâm sự của em, chị hiểu phần nào những bức xúc và đau khổ của em khi phải từ bỏ đi đứa con mình đang mang trong bụng và sự phản đối của gia đình bạn trai. Nhưng mong rằng em hãy đủ bình tĩnh và sáng suốt để nhìn nhận mọi chuyện của mình, em nhé!
Em và anh ấy đã có một cuộc tình rất đẹp, bạn trai em cũng là người có trách nhiệm với em. Kể cả sau việc đưa em đi phá thai thì tâm trạng của anh ấy cũng không khác gì em, vừa thương đứa con mình phải bỏ đi, vừa cảm thấy đau xót oán hận bố mẹ.
Nhưng em ạ, nếu đặt vào vị trí của bố mẹ, hẳn là họ cũng có những khó khăn riêng. Việc họ phải giải quyết vấn đề của anh trai em có thể đã khiến họ cảm thấy mệt mỏi, hơn nữa, có thể bố mẹ anh ấy kỳ vọng rằng sẽ có một đám cưới đàng hoàng hơn và em sẽ không mang thai trước. Như em thấy là ban đầu họ đã rất quý em, việc các em có thai khi bố mẹ anh ấy không đồng tình cộng thêm với sự thiếu quyết đoán của các em nên dẫn tới việc cả hai có những phản ứng tiêu cực và rời xa mối quan hệ với bố mẹ.
Bố mẹ anh ấy cũng có sai lầm khi ép em phải phá thai, nhưng rõ ràng họ cũng không muốn rằng vì việc này mà con trai họ lại không nói chuyện với họ cả năm, nên họ có đổ lỗi trách móc em cũng là điều khó tránh khỏi. Nếu như các em bình tĩnh hơn, kiên trì thuyết phục bố mẹ thì có thể mọi chuyện đã có những chuyển biến tốt đẹp.
Còn trong hoàn cảnh này, có lẽ các em nên tự quyết định cho tương lai. Điều thuận lợi là các em đều có công việc ổn định và không phụ thuộc vào kinh tế gia đình, hơn nữa, các em cũng là những người đã trưởng thành và hoàn toàn có thể tự quyết định về tình yêu vàhôn nhân của mình. Hãy quên đi nỗi buồn trong quá khứ, và hãy quên mọi điều phiền muộn để bắt đầu cho một cuộc sống tốt đẹp hơn của cả hai, em nhé!
Chúc em mọi điều tốt lành!
Chị Tâm An của chuyên mục Chuyện khó nói sẽ tư vấn giúp bạn các vấn đề xoay quanh những thắc mắc về tình yêu, hôn nhân, gia đình. Hãy gửi những băn khoăn của bạn về địa chỉ email tinhyeuhonnhan@afamily.vn. Chuyện khó nói sẽ giữ bí mật thông tin cá nhân của bạn (Yêu cầu thư gửi về phải viết có dấu). Chuyên mục Chuyện khó nói mời bạn đón đọc những bài tư vấn trên aFamily vào 11 giờ các ngày thứ 3 và Chủ Nhật trong tuần.
Theo Afamily
Những 'tai nạn' khi giao tiếp phi ngôn ngữ
Dạng giao tiếp phổ biến nhất mà chúng ta ít khi nhận thấy đó là giao tiếp phi ngôn ngữ. Nó biểu hiện thông qua tất cả các hành vi, cử chỉ, tương tác giữa con người với nhau nhưng không bằng ngôn ngữ. Đây cũng được xem là dạng giao tiếp có thể vượt mọi biên giới về ngôn ngữ quốc gia. Tuy nhiên, càng ứng dụng nó một cách phổ biến, người ta càng nhận thấy có rất điều đáng bàn về dạng ngôn ngữ này.
Giải mã một hành vi phi ngôn ngữ nhưng ở những nền văn hóa khác nhau cho thấy các cách thông tin nhận được là khác nhau, và nhiều khi là thông tin trái chiều. Tổng hợp về giao tiếp phi ngôn ngữ của các nền văn hóa phổ biến trên thế giới được trình bày dưới đây chủ yếu xem xét dạng hành vi giao tiếp phi ngôn ngữ ở một số biểu hiện, như ánh mắt, các dạng biểu cảm trên khuôn mặt, tiếp xúc cơ thể, cử chỉ tay, không gian riêng tư khi trò chuyện, âm lượng giọng nói và các hành vi biểu cảm.
Cẩn trọng khi giao tiếp phi ngôn ngữ.
Mexico
Chống tay vào hông được xem là hành vi thể hiện sự đối kháng thù địch. Bắt tay được dùng cho cả nam giới lẫn phụ nữ khi chào hỏi, nhưng nam giới thường bắt tay lâu hơn và nắm tay chặt hơn. Với quan hệ bạn bè hoặc thân thiết hơn, nam giới thường chào hỏi nhau bằng động tác ôm và vỗ nhẹ vào lưng, phụ nữ thường được ôm và hôn nhẹ vào má.
Mỹ
Nhìn thẳng vào mắt người đối diện là được xem là hành vi thể hiện sự tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp thông thường, đặc biệt là trong kinh doanh. Trong dùng bữa, hạn chế tốt đa việc để cả khuỷu tay lên bàn, đây là hành vi được xem là không lịch sự. Sử dụng ngón trỏ với lòng bàn tay úp xuống dưới, vẫy về hướng cơ thể là cử chỉ ra dấu hiệu muốn gọi ai đó. Giơ ngón tay giữa là hành vi rất xấu ở Mỹ. Xếp hàng chờ đến lượt phải được tôn trọng thực hiện. Phụ nữ chào hỏi nhau bằng cái ôm nhẹ, trong khi nam giới thường hôn nhẹ vào má người phụ nữ trong lần gặp đầu tiên.
Argentina
Để nâng chén chúc mừng ai đó thì nhấc chén của mình lên và nói "salud". Khi dùng xong bữa, nĩa và dao ăn của bạn đặt ở giữa đĩa ăn. Hành động giơ nắm đấm tay lên cao và hướng ra ngoài là biểu tượng của chiến thắng. Người Argentina có xu hướng đứng gần nhau hơn trong khi trò chuyện so với người Mỹ hay châu Âu. Khi rót rượu không nên cầm ở cổ chai và ngửa lòng bàn tay lên.
Bị coi là thô lỗ nếu ngáp nơi công cộng. Luôn rót đồ uống bằng tay phải (không bao giờ được rót bằng tay trái).Tay chống nạnh được xem là thái độ thù địch và khiêu chiến. Phụ nữ vỗ vào đùi được xem như hành động khiêu dâm. Chào hỏi khi gặp gỡ thường bằng cái bắt tay nồng ấm giữa những người đàn ông và hôn tay nếu là phụ nữ.
Brazil
Ánh mắt nhìn người đối diện rất quan trọng trong giao tiếp đối với người Brazil. Cử động tay được sử dụng nhiều trong giao tiếp để nhấn mạnh ý của người nói, đặc biệt hành động sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ siết nhẹ dáy tay là hành động biểu hiện sự cảm kích, ngưỡng mộ và đánh giá cao ai đó.
Chile
Nam giới đứng dậy khi phụ nữ bước vào phòng. Rót rượu tay phải và ngáp phải che miệng. Ngửa lòng bàn tay hướng lên, các ngón tay duỗi thẳng ra vẫy ngược vào trong là cử chỉ ám chỉ ai đó ngốc nghếch.
Colombia
Để ám chỉ rằng ai đó keo kiệt, người Colombia thường có hành động lấy các ngón tay của tay này gõ nhẹ vào khuỷu tay kia. Đặt muỗng và dao ăn ngang đĩa ăn để ra hiệu mình đã kết thúc dùng bữa. Phụ nữ chào hỏi giao tiếp bằng cách cầm nhẹ ống tay (phần trên cổ tay và dưới khuỷu tay), thay vì bắt tay như thông thường.
Costa Rica
Người Costa Rica tắm rất nhiều lần trong ngày và những người khách cũng được mong muốn làm điều tương tự. Nắm đấm tay lại với ngón cái nhô ra giữa ngón trỏ và ngón giữa được xem như một cử chỉ rất thô lỗ. Rung tay, chân được xem là mất lịch sự.
Iran
Tháo giày trước khi vào nhà và các ngôi đền Hồi giáo. Bắt tay với trẻ con là thể hiện sự tôn trọng với ba mẹ chúng. Là thô lỗ khi trỏ ngón cái thẳng lên phía trên. Để ra hiệu đồng ý, người Iran gật và ngẩng nhẹ đầu lên.Ra hiệu không hay từ chối người Iran ngẩng đầu lên cao vào gật mạnh.
Saudi Arabia
Phụ nữ không được phép lái xe. Tránh để nhìn thấy đế giày, cái này được coi như phần thấp hèn và dơ bẩn nhất của con người. Cầm dọc cánh tay, bàn tay đặt vào khuỷu tay người đối diện thể hiện sự tôn trọng và quý mến. Khoanh chân là hành vi thể hiện sự không tôn trọng người đối diện.
Lòng bàn tay úp xuống, chỉ thẳng ngón trỏ hướng xuống là hành vi xỉ nhục người khác. Người lớn tuổi chào hỏi giao tiếp bằng cách nói "Salaam", nam giới chào hỏi bằng cách ôm và hôn, trong khi phụ nữ thường đeo mạng che mặt và không được giới thiệu ở Saudi Arabia.
Theo VNE
Ly dị vì bà vợ hay so sánh "Anh mở to mắt mà coi anh Ân kìa. Chồng người ta thấy mà ham, công danh thành đạt, bảnh bao lịch sự. Đằng này...", nghe vợ so mình với ông hàng xóm, anh Hoàng tự ái, càng nhậu nhẹt bê tha. Chị Kim Oanh (phường 16, quận 4, TP HCM) thường tự hào khoe với các chị em rằng chồng mình hiền...