Đau vùng mông trong những ngày “đèn đỏ”: Dù ít gặp nhưng có thể do những bệnh nghiêm trọng này gây ra
Tiến sĩ Kelly Kasper, bác sĩ sản phụ khoa tại Đại học Indiana Health, thừa nhận rằng có những người phụ nữ thực sự phải qua những cơn đau mông trong những ngày có kinh nguyệt.
Thông thường, thủ phạm của sự đau mông trong những ngày “đến tháng” là do căng cơ
Chia sẻ về vấn đến này, bác sĩ Elizabeth Kavaler, trợ lý giáo sư lâm sàng tiết niệu tại Weil Cornell Medical College và là giám đốc phụ khoa niệu tại Bệnh viện Lenox Hill cho biết: Chuột rút, sưng tử cung và đầy hơi có thể gây áp lực lên cơ mông của bạn. Khi các cơ căng đến mức nhất định nó có thể co thắt, gây đau ở lưng dưới, xương chậu và mông. Điều này cũng có thể làm cho bạn cảm thấy như bạn phải đi tiểu ngay lập tức.
Chuột rút, sưng tử cung và đầy hơi có thể gây áp lực lên cơ mông của bạn.
“Đau mông trong những ngày này đặc biệt phổ biến nếu bạn có tử cung nghiêng về phía lưng. Các dây thần kinh của các bộ phận bên cạnh được liên kết với nhau, do đó, cơn đau xuất phát từ một nơi có thể được cảm nhận ở một nơi khác. Hầu hết tử cung của phụ nữ nghiêng về phía trước, vì vậy họ cảm thấy tử cung co thắt trong bụng chứ không phải ở phía sau lưng. Nhưng nếu tử cung của bạn nghiêng theo hướng ngược lại, bạn có thể cảm thấy đau ở lưng hoặc mông”, tiến sĩ Christine Herde, phó chủ tịch phòng tập thể dục tại CareMount Medical ở New York, nói.
Đau nhức nhẹ ở mông trong kì đèn đỏ có thể không có gì phải lo lắng, nhưng nếu nghiêm trọng, nó có thể là dấu hiệu của một bệnh nào đó
Bác sĩ Kavaler khuyên bạn nên thư giãn cơ bắp thông qua tập thể dục, tắm, massage hoặc làm bất cứ điều gì bạn cảm thấy thoải mái để giảm cơn đau. Nếu cần thiết, có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về việc uống thuốc giảm đau.
Bạn nên thư giãn cơ bắp thông qua tập thể dục, tắm, massage hoặc làm bất cứ điều gì bạn cảm thấy thoải mái để giảm cơn đau.
Video đang HOT
Nếu ngay cả uống thuốc giảm đau cũng không có tác dụng, cơn đau ở mông ngày càng dữ dội thì bạn nên cân nhắc khả năng do lạc nội mạc tử cung – bệnh khiến cho các mô phát triển bên ngoài tử cung và gây đau.
Tiến sĩ Christine Greves, bác sĩ sản phụ khoa được chứng nhận tại Bệnh viện dành cho phụ nữ và trẻ sơ sinh Winnie Palmer, nói rằng, nếu mô này đang phát triển gần một dây thần kinh kết nối với mông, chẳng hạn như dây thần kinh hông, bạn có thể cảm thấy đau ở các cơ mông. Khả năng bị lạc nội mạc tử cung quanh mông hoàn toàn có thể xảy ra dù là với tỉ lệ thấp.
Một vấn đề khác có thể dẫn đến đau cơ mông là do tử cung mở rộng bởi tình trạng u xơ tử cung. Sự tăng trưởng của khối u trong tử cung có thể phát triển trong những năm sinh đẻ của người phụ nữ. Các khối u này có thể làm cho tử cung đẩy vào lưng hoặc mông và có triệu chứng phổ biến là chảy máu nhiều một cách bất thường.
Nếu ngay cả uống thuốc giảm đau cũng không có tác dụng, cơn đau ở mông ngày càng dữ dội thì bạn nên cân nhắc khả năng do lạc nội mạc tử cung.
Trong một số trường hợp, cơn đau xuất hiện ở trực tràng hoặc hậu môn chứ không phải ở cơ bắp vùng mông
“Điều này có thể là do táo bón gây ra”, tiến sĩ Kasper nói. Và với nguyên nhân này, chị em chỉ cần khắc phục bằng cách ăn thức ăn giàu chất xơ và uống nhiều nước hoặc sử dụng chất làm mềm phân nếu cần thiết.
“Đau hậu môn cũng có thể có khả năng do lạc nội mạc tử cung. Tổn thương nội mạc tử cung đôi khi đè trên dây thần kinh có kết thúc trên xương chậu. Khi bị kích ứng, dây thần kinh này có thể gây đau đớn cho vùng da xung quanh hậu môn tăng cường trong thời gian kinh nguyệt”, tiến sĩ Aimee D. Eyvazzadeh, bác sĩ sản phụ khoa chuyên về nội tiết sinh sản tại trường Cao đẳng sản phụ khoa Mỹ cho biết.
“Nếu nó nằm ở trực tràng, đại tràng chậu, hoặc các bộ phận khác của đường tiêu hóa, lạc nội mạc tử cung đôi khi cũng có thể gây đau ở ruột”, Michelle Cohen, một bác sĩ chuyên khoa dạ dày tại Mount Sinai, Brooklyn Heights, nói thêm.
Trong một số trường hợp, cơn đau xuất hiện ở trực tràng hoặc hậu môn chứ không phải ở cơ bắp vùng mông.
Bệnh lạc nội mạc tử cung ở ruột có thể đi kèm với các triệu chứng khác như đau bụng, chảy máu trực tràng, táo bón, tiêu chảy và đầy hơi. Nó có thể “bắt chước” các bệnh như hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm ruột nên dễ nhầm lẫn. Do đó, một bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và bác sĩ phụ khoa thường phải làm việc cùng nhau để tìm ra nguyên nhân thực sự.
Tiến sĩ Eyvazzadeh khuyến cáo: Lạc nội mạc tử cung thường không được chẩn đoán bởi vì mọi người cho rằng cơn đau là bình thường, nhưng việc trì hoãn điều trị có thể dẫn đến các vấn đề khác như sẹo ống dẫn trứng và chất lượng trứng giảm đi, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Vì vậy, điều quan trọng là phải nhận ra các triệu chứng nghiêm trọng. Các dấu hiệu khác của bệnh lạc nội mạc tử cung bao gồm các chảy máu kinh nguyệt nặng hoặc bất thường và đau khi quan hệ tình dục.
“Nếu cơn đau mông của bạn tồi tệ hơn trong suốt những ngày có kinh nguyệt và kéo dài cả tháng thì nó thực sự có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích hoặc trĩ”, tiến sĩ Kasper nói. Chính vì vậy, ông khuyên mọi người nên giữ một cuốn nhật ký ghi lại các cơn đau để xác định xem nó có thực sự liên quan đến thời kì kinh nguyệt của bạn hay không.
Nguồn: Self
Theo Helino
"Quan hệ" đường miệng có hại cho "vùng kín" không? - Bạn sẽ bất ngờ với câu trả lời của bác sĩ
Chúng ta vẫn hi vọng "quan hệ" đường miệng không gây hại gì cho cả 2 người nhưng rõ ràng đây là vấn đề đáng quan tâm và tốt hơn hết vẫn nên nghe qua lời khuyên của bác sĩ.
Trong một cuộc Cuộc thăm dò tình dục ở châu Mỹ năm 2015 của các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Xúc tiến Sức khỏe Tình dục, Trường Y tế Công cộng, Đại học Indiana, Hoa Kỳ, 85% phụ nữ được hỏi đã thừa nhận có quan hệ tình dục đường miệng. Dựa trên kết quả nghiên cứu này có thể thấy rõ ràng đây là một phần quan trọng trong đời sống tình dục của hầu hết các cặp đôi.
Mặc dù là hoạt động tình dục phổ biến, nhưng không có nhiều thông tin rõ ràng về những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn đối với kiểu "quan hệ" này. Hầu hết các hướng dẫn an toàn tình dục đều tập trung vào giao hợp đường âm đạo và hậu môn. Và hầu như rất ít người đặt ra vấn đề: Liệu việc quan hệ tình dục bằng miệng có gây ra bất kì mối đe dọa nào đối với sức khỏe của âm đạo không?
Tiến sĩ Alyssa Dweck, một bác sĩ sản phụ khoa ở New York và là đồng tác giả của cuốn "The Complete A to Z for Your V (Toàn bộ từ A-Z những điều cần biết về vùng kín - tạm dịch) nói với Health: "Quan hệ tình dục bằng miệng không hẳn đã gây hại đối với âm đạo của bạn. Có một môi trường tự nhiên của vi khuẩn trong miệng và âm đạo. Với những người có hệ thống miễn dịch bình thường, khỏe mạnh, thì các hoạt động tình dục này diễn ra tự nhiên sẽ không có vấn đề gì".
Mặc dù nước bọt của bạn tình có thể an toàn, nhưng miệng, môi và cổ họng của anh ấy có thể không. Nếu anh ấy bị cảm lạnh, đau họng... mà vẫn tiếp xúc với vùng da quanh âm đạo thì anh ấy có thể sẽ truyền virus cho bạn. Trong nhiều trường hợp, virus herpes ở miệng anh ấy có thể biến thành virus herpes sinh dục ở bạn, kết quả là "vùng kín" của bạn bị nhiễm trùng. "Rất nhiều người không nghĩ đến thực tế là nếu một người bạn tình có virus herpes và sau đó thực hiện quan hệ tình dục đường miệng với một người phụ nữ, cô ấy sẽ có nhiều nguy cơ nhiễm herpes sinh dục", tiến sĩ Dweck giải thích.
Herpes không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) duy nhất mà một người phụ nữ có thể "nhận được" sau khi được "quan hệ" đường miệng. Bệnh lậu và chlamydia có thể lây truyền nếu người bạn tình của bạn bị nhiễm một trong những STD này trong cổ họng. HIV là một mối đe dọa khác cũng cần cẩn trọng. Theo Tiến sĩ Dweck "nếu một người bạn tình HIV dương tính và có "quan hệ" đường miệng cho bạn, các virus có thể xâm nhập vào máu của bạn thông qua một vài vết xước hoặc đau trong âm đạo".
Tiếp theo là nguy cơ nhiễm virus HPV (hoặc papillomavirus) ở người. Trong khi chưa có nhiều bằng chứng rõ ràng về khả năng lây nhiễm virus này quan con đường quan hệ tình dục bằng miệng nhưng theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, một số nghiên cứu cho rằng điều này là có thể. Nếu bạn tình của bạn bị nhiễm HPV trong cổ họng và anh ta mang một trong các loại siêu vi khuẩn liên quan đến ung thư cổ tử cung, anh ta có thể truyền siêu vi khuẩn này cho bạn và làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Ngoài ra, Tiến sĩ Dweck nói thê: "Nếu một người phụ nữ đang có kinh nguyệt thì việc người đàn ông có quan hệ đường miệng cho cô ấy là một ý tưởng không khôn ngoan chút nào bởi vì một lần nữa, nhiễm trùng có thể lây truyền qua máu hoặc tiếp xúc với chất lỏng cơ thể".
Vì vậy, nếu "quan hệ" đường miệng là điều không thể thiếu trong cuộc sống của bạn thì tốt nhất bạn nên thận trọng. "Chúng tôi khuyên bạn nên đề phòng với hoạt động tình dục bằng miệng và đường sinh dục. Nếu bạn không biết tình trạng STD của bạn tình, hãy đeo bao cao su khi giao hợp. Trong khi quan hệ tình dục bằng miệng, hãy che âm đạo của bạn bằng một chiếc màng nha khoa - một miếng màng mỏng đặt trên âm hộ. Bằng cách này, lưỡi và miệng của bạn tình không thể tiếp xúc trực tiếp với vùng âm đạo của bạn. Mặc dù cách này có thể ảnh hưởng đến cả 2 nhưng an toàn vẫn tốt hơn đúng không", tiến sĩ Dweck nói.
Nguồn: Health
Theo Helino
Tưởng là cơn đau kinh nguyệt thông thường, nữ nhà văn không ngờ trong cơ thể mình lại có một khối u quái Luôn phải cố gắng chịu đựng những cơn đau bất thường trong kỳ kinh nguyệt của mình, Calle Hack đi khám và không nghĩ rằng mình đang có một khối u nang bì buồng trứng (dermoid cyst). Calle Hack là một nữ nhà văn trẻ sống tại Chicago (Hoa Kỳ). Cô từng phải trải qua 15 năm dài chịu đựng một loạt các...