Đau vùng cơ hoành có nguy hiểm không?
Cơ hoành, hay cơ hoành ngực, là một mảng cơ hình vòm, phân chia lồng ngực với ổ bụng. Đây là cơ chính mà cơ thể sử dụng khi thở.
Cơ hoành sẽ dịch chuyển xuống dưới để phổi có thể ấy đầy không khí khi hít vào. Sau đó nó lại dịch chuyển lên trên trong khi thở ra, khiến phổi hết không khí.
Đôi khi mọi người có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu ở cơ hoành, mặc dù trong một số trường hợp đau có thể đến từ vùng cơ thể khác gần đó.
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất của đau vùng cơ hoành và cách điều trị.
Nguyên nhân gây đau cơ hoành
Có nhiều nguyên nhân gây đau vùng cơ hoành, hoặc cảm giác đau tương tự, bao gồm:
1. Thương tích
Tác động mạnh hoặc thủ thuật ngoại khoa có thể làm tổn thương cơ hoành. Đau trong trường hợp này có thể ngắt quãng hoặc liên tục.
Một số loại chấn thương có thể gây rách cơ hoành. Đây là một tình trạng nặng gọi là vỡ cơ hoành, chụp cắt lớp vi tính hoặc soi lồng ngực có thể chẩn đoán được tình trạng này.
Các triệu chứng bao gồm:
đau bụng
khó thở
đau ngực hoặc vai
ho
tim đập nhanh
buồn nôn
nôn
Cơ thể phải hô hấp liên tục, do đó cơ hoành luôn luôn di chuyển và chỗ rách sẽ không thể tự lành. Do đó, bắt buộc phải mổ để sửa chữa.
2. Các vấn đề về cơ xương
Chấn thương, cử động vặn người và ho gắng sức có thể làm căng cơ liên sườn, gây đau giống như đau cơ hoành. Đau do gãy xương sườn cũng giống với đau cơ hoành.
Các lựa chọn điều trị bao gồm:
thuốc giảm đau không kê đơn (OTC), như ibuprofen (Advil) hoặc naproxen (Aleve)
chườm lạnh trong 72 giờ đầu tiên
chườm nóng sau 72 giờ đầu tiên
các bài tập thở
vật lý trị liệu
Xương sườn bị gãy xương hoặc gãy xương có xu hướng tự lành trong vòng 6 tuần, nhưng các phương pháp điều trị sau đây có thể làm giảm bớt các triệu chứng trong thời gian này:
nghỉ ngơi
tránh hoạt động mạnh
chườm lạnh
uống thuốc giảm đau thông thường
tiêm gây tê xung quanh các dây thần kinh gần xương sườn
tập thở
Trước đây người ta thường dùng băng ép cho xương sườn bị gãy, nhưng chúng có thể cản trở việc thở sâu và làm tăng nguy cơ viêm phổi. Do đó, hiện các bác sĩ không còn khuyên băng ép nữa.
3. Hoạt động cường độ cao
Video đang HOT
Gắng sức hít thở trong khi hoạt động nặng có thể khiến cơ hoành co thắt, dẫn đến đau dữ dội hoặc đau tức.
Đau thường đủ nặng để cản trở hô hấp. Nhiều người cảm thấy mình không thể hít vào đầy đủ và thoải mái. Các triệu chứng sẽ nặng lên nếu hoạt động tiếp tục.
Nếu đau cơ hoành xảy ra trong khi tập thể dục, tốt nhất là nghỉ giải lao cho đến khi cơn co thắt tan đi. Thói quen khởi động thích hợp có thể ngăn ngừa loại đau này.
4. Bệnh túi mật
Bệnh túi mật là thuật ngữ chung chỉ nhiều tình trạng bệnh. Đau trong túi mật có thể cảm thấy giống như đau cơ hoành khiến mọi người bị nhầm.
Các triệu chứng khác của bệnh túi mật bao gồm:
thay đổi tiểu tiện hoặc đại tiện
ớn lạnh hoặc sốt
tiêu chảy
buồn nôn
vàng da và vàng mắt
nôn mửa
Hầu hết các trường hợp bệnh túi mật xảy ra do viêm và kích thích thành túi mật (viêm túi mật). Các vấn đề khác ở túi mật bao gồm sỏi mật, tắc mật và ung thư.
Điều trị bệnh túi mật sẽ phụ thuộc vào loại bệnh. Các lựa chọn có thể bao gồm thuốc để kiểm soát đau, thuốc chống viêm hoặc phẫu thuật cắt túi mật.
Thay đổi lối sống có thể ngăn ngừa hoặc quản lý bệnh túi mật bao gồm:
giảm cân từ từ và đều đặn (nếu thừa cân)
quản lý bệnh tiểu đường và các tình trạng sức khỏe khác
tập thể dục thường xuyên
bỏ thuốc lá
hạn chế uống rượu
5. Thoát vị cơ hoành
Thoát vị cơ hoành xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực qua lỗ hở ở đáy cơ hoành.
Lỗ hở (được gọi là lỗ thực quản) cho phép thực quản đi qua cơ hoành để nối với dạ dày.
Thoát vị cơ hoành nhỏ hơn thường không gây lo ngại.
Nhiều người thậm chí không biết là mình bị thoát vị cơ hoành khi không có triệu chứng.
Tuy nhiên, thoát vị cơ hoành lớn hơn có thể gây ra các triệu chứng như:
trào ngược axit
phân đen hoặc đẫm máu
đau ngực hoặc đau bụng
khó nuốt
ợ nóng
trào ngược thức ăn lên miệng
thở nông
nôn
Thuốc là cách điều trị phổ biến nhất để quản lý thoát vị cơ hoành. N hững thay đổi lối sống sau đây cũng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng:
ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ba bữa lớn
tránh các thức ăn có chất béo hoặc có tính axit và các món ăn gây ợ nóng
bữa ăn cách giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng
bỏ thuốc lá
duy trì cân nặng khỏe mạnh
nằm đầu cao khoảng 15cm để tránh trào ngược axit qua đêm
Nếu thoát vị cơ hoành rất lớn hoặc gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, có thể phải phẫu thuật.
6. Mang thai
Khi thai kỳ tiến triển, tử cung to lên và đẩy cơ hoành lên lên, chèn ép vào phổi và gây khó thở, đau nhẹ hoặc khó chịu.
Những triệu chứng này không đáng lo và sẽ hết sau khi sinh.
Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu thấy các triệu chứng sau:
đau dữ dội hoặc liên tục
ho dai dẳng
khó thở nhiều
7. Viêm màng phổi
Viêm màng phổi là tình trạng viêm ở màng phổi, lớp mô phủ bên trong khoang ngực bao quanh phổi.
Màng phổi bị viêm gây đau ngực dữ dội khi thở, cùng với đó là khó thở. Trong một số trường hợp viêm màng phổi cũng dẫn đến ho và sốt. Đôi khi đau có thể lan lên vai và xuyên ra sau lưng.
Điều trị bao gồm dùng thuốc để kiểm soát đau và điều trị bệnh lý nền. Các tình trạng liên quan có thể cần điều trị bao gồm nhiễm trùng, rối loạn tự miễn dịch và bệnh hồng cầu liềm.
8. Viêm phế quản
Viêm phế quản là viêm lớp niêm mạc của các ống phế quản – hệ thống vận chuyển không khí ra vào phổi. Viêm phế quản có thể là cấp tính hoặc mạn tính.
Viêm phế quản gây đau ngực dễ nhầm với đau cơ hoành. Các triệu chứng khác bao gồm:
ớn lạnh
ho
mệt mỏi
sốt
khó thở
đờm đặc có màu
Viêm phế quản cấp tính thường phát triển từ cảm lạnh và sẽ tự hết trong vòng một tuần hoặc hơn. Thuốc ho và thuốc giảm đau có thể làm dịu các triệu chứng cho đến khi hết nhiễm trùng.
Viêm phế quản mạn tính cần được chăm sóc y tế. Các lựa chọn điều trị bao gồm thuốc hít, thuốc chống viêm và phục hồi chức năng phổi để giúp người bệnh dễ thở hơn.
9. Viêm phổi
Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng gây viêm các túi khí (phế nang) trong phổi. Nguyên nhân có thể là vi khuẩn, vi rút hoặc nấm. Các triệu chứng bao gồm:
khó thở
tức ngưc
ớn lạnh
ho có đờm hoặc mủ
sốt
Một số trường hợp viêm phổi có thể nguy hiểm tính mạng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người già và những người có vấn đề về sức khỏe khác.
Điều trị nhằm mục đích chữa khỏi nhiễm trùng và ngăn ngừa biến chứng. Các lựa chọn điều trị bao gồm kháng sinh, thuốc ho và giảm đau. Một số trường hợp có thể cần nằm viện.
10. Các nguyên nhân khác
Những nguyên nhân hiếm gặp hơn có thể gây đau cơ hoành bao gồm:
lupus
viêm tụy
tổn thương thần kinh
Phẫu thuật tim hoặc xạ trị cũng có thể gây đau giống như đau cơ hoành.
Những điều cần nhớ
Đau vùng cơ hoành có nguy hiểm hay không là phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Ví dụ, những người bị đau cơ hoành do tập thể dục sẽ giảm nhẹ sau khi nghỉ ngơi.
Những người bị rách cơ hoành có thể mất nhiều thời gian hơn để phục hồi. Phục hồi sẽ phụ thuộc vào loại chấn thương và những thương tích khác gây ra.
Người bị các bệnh mạn tính gây đau cơ hoành, như viêm phế quản mạn tính và thoát vị cơ hoành, có thể giảm triệu chứng nhờ sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và các phương pháp điều trị y tế khác.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Đinh ghim sắt chui tọt vào phế quản bé gái 12 tuổi
Trong lúc đang chơi đùa với em ở nhà, bé gái 12 tuổi (Sơn La) nhặt được chiếc đinh ghim sắt vốn dùng để ghim giấy, liền cầm nghịch chơi. Trong lúc ngậm ở miệng sơ ý cô bé đã nuốt phải chiếc ghim này.
Tai nạn xảy ra chiều 17/5 và bệnh nhi đã được gia đình đưa đến BV Đa khoa Mộc Châu (Sơn La) ngay sau đó bởi bé liên lục ho sặc, khạc ra máu, nôn nhiều.
Tại đây, bệnh nhi được chụp X- quang, bác sĩ xác định trong lồng ngực bé có dị vật hình đinh ghim đã chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Nhi Trung ương để theo dõi và tiếp tục điều trị.
Hình ảnh đinh ghim trong lồng ngực bệnh nhân qua chụp X- quang.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ chẩn đoán có dị vật là một chiếc đinh ghim dài khoảng 1,5cm nằm ở vị trí thành ngực của bé gái. Các bác sĩ đã hội chẩn và quyết định phẫu thuật nội soi lấy dị vật ra khỏi lồng ngực của bé.
Ngay trong chiều 18/5, các bác sĩ khoa Hô hấp đã thực hiện ca phẫu thuật nội soi gắp dị vật cho bệnh nhi. Sau hơn 10 phút làm thủ thuật, các bác sĩ đã lấy ra được một chiếc đinh ghim bằng sắt dài 1,5cm, loại đế nhựa để ghim giấy nằm trong phế quản gốc trái của bệnh nhi.
Các bác sĩ cho biết, may chiếc đinh ghim được lấy ra kịp thời nên đã không nguy hại đến tính mạng của bé. Hiện sức khỏe bé đã ổn định và đã được ra viện.
Cảnh báo tai nạn hóc dị vật rất phổ biến
Tại khoa Quốc tế, BV Nhi Trung ương cũng đang điều trị ca hóc dị vật là bé trai 1 tuổi, quốc tịch Úc. Bệnh nhân được đưa tới viện hôm 20/5 do nghi ngờ hóc dị vật sau ăn.
Người nhà bệnh nhân cho biết, trước thời điểm nhập viện một ngày, bé trai bị ho sặc sụa, thở rít sau ăn, gia đình nghi ngờ con hóc dị vật nên đã đưa đến BV Nhi Trung ương khám.
Nghi ngờ có hóc dị vật, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và quyết định nội soi tìm dị vật đường thở cho bé trai. Sau gần 10 phút nội soi, ê kíp phẫu thuật đã gắp ra được dị vật là đầu hạt ngô trong khí quản của bé trai. Đây chính là căn nguyên khiến bé ho sặc sụa, thở rít.
TS.BS Lê Thanh Chương, Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương cảnh báo, tai nạn hóc dị vật là rất phổ biến ở trẻ em. Mỗi năm, viện Nhi tiếp nhận hàng trăm ca hóc dị vật, cá biệt có tuần ngày nào cũng có bệnh nhi hóc dị vật nhập viện.
"Hóc dị vật trẻ em có đủ thể loại, từ hóc dị vật thức ăn, đồ chơi, đồng xu, cúc áo, bi sắt... và cả những ghim cài giấy, gim sắt như trường hợp trên. Những trường hợp hóc dị vật sắc nhọn rất nguy hiểm bởi dị vật nhọn có thể gây thủng thực quản, đe dọa tính mạng trẻ", TS Chương cảnh báo.
Theo TS. BS. Lê Thanh Chương, moi lưa tuôi đều co thê bi di vât đương thơ, hay găp nhât la tre dươi 4 tuôi. Khi bị sặc, hóc dị vật, nếu để lâu có thể dẫn đến tình trạng ho ra máu, gây viêm nhiễm hoặc áp xe quanh dị vật. Nguy hiểm hơn, khi bị sặc, dị vật chui vào đường thở, có thể bịt đường thở, gây suy hô hấp cấp dẫn đến tử vong.
Do vậy, trong trường hợp bị sặc, nhất là đối với trẻ nhỏ, nếu có biểu hiện tím tái, khó thở thì phải tiến hành cấp cứu ngay tại chỗ bằng thủ thuật dùng tay ép chặt vào bụng nhằm tạo một áp lực mạnh trong đường dẫn khí để đẩy dị vật ra khỏi đường hô hấp trên. Sau đó, phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, điều trị kịp thời.
Tuyệt đối không cho trẻ chơi các đồ chơi nhỏ li ti, các vật nhỏ, khi ăn cần để ý không cho trẻ vừa cười đùa vừa ăn rất dễ gây sặc. Đặc biệt mùa hè đang đến gần, các loại trái cây có hạt như nhãn, vải rất nhiều, phải cẩn trọng khi cho trẻ ăn để phòng hóc rất nguy hiểm.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Hy hữu bào thai 5 tháng "đi lạc" ổ bụng Thai phụ Đ.T.H.H (36 tuổi, ngụ tại TPHCM) nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, qua thăm khám và chẩn đoán hình ảnh bác sĩ xác định bào thai 5 tháng tuổi đã "đi lạc" vào ổ bụng. Ngày 22/5, thông tin từ Bệnh viện Hùng Vương cho hay, người bệnh H. nhập viện với các biểu hiện đau bụng dữ...