Đau vùng bụng ở trẻ nhỏ: Không chủ quan
Cơn đau vùng bụng là một trong những biểu hiện phổ biến, gặp hằng ngày tại các phòng khám và cấp cứu của các bệnh viện.
Ảnh minh họa.
Nhiều trường hợp đau ở vùng bụng khiến cho các nhà chuyên môn rất khó xác định bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp. Biết nguyên nhân dẫn đến những cơn đau vùng bụng ở người lớn đã khó, ở trẻ nhỏ lại càng khó hơn.
Bệnh… tâm lý
Đau ở vùng bụng, thường được gọi tắt là “đau bụng” không phải là một bệnh như một số người hay nói, mắc bệnh đau bụng, mà “đau bụng” chỉ là một biểu hiện của rất nhiều bệnh khác nhau.
Các bệnh gây ra đau ở vùng bụng không chỉ là biểu hiện bệnh của các bộ phận cơ thể nằm ngay trong ổ bụng, mà còn là biểu hiện của các bệnh nằm ngoài ổ bụng và thậm chỉ là bệnh toàn thân. Ngoài ra, những cơn đau ở vùng bụng còn có nguyên nhân từ… tâm lý.
Trước một ca bị “đau bụng”, nhất là ở trẻ nhỏ, thầy thuốc chuyên khoa Nhi nhiều khi không thể kết luận một cách chính xác ngay biểu hiện này do đâu mà có.
Việc thăm khám, theo dõi, các xét nghiệm, phượng tiện chẩn đoán bằng hình ảnh (như siêu âm, X quang, nội soi, CT Scan…) giúp cho việc chẩn đoán xác định và đề ra một phương pháp điều trị có hiệu quả.
Các biểu hiện
Sau đây là một số bệnh gây ra những cơn đau ở vùng bụng, với các biểu hiện đi kèm thường thấy ở trẻ em:
- Ngộ độc thức ăn: Sau ăn thức ăn nguội, lạnh, ôi thiu… thậm chí là các thức ăn bình thường, nhưng sau ăn cảm giác khó chịu ở bụng, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.
Video đang HOT
- Viêm dạ dày ruột: Sau khi ăn, uống những loại thực phẩm không phù hợp. Đau bụng kèm theo nôn.
- Lồng ruột: Đa số gặp ở trẻ nhỏ bụ bẫm, thường là dưới 2 tuổi. Đau có tính chất dữ dội, từng cơn. Trẻ oằn người khóc thét. Có thể kèm theo nôn hoặc đi cầu ra máu đỏ tươi.
- Ruột thừa viêm: Đau bụng, sốt, có thể kèm theo nôn. Trường hợp điển hình, vị trí đau dần khu trú ở hố chậu phải.
- Giun chui ống mật: Đau từng cơn. Tính chất cơn đau dữ dội. Đặc biệt, bệnh nhân có tư thế giảm đau điển hình là nằm gập người hoặc “treo” chân lên cửa sổ, tường.
- Tắc ruột: Tắc ruột do giun, gặp đa số ở trẻ suy dinh dưỡng. Những cơn đau ở vùng bụng diễn ra thường kèm theo nôn và bí đại tiện.
- Vỡ nội tạng: Khi trẻ chơi đùa bị va chạm, té ngã dẫn tới chấn thương vùng bụng. Các bộ phận bị vỡ là gan, lách, thận. Nếu vỡ thận có thể thấy đi tiểu ra máu. Các biểu hiện đi kèm là vẻ nhợt nhạt, vã mồ hôi lạnh, bồn chồn lo lắng, hốt hoảng. Nặng hơn là ngất xỉu.
- Gãy xương sườn: Sau va chạm, té. Có vết tím bầm trên da, có điểm đau chói tại vị trí nghi gãy khi dùng tay sờ nắn. Đi kèm với thở khó, thậm chí thấy bọt hồng nếu vết thương hở và đầu gãy của xương sườn chọc thủng phổi.
- Viêm phổi: Các trường hợp viêm phổi nặng cũng gây ra cơn đau ở vùng bụng. Do vậy, rấ dễ gây ra nhầm lẫn chẩn đoán và điều trị. Bệnh thường đi kèm sốt cao, thở nhanh, thở khó, môi nhợt nhạt hoặc tím (là biểu hiện của sự thiếu oxy).
- Thoát vị bẹn: Đau bụng xảy ra khi khối thoát vị bị nghẹt. Xem và sờ thấy một khối u ở vùng bẹn (háng) hoặc bìu.
- Viêm cơ thành bụng: Quan sát thấy sưng, nóng, đỏ và đau tại vị trí cơ thành bụng bị viêm. Có thể kèm với sốt ở các mức độ khác nhau.
- Viêm màng ngoài tim: Sốt li bì, vẻ mệt mỏi, thở nhanh, thở khó.
- Động kinh thể bụng: Cơn đau có liên quan đến trạng thái tâm thần kinh. Thường tái diễn và “tự khỏi” mặc dù không có sự can thiệp của bác sĩ. Xác định chẩn đoán nhờ vào đo điện não đồ (gọi là đo Electroencephalograph).
- Rối loạn cảm xúc: Ở trẻ em, trong độ tuổi 8 – 15. Cơn đau vùng bụng là biểu hiện của chứng rối loạn cảm xúc. Cơn đau tái diễn nhiều lần và tự khỏi cho dù không có xử lí gì đặc biệt.
Nguyên tắc và hướng điều trị
Trước một trường hợp đau vùng bụng, thái độ xử lí chung là theo dõi sát. Không nên cho uống bất kỳ loại thuốc gì mà mình không biết chắc đó là bệnh gì và tác dụng của thuốc ra sao. Cần đưa đến bệnh viện khám xác định và điều trị các trường hợp có một trong những biểu hiện sau đây:
- Nôn ra máu hoặc đi cầu phân máu, phân đen như bã cà phê.
- Buồn nôn và nôn nhiều lần.
- Sốt cao, thở nhanh, thở khó, vẻ mệt mỏi, li bì, lơ mơ.
- Chướng bụng, bí trung đại tiện.
- Có khối u ở vùng bẹn hay bìu.
- Vã mồ hôi, da xanh, lạnh, niêm mạc nhợt nhạt.
Điều cần phải tránh là việc tự ý cho trẻ dùng thuốc tại nhà trong nhiều trường hợp gây “mất” các biểu hiện điển hình của bệnh, “đặt” các bác sĩ vào tình huống khó khăn khi quyết định chẩn đoán và chậm trễ trong việc điều trị. Tai biến cũng xảy ra nhiều hơn cho các trường hợp này.
Bó ngực, cực hình của người chuyển giới nam
Ép tim, tức ngực, khó thở, gãy xương sườn, nổi mụn... là tác hại khi người chuyển giới nam bó ngực quá chặt nhằm che giấu cơ thể.
Bó ngực là giải pháp giúp người chuyển giới nam hạn chế cảm giác khó chịu ở vòng một, nếu không muốn phẫu thuật cắt ngực. Bó ngực cũng là cách ngụy trang giúp họ tự tin, thoải mái về ngoại hình hơn khi xuất hiện nơi công cộng.
Uyên Minh, một người chuyển giới nữ sang nam tại TP HCM, luôn có cảm giác sợ hãi khi thấy ngực mình ngày càng phát triển giống như các bạn nữ. Minh sinh ra với hình hài nữ, song từ khi còn nhỏ đã biết bản dạng giới của mình là nam, nên trong sinh hoạt hay hành vi cử chỉ đều như một người đàn ông.
Trong cộng đồng người LGBT (đồng tính, chuyển giới), Minh được tư vấn mua băng thun y tế bản lớn về quấn ngực để tạo độ phẳng. Loại băng keo này phải quấn nhiều vòng mới ép chặt được hai bầu ngực, khiến da bí mồ hôi, nổi nhiều mụn.
"Quấn ngực hàng ngày trong thời gian dài, tôi vẫn không thể quen được cảm giác ngột ngạt, đau tức ngực mỗi khi hít thở", Minh cho biết.
Minh dùng thử chiếc đai nịt lưng của mẹ. Lớp vải cứng và loạt móc cài cọ xát vào da khiến anh khó thở hơn, không thể di chuyển linh hoạt hay chạy nhảy.
Những người bạn chuyển giới nam của Minh cũng chật vật vì vòng một. Họ thử dùng băng dính điện, băng dính nilon, keo vải dán, bản nịt vải pha cao su... đều không mang lại cảm giác thoải mái. Cũng như Minh, những người bạn này không phẫu thuật cắt ngực, vì nhiều lý do.
FTM khuyến cáo những người chuyển giới nam không nên sử dụng băng y tế để bó ngực. Ảnh do tổ chức LGBT dùng làm tài liệu hướng dẫn thành viên.
Theo Mai Như Thiên Ân, người sáng lập và điều hành FTM (tổ chức tham vấn, hỗ trợ cộng đồng chuyển giới nam lớn nhất Việt Nam), rất nhiều trường hợp người chuyển giới gặp nạn liên quan đến nịt ngực. Hầu hết do bó ngực quá chật gây đè nén lên các cơ ở ngực và xương sườn.
"Bó ngực trong thời gian dài cản trở sự lưu thông máu và oxy, dẫn đến tình trạng khó thở, mất tập trung, chóng mặt, đau đầu. Các cơ lưng, cơ gáy và vai cũng bị bó chặt, hạn chế vận động", Thiên Ân khuyến cáo.
Có người vì quá chán ghét bộ ngực nữ tính của mình nên cố tình mặc áo cỡ nhỏ hơn cơ thể để ngực phẳng tuyệt đối. Bị đau, họ vẫn cố chịu đựng. Cách giấu ngực quá cực đoan gây tổn hại đến xương sống. Thậm chí, có người bị gãy xương sườn, mảnh xương đâm vào phổi khi cố gắng ngụy trang ngực.
Hiện nay thị trường đã có loại áo nịt chuyên dụng dành riêng cho người chuyển giới. Chiếc áo này được thiết kế với độ co giãn nhẹ, ôm sát, vừa che ngực hiệu quả vừa thấm hút mồ hôi. Tuy nhiên, Thiên Ân cho rằng không nên quá lạm dụng loại nịt ngực này, cũng không nên mặc khi đi ngủ. Đặc biệt cần lựa chọn cỡ áo vừa vặn, tránh tổn thương cơ thể.
Vấp đồ chơi của cháu, cụ bà té gãy xương sườn Sau khi được điều trị tại bệnh viện, cụ bà phải sinh hoạt tại giường, phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc. Mới đây, Bệnh viện (BV) Đại học Y dược TP.HCM (BVĐHY) tiếp nhận cụ bà HTN (76 tuổi, ngụ Vĩnh Long) nhập viện trong tình trạng đau ngực trái nhiều, khó thở. Người nhà cho hay trong lúc đang đi...