Dấu vết khai thác đá tạo lửa của người tiền sử cách đây 4.000 năm TCN
Mỏ đá lửa Spiennes cùng các hiện vật liên quan, chính là minh họa cụ thể cho sự hình thành và phát triển văn hóa nói chung của cư dân tiền sử châu Âu.
Nằm trong khu vực núi đá vôi Spiennes của Bỉ, các mỏ đá lửa Spiennes là di tích về cuộc sống của người thời kỳ đồ đá trong lịch sử nhân loại
Nằm ngầm dưới lòng đất, rộng đến 100 ha, đây là chuỗi mỏ đá lửa được khai thác sớm nhất và cũng là khu vực khai thác rộng lớn nhất thời tiền sử tại châu Âu
Theo các nhà nghiên cứu, các mỏ đá lửa thời đồ đá mới của Spiennes đã bắt đầu được hình thành và khai thác vào khoảng năm 4.000 TCN. Việc khai thác tại đây kết thúc vào khoảng năm 750 TCN
Dấu vết khai thác tại các mỏ đá lửa được phát hiện lần đầu tiên năm 1840
Video đang HOT
Mặc dù đã có các báo cáo gửi tới Viện Hàn lâm Hoàng gia Bỉ, nhưng đến năm 1912, khu vực mỏ đá mới được tiến hành khai quật và nghiên cứu
Công tác khai quật và nghiên cứu đã tìm ra nhiều điều chưa biết về sử phát triển văn minh loài người
Những hiện vật được tìm thấy ở mỏ đá lửa Spiennes rất đa dạng, từ các tảng đá lửa có kích thước lớn, các dụng cụ dùng để khai thác đá cho tới đồ gốm và đồ kim loại
Những hiện vật này đã chứng thực cho bước tiến triển trong sự kết hợp giữa con người và công nghệ vào thời tiền sử
Đá lửa khai thác từ mỏ sẽ được dùng để làm các công cụ, đồng thời cũng phục vụ việc sản xuất đồ gốm. Các mỏ đá Spiennes đã được khai thác trong nhiều thế kỷ và mang lại sự phát triển cho cư dân khu vực thời kỳ đó
Mỏ đá cùng các hiện vật liên quan được lưu giữ chính là minh họa cụ thể cho sự hình thành và phát triển văn hóa nói chung của cư dân tiền sử châu Âu
UNESCO đã công nhận các mỏ đá lửa thời đồ đá mới của Spiennes của Vương quốc Bỉ là Di sản văn hóa vào năm 2000.
Loài thú nào được mệnh danh là xe bọc thép?
Glyptodon là một chi của các loài động vật có vú lớn, được mệnh danh là xe bọc thép của thời tiền sử, sống trong thời đại Pleistocene sớm.
Glyptodon sống ở châu Mỹ từ khoảng 48 triệu năm cho đến 11.000 năm trước
Lớp da bọc thép của chúng tạo thành một chiếc mũ xương trên đỉnh hộp sọ, có tác dụng bảo vệ đầu của chúng. Ảnh: Jurassic Park.
Vỏ của Glyodon được tạo thành từ nhiều mảnh giáp nhỏ.
Đuôi của Glyptodon có những vòng xương rắn chắc và đầy gai nhọn, có thể được sử dụng như một cái chùy để tự vệ trước những kẻ săn mồi.
Glyptodon là những con vật ăn cỏ, hiền lành. Ảnh: Peter Schouten.
Glyphtodon rất lớn, với chiều dài từ đầu đến đuôi lên tới 3,3 mét, vỏ cao tới 1,5 mét và nặng tới 2 tấn.
Họ hàng của chúng là các loài tatu có kích cỡ nhỏ hơn, bọc giáp nhẹ và linh hoạt hơn nhiều vẫn sống sót cho đến tận ngày nay. Ảnh: WFLA.
Người tiền sử châu Mỹ đã sử dụng vỏ cứng của Glyptodon cho những mục đích khác nhau. Ảnh: Wiwiland.
Sự tuyệt chủng của loài Glyptodon trùng với thời điểm điểm con người bắt đầu xuất hiện ở châu Mỹ, dẫn đến giả thuyết loài thú có mai này đã biến mất do hoạt động săn bắt của con người.
Phát hiện gần 200 di vật có niên đại 8.000 - 10.000 năm ở một tỉnh tại Bắc Bộ Các nhà khảo cổ vừa phát hiện gần 200 di vật khảo cổ, chủ yếu là đồ đá, xương và đồ gốm có niên đại cách ngày nay khoảng 8.000 - 10.000 năm ở tỉnh Bắc Kạn. Thông tin từ tỉnh Bắc Kạn cho biết, đoàn Khảo cổ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn...