Dấu vết của vật chất bí ẩn nhất vũ trụ
Nếu được xác nhận, đây có thể là một trong những khám phá khoa học vĩ đại nhất.
Thí nghiệm tìm vật chất tối tại núi Abruzzo, Italy vừa cho ra một loạt sự kiện chưa giải thích được, và các nhà nghiên cứu đang hi vọng chúng sẽ dẫn tới một khám phá khoa học vĩ đại trong ngành nghiên cứu vũ trụ.
Thí nghiệm Xenon1T, được thực hiện tại một phòng kín sâu trong dãi núi Abruzzo, vài năm nay đã đưa ra nhiều khám phá đáng chú ý. Tuy nhiên, khám phá mới nhất có thể là hạt Axion, bằng chứng cho vật chất tối – bí ẩn lớn của vũ trụ.
Các nhà khoa học làm việc tại thí nghiệm Xenon1T. Ảnh: Xenon1T.
Những vật chất giả định
Trong nghiên cứu mới được đăng tải trên arXiv, nền tảng đăng tải nghiên cứu chưa được kiểm chứng chéo, các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Xenon cho biết đầu dò của họ đã phát hiện một loạt sự kiện chưa giải thích được.
Đầu dò của thí nghiệm Xenon1T được đặt trong một bể tròn giữa hơn 3 tấn xenon lỏng ở nhiệt độ -95 độ C. Nó được đặt sâu trong lòng núi để ngăn chặn mọi loại bức xạ có thể ảnh hưởng tới quá trình tìm vật chất tối. Trong 2 năm, từ 2016-2018, Xenon1T tìm kiếm những hạt vật chất hiếm hoi có thể xuyên qua núi cùng với bể xenon dày của nó để tới được đầu dò.
Đây là cách hoạt động của phần lớn các thí nghiệm tìm kiếm vật chất tối. Khi đầu dò phát hiện ra một vật chất có thể xuyên nhiều lớp cản, họ dễ dàng xác định đó là hạt gì. Tuy vậy, phần lớn những hạt chạm vào đầu dò đều là những hạt đã biết. Các nhà khoa học thì tìm kiếm loại hạt mà họ chưa hề biết tới, với mong muốn tiếp cận bằng chứng về vật chất tối.
Vật chất tối vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất của khoa học vũ trụ. Ảnh: NASA.
Công bố vừa qua là lần đầu tiên Xenon bắt gặp được một loại năng lượng tần số thấp, tương ứng với lý thuyết về Axion, một hạt cơ bản giả định.
Mặc dù theo ước tính chiếm 83% tất cả vật chất của vũ trụ, các nhà khoa học chưa thể tìm ra cách phát hiện vật chất tối. Chúng ta chỉ đoán được rằng vật chất tối tồn tại bởi chúng tác động đến những thứ chúng ta biết được.
Một lý thuyết về vật chất tối giả thuyết loại vật chất này được hình thành từ “các hạt lớn với tương tác yếu” hay viết tắt là WIMP. Tuy nhiên, các thí nghiệm của Xenon cho thấy các hạt ở mức năng lượng của WIMPS mà máy dò thu được hầu hết là những hạt đã biết, có nghĩa khả năng tồn tại của WIMP là rất thấp.
Loại hạt giả định tiếp theo đang được tìm kiếm là axion. Hạt axion được giả định nhẹ hơn WIMP, tương tác rất ít với vật chất. Các nhà khoa học cho rằng khi axion được đưa vào một từ trường rất mạnh, chúng sẽ tương tác với từ trường và tạo thành photon tức hạt ánh sáng.
Video đang HOT
“Dù WIMP là loại vật chất tối được giả định trong nhiều năm, giả thuyết về axion cũng tồn tại lâu tương tự, và trong vài năm nay số thí nghiệm tìm kiếm axion tăng vọt”, Tien-Tien Yu, nhà vật lý tại đại học Oregon nói với Live Science.
Bước đột phá khó kiểm chứng
Theo Cnet, để hiểu được thí nghiệm của Xenon1T, có thể tưởng tượng rằng có một gói kẹo với 60 viên chia thành 6 màu, tức là mỗi màu sẽ có 10 viên. Kết quả của Xenon1T tương ứng với một màu nào đó bỗng có tới 15 viên trong gói kẹo. Các nhà khoa học chưa thể giải thích vì sao lại có hiện tượng này, nhưng đưa ra 3 giả thuyết.
Hai trong số đó là tritium, một đồng vị của hydro và neutrino, loại hạt có thể đi qua mọi vật chất. Tritium là vật chất gây nhiễu phổ biến trong các thí nghiệm tìm kiếm vật chất tối được đặt dưới lòng đất. Trong một số trường hợp, neutrino cũng có thể tương tác mạnh với từ trường và gây nhiễu kết quả.
Giả thuyết thứ ba chính là axion Mặt Trời, loại hạt axion giả định được tạo ra từ lõi của Mặt Trời.
Axion có thể là lời giải thích hợp lý nhất với thí nghiệm Xenon1T. Ảnh: Sonoma State University.
“Các hạt thu nhận được có thể đến từ tritium, nhưng ý tưởng chúng ta tìm thấy một loại hạt mới rất thú vị với chúng tôi”, Luca Grandi, nhà vật lý tại đại học Chicago, đồng tác giả nghiên cứu chia sẻ.
Theo báo cáo nghiên cứu, tính toán của các nhà khoa học cho thấy lượng tritium có thể lọt vào thí nghiệm là quá nhỏ so với con số đo kiểm được. Do vậy, giả thuyết phù hợp nhất với dữ liệu là axion Mặt Trời.
Theo Kai Martens, nhà vật lý tham gia vào thí nghiệm, chỉ có 2/10.000 khả năng hạt thu được là tín hiệu nhiễu từ bức xạ nền ngẫu nhiên chứ không phải axion Mặt Trời. Tuy nhiên, để đủ tiêu chuẩn công bố loại hạt mới thì tỷ lệ phải đạt 1/3,5 triệu (còn được gọi là độ biến thiên 5 sigma), cao hơn rất nhiều.
Để kiểm chứng xem hạt mới có phải là axion Mặt Trời không thì còn một cách nữa là dựa vào dữ liệu theo mùa. Do khoảng cách từ Mặt Trời tới Trái Đất thay đổi liên tục theo mùa, lượng axion cũng sẽ thay đổi theo. Tuy nhiên, thí nghiệm này chỉ diễn ra trong 2 năm, là khoảng thời gian quá ngắn để nhận biết được sự thay đổi này.
Thí nghiệm Xenon1T hiện đã được tháo để nâng cấp lên một phiên bản mạnh mẽ hơn. Ảnh: Science Source.
Xenon1T đã được tháo dỡ vào tháng 12/2018 để nâng cấp lên một phiên bản mới. Do đó, các nhà khoa học không thể tái kiểm chứng các kết quả của thí nghiệm này. Xenonnt, phiên bản mới hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng, có thể sẽ làm sáng tỏ hơn những kết quả của Xenon1T.
“Nếu thí nghiệm thành công thì đây sẽ là một phát hiện lớn. Tôi chưa muốn bình luận về dữ liệu trước khi nó được kiểm chứng chéo, nhưng tôi vẫn mong có được dữ liệu 5 sigma hơn”, Chanda Prescod-Weinstein, nhà vật lý tại đại học New Hampshire nhận xét.
Tìm ra câu trả lời vật chất còn thiếu của vũ trụ
Một luồng tín hiệu bí ẩn gửi từ không gian được tiết lộ đã giúp phát hiện ra vật chất còn thiếu trong vũ trụ, cung cấp một góc nhìn hoàn toàn mới về không gian sâu thẳm này.
Một buổi tối năm 2019, Jean-Pierre Macquart, một nhà thiên văn học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Thiên văn Vô tuyến Quốc tế tại Australia, nóng lòng trở về nhà để kể với gia đình về một bí mật vũ trụ mà ông đã tình cờ phát hiện.
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature vào ngày 27/5, Macquart và nhóm các nhà thiên văn học quốc tế lần đầu tiên thuật lại chi tiết khám phá của họ: một luồng tín hiệu bí ẩn gửi từ sâu bên trong không gian được tiết lộ đã giúp phát hiện ra vật chất còn thiếu trong vũ trụ, cung cấp một góc nhìn hoàn toàn mới về không gian sâu thẳm này.
Kính viễn vọng ASKAP có đóng góp rất lớn trong việc truy vết FRBs. Ảnh: ASKAP.
Trong quá trình truy tìm các phát xạ vô tuyến nhanh (FRBs), Macquart và đội ngũ nghiên cứu đã sử dụng kính viễn vọng khổng lồ ASKAP đặt tại vùng sa mạc hẻo lánh của Úc. Nhờ có 36 đĩa ăng-ten cực lớn của ASKAP, các phát xạ FRBs di chuyển trong không gian đã được phát hiện.
Ngoài ra, các nhà khoa học đến từ các tổ chức trên toàn cầu trong nhóm của Macquart đã nhận thấy, các FRBs còn có chức năng truy vết vật chất còn thiếu của vũ trụ.
Những vật chất còn lại đã đi đâu?
Vũ trụ của chúng ta được cấu thành từ vật chất thông thường, vật chất tối và năng lượng tối.
Trong đó, vật chất tối cùng năng lượng tối chiếm đến 95% thành phần tạo nên vũ trụ. Đây là những thành phần mà các nhà khoa học trên thế giới chưa bao giờ có thể phát hiện được tuy biết đến sự tồn tại của chúng.
Mặt khác, các vật chất thông thường hay còn được gọi là vật chất baryon là thứ tạo ra mọi thứ mà chúng ta biết, từ những hành tinh, ngôi sao hay thiên hà. Theo những tính toán ban đầu vào những năm 1990, vật chất baryon chỉ chiếm 5% tổng số vật chất khác trong vũ trụ.
Theo những tính toán ban đầu vào những năm 1990, vật chất baryon chỉ chiếm 5% tổng số vật chất khác trong vũ trụ. Ảnh: ICRAR.
Tuy nhiên, khi thực hiện lại các phép tính toán, các nhà khoa học bất ngờ nhận ra những vật chất mà họ có thể quan sát đã bị giảm đi đáng kể so với con số 5%.
Trong nhiều năm, nhiều phương pháp khác nhau đã được sử dụng để cố gắng phát hiện vật chất bị thiếu, nhưng các nhà nghiên cứu không thể phát hiện đầy đủ tất cả các vật chất bình thường trên vũ trụ, chủ yếu là do chúng tập trung vào các vùng không gian cụ thể.
Chỉ khi tiên phong sử dụng kỹ thuật truy vết FRBs, bức tranh tổng thể mới dần được hé lộ.
"Những gì FRBs làm là vượt qua mọi giới hạn trong khi những kỹ thuật nghiên cứu khác đều bất lực", Macquart cho biết.
Vụ nổ từ quá khứ
Phát xạ vô tuyến nhanh là hiện tượng vũ trụ bí ẩn và đầy hấp dẫn. Chúng lần đầu tiên được xác định vào năm 2007, tuy vậy nguồn gốc của chúng vẫn còn là một bí ẩn và việc đi tìm FRBs khá khó khăn. Các kính viễn vọng như ASKAP sẽ cho phép các nhà khoa học xác định chính xác nguồn phát của các sóng vô tuyến này từ sâu trong không gian.
ASKAP là một phần quan trọng của nghiên cứu nhằm tìm kiếm dấu hiệu của FRBs, mỗi giây nó có thể thu về 10 nghìn tỷ phép tính và giải quyết khoảng 1 tỷ phép tính ngay sau đó.
Hình ảnh mô tả về cách tín hiệu FRB truyền qua không gian trống và điều gì xảy ra với tín hiệu khi nó gặp phải vấn chất bị thiếu. Ảnh: ICRAR.
"Khi sóng vô tuyến truyền trong vũ trụ, chúng tác động với các electron tự do dày đặc xung quanh, làm mờ tín hiệu vô tuyến", Geraint Lewis, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Sydney. Tuy không tham gia nghiên cứu cùng nhóm khoa học, ông cho biết chính sự mờ đi của tín hiệu vô tuyến là chìa khóa tìm ra các vật chất còn thiếu.
Các nhà thiên văn học đã tính số lượng electron nằm dọc theo đường ngắm trở lại các nguồn FRBs. Sau khi quan sát năm FRBs khác nhau từ năm địa điểm khác nhau, nhóm nghiên cứu nhận thấy các phép đo của họ tương ứng gần như hoàn hảo với dự đoán về số lượng vật chất tồn tại trong vũ trụ.
Bí ẩn cuối cùng đã được giải quyết, mô hình tìm hiểu vũ trụ của họ là chính xác.
Tạo ra bản đồ về vũ trụ khả kiến
Vũ trụ khả kiến là vùng không gian tập hợp mọi vật chất, sự vật, hiện tượng mà con người có thể quan sát. Với FRBS, nhóm nghiên cứu tin chúng sẽ trở thành một công cụ mới để thăm dò vũ trụ.
Phương pháp phát hiện FRB có độ nhạy hơn nhiều so với các phương pháp trước đây và cho phép các nhà nghiên cứu phát hiện vật chất thông thường bị ẩn giấu. Các nhà thiên văn học giờ đây có thể kết nối các vũ trụ được biết đến và tạo nên vũ trụ khá kiến.
"Kỹ thuật này sẽ cho phép chúng tôi vạch ra vị trí của khí gas. Cho đến hôm nay, chúng tôi đã có thể hiển thị cho bạn các hình ảnh mô phỏng vũ trụ khả kiến, nếu cho chúng tôi thời hạn 5 năm và ít nhất 100 phát xạ vô tuyến, chúng tôi có khả năng tạo nên một tấm bản đồ chính xác của vũ trụ", Xavier Prochaska, nhà thiên văn học tại Đại học California cho biết.
Trong tương lai, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục tìm kiếm các FRBs với ASKAP và Macquart cho biết nhóm của ông đang chế tạo một cỗ máy khổng lồ có thể tăng tỷ lệ phát hiện FRBs gấp 20 lần. Bước nhảy vọt như vậy sẽ cho phép nhóm nghiên cứu thu được 100 tín hiệu trong vòng một tháng, giúp chúng ta có được cái nhìn tổng quát nhất về vũ trụ.
"Vật chất tối và năng lượng tối sẽ là vấn đề tiếp theo chúng tôi muốn giải quyết', Macquart kết luận.
Phát hiện tín hiệu sóng radio bí ẩn cách Trái Đất nửa triệu năm ánh sáng Tần số radio bí ẩn hay còn được gọi là xung sóng vô tuyến siêu nhanh (FRB), được thu lại bởi kính viễn vọng CHIME tại Canada. Vẫn chưa có lời giải thích chính xác nào về nguồn gốc của các tín hiệu xung sóng radio siêu nhanh (FRB). Theo hãng tin RT, một nhóm các nhà thiên văn học đã thu được...