Đầu tư vào nhóm ngành cổ phiếu nào trong phần còn lại của năm 2020?
VN-Index nhiều khả năng sẽ dao động trong vùng 920 -950 điểm trong quý IV với các ngưỡng hỗ trợ mạnh là 880 và 900 điểm.
VCBS kỳ vọng sẽ tiếp tục có sự cải thiện cả về giá trị và khối lượng giao dịch so với quý trước nhờ sự gia tăng của dòng tiền.
VCBS tiếp tục kỳ vọng một số lĩnh vực sẽ ghi nhận mức tăng trưởng tích cực hơn so với phần còn lại trên thị trường
Theo báo cáo chuyên đề: “Triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam quý IV/2020″, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng xu hướng đi lên zig zag – đan xen liên tục giữa các nhịp tăng giá nhẹ và tích lũy – như hiện tại, VN-Index sẽ khó có khả năng giảm sâu trong quý cuối cùng của năm, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 tiếp tục được kiểm soát tốt tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn đang trong quá trình phục hồi tương đối khả quản. Cuối cùng, dòng tiền của khối nội vẫn tham gia khá hào hứng trên thị trường còn đà bán ròng của khối ngoại đã giảm tốc đáng kể trong thời gian gần đây. Theo đó, VN-Index nhiều khả năng sẽ dao động trong vùng 920 -950 điểm trong quý IV với các ngưỡng hỗ trợ mạnh là 880 và 900 điểm.
HNX-Index đã bứt phá khỏi ngưỡng kháng cự 130 điểm trong quý III và chỉ số cũng có nhiều khả năng sẽ hướng tới vùng 145 – 150 điểm trong quý IV. Các ngưỡng hỗ trợ mạnh của chỉ số này là 120 và 100 điểm.
Thanh khoản được VCBS kỳ vọng sẽ tiếp tục có sự cải thiện cả về giá trị và khối lượng giao dịch so với quý trước nhờ sự gia tăng của dòng tiền. Trong đó, khối ngoại đã quay trở lại mua ròng trong những phiên cuối tháng 9 và nhiều khả năng sẽ tiếp tục xu thế này trong quý IV.
Nguồn: VCBS.
Nhóm ngành đáng chú ý cuối năm và gợi mở cho năm 2021
Như thực tế đã diễn ra trong năm 2020, nền kinh tế thế giới buộc phải đối mặt với yêu cầu “thay đổi” để thích nghi và tồn tại với bối cảnh mới khi mà dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đã phân hóa khá rõ rệt sau 9 tháng và VCBS tiếp tục kỳ vọng một số lĩnh vực sẽ ghi nhận mức tăng trưởng tích cực hơn so với phần còn lại trên thị trường.
Trong đó, những doanh nghiệp tập trung vào ngành nghề kinh doanh cốt lõi và được hưởng lợi từ hoạt động chuyển dịch sản xuất do tác động của chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, tiêu biểu là nhóm cảng biển – logistics.
Bên cạnh đó là nhóm doanh nghiệp phát triển bất động sản triển khai dự án xung quanh các đô thị loại 1 với điều kiện tiên quyết là các doanh nghiệp này phải sở hữu lợi thế về nguồn lực tài chính dồi dào với tầm nhìn phát triển dự án bài bản, dài hạn.
Cuối cùng là một số doanh nghiệp với “câu chuyện riêng” liên quan đến tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài, mua bán sáp nhập, niêm yết mới,…
Nhìn xa hơn, VCBS cho rằng cơ hội đầu tư trong năm 2021 sẽ có xu hướng quay trở về những ngành sản xuất thiết yếu (“back to basics”) và những ngành hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách điều hành nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế của chính phủ.
Cụ thể, quá trình đón nhận chuyển dịch chuỗi cung ứng từ nước ngoài , quá trình công nghiệp hóa (và số hóa) của nền kinh tế nội địa và quá trình đô thị hóa trong tương lai đều sẽ yêu cầu những yếu tố đầu vào thiết yếu như: Điện, nông nghiệp, vật liệu xây dựng cơ bản (xi măng, thép, …).
Video đang HOT
Cùng với đó, với mục tiêu đẩy nhanh quá trình hồi phục của nền kinh tế Việt Nam sau dịch Covid-19, các dự án xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện tại của Việt Nam sẽ là đem đến triển vọng tăng trưởng tích cực cho nhóm doanh nghiệp xây dựng chuyên dụng, bên cạnh tác động lan tỏa tích cực đến nền kinh tế nói chung.
"F0" không thiếu tiền
Ghi nhận từ các công ty chứng khoán cho thấy, kênh đầu tư chứng khoán tiếp tục thu hút dòng tiền, giao dịch diễn ra sôi động và tâm lý không ít nhà đầu tư mới (FO) vẫn rất "máu lửa".
Nhiều nhóm ngành hút vốn
Ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao, Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam.
Dòng tiền trên thị trường tăng cao, dồi dào, một phần là nhờ các quỹ đầu tư đang giải ngân trở lại trên thị trường, thể hiện rõ ở việc quỹ ETF đang hút ròng. Tính riêng tuần từ ngày 21 - 25/9, các quỹ SSIAM VNFIN Lead, VFMVN Diamond ETF và X FTSE Vietnam thu hút 7 triệu USD.
Đồng thời, dòng tiền của các nhà đầu tư mới (F0) vẫn còn rất nhiều trên thị trường. Họ đã gặt hái được quả ngọt từ đó đến nay nhưng chưa có nhu cầu rút vốn, mà duy trì đầu tư, thậm chí rót thêm tiền vào tài khoản. Trong đó, có những nhà đầu tư có giá trị tài khoản lớn, giao dịch rất "máu lửa".
Chính vì vậy, thanh khoản thị trường tăng cao nhưng dư nợ giao dịch ký quỹ (margin) không hề bị "căng" bởi chủ yếu là "tiền tươi" của nhà đầu tư. Như ở KIS Việt Nam hiện vẫn còn dư nguồn nhiều, ghi nhận thông tin ở một số công ty chứng khoán khác cũng tương tự. Ước tính sơ bộ, margin trên thị trường hiện ở mức 70% năng lực cho vay của các công ty chứng khoán.
Dòng tiền trên thị trường luân chuyển nhanh qua các nhóm cổ phiếu quen thuộc. Ngân hàng, dầu khí, khu công nghiệp, bất động sản, đầu tư công là các nhóm hút tiền mạnh.
Sự luân chuyển không có nghĩa là rút hết khỏi nhóm này, chảy vào nhóm kia, mà vẫn giữ tiền ở một số mã và giải ngân mới vào nhóm ngành khác. Đây cũng là những nhóm được kỳ vọng hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ nền kinh tế của Chính phủ.
Xét về xu hướng thị trường, hai phiên gần cuối tuần qua có sự điều chỉnh nhất định, tôi cho rằng thị trường sẽ khó giảm sâu hơn.
Lý do vẫn là dòng tiền cuồn cuộn đổ vào, các nhà đầu tư đang bị cuốn theo sức hấp dẫn của thị trường trong bối cảnh không có thêm kênh đầu tư nào có thanh khoản tốt và dễ tham gia hơn như chứng khoán, trong khi các thông tin bổ trợ cho các nhóm trên vẫn đang "túc tắc" được công bố.
Theo phân tích kỹ thuật thì thị trường đang trong xu hướng tăng, nhất là khối lượng giao dịch ổn định ở mức cao. Giả sử thị trường có điều chỉnh thì cũng khó có thể xuất hiện tình trạng bán tháo.
Thực tế cho thấy, những lúc thị trường sụt giảm thì lực cầu tham gia rất mạnh, ngăn chặn đà giảm. Chỉ tính riêng yếu tố tâm lý cũng đã đủ cho nhà đầu tư vững tin và để tiền lại thị trường.
Chứng khoán hấp dẫn trên diện rộng
Ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng bộ phận phân tích vĩ mô, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC).
Chứng khoán đang trở nên hấp dẫn hơn so với các kênh đầu tư phổ biến khác.
Thanh khoản duy trì ở mức cao do nhiều yếu tố, đặc biệt lãi suất có xu hướng giảm tạo sự hấp dẫn cho các kênh đầu tư, trong đó có chứng khoán, bao gồm cổ phiếu và trái phiếu.
Với trái phiếu, sau khi Nghị định 81/2020/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp siết chặt phát hành trái phiếu riêng lẻ có hiệu lực từ 1/9/2020, số lượng trái phiếu và giá trị phát hành trong tháng 9 giảm lần lượt 97% và 94% so với tháng 8. Giá trị phát hành tháng 9 là 500 tỷ đồng so với 85.000 tỷ đồng trong tháng 8.
Tuy nhiên, tỷ lệ mua/chào bán tăng từ 33,4% lên 100% cho thấy nhu cầu đầu tư vào các kênh đầu tư có chênh lệch lãi suất so với gửi tiết kiệm còn rất lớn.
Đây là thông tin tích cực đối với thị trường cổ phiếu, giúp thu hút dòng tiền. Ngoài ra, nhà đầu tư mới tham gia thị trường cổ phiếu giai đoạn tháng 3 và 4 gần đây sử dụng margin khi thị trường có diễn biến khả quan. Những yếu tố này hỗ trợ dòng tiền trên thị trường và hấp thu lực bán từ khối ngoại.
Đáng chú ý, dòng tiền cũng chảy vào các cổ phiếu mới niêm yết hoặc cổ phiếu trong danh sách không được cấp margin, cho thấy sức hấp dẫn trên diện rộng của thị trường chứng khoán. Nhiều khả năng thị trường sẽ đón nhận thêm dòng tiền từ các nhà đầu tư mới trong thời gian tới.
Dòng tiền luân chuyển mạnh
Ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc môi giới, chi nhánh Hội sở Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam.
Thị trường chứng khoán khởi sắc trong giai đoạn cuối tháng 9 và VN-Index vượt ngưỡng 900 điểm nhờ nhiều yếu tố. Đó là sự hưởng lợi từ thời kỳ tiền rẻ (easy money), thời kỳ mà các loại tài sản như cổ phiếu sẽ thu hút sự quan tâm của giới đầu tư vì đặc tính biến động mạnh và thanh khoản cao. Hay nói cách khác, chu kỳ tiền rẻ tiếp tục là động lực đi lên của thị trường.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các quyết định hạ một số loại lãi suất điều hành, có hiệu lực kể từ ngày 1/10/2020, nhằm tạo điều kiện cung cấp nguồn vốn rẻ cho các ngân hàng thương mại, từ đó giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, bên cạnh các gói hỗ trợ tài khóa để đối phó với tác động của dịch Covid-19.
Đây tiếp tục là trợ lực cho dòng tiền vẫn đang đang rất dồi dào trên thị trường chứng khoán hiện tại.
Kỳ vọng lãi suất thấp sẽ giúp tiết giảm chi phí đầu tư đã và đang nắn dòng tiền vào các lớp tài sản có thanh khoản cao là cổ phiếu và trái phiếu. Giá trị giao dịch duy trì từ 8.000 - 10.000 tỷ đồng/phiên trong 2 tuần qua cho thấy sức mạnh của dòng tiền này.
Thông tin bổ trợ là sự ấm lên của nền kinh tế nội địa và kỳ vọng Việt Nam trở thành trung điểm sản xuất và xuất khẩu của khu vực. Các số liệu kinh tế mới nhất cho thấy điều đó.
Về margin, đợt này tăng không nhiều và đảo từ chỗ lãi suất cao sang chỗ lãi suất thấp, vì tính định hướng của dòng tiền mới khá chuyên nghiệp: hiểu câu chuyện cơ bản và ít sử dụng đòn bẩy tài chính.
Xét về xu hướng dòng tiền, các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ có xu hướng giao dịch nhanh và nhiều, nhưng hiệu suất đầu tư thấp, vì chi phí đầu tư cao và không ít lần ra/vào không đúng nhịp. Các nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp trong đợt này hạn chế vòng quay tài sản rất rõ, vì họ nhìn thấy triển vọng dài hạn của nền kinh tế nên tăng mua và nắm giữ.
Trong các con "sóng" kể từ tháng 4, nhóm bluechips tăng giá đầu tiên vì trước đó giảm sâu bởi đại dịch Covid-19, kế tiếp là nhóm vốn hóa trung bình và nhỏ. Đây đơn thuần là kỳ vọng dòng tiền và định giá (P/E, P/B).
Từ đầu tháng 8 đến nay, dòng tiền luân chuyển mạnh giữa các nhóm ngành cho thấy định hướng của dòng tiền không còn neo vào tiêu chí định giá thu nhập hay sổ sách, mà hướng vào tiêu chí chính sách vĩ mô, định hướng ngành. Diễn biến của dòng cổ phiếu phân bón trong tháng qua hay dòng chứng khoán trong tuần qua thể hiện rất rõ điều đó.
Tâm lý được củng cố
Ông Trần Minh Hoàng, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS).
Với việc Chính phủ khống chế dịch Covid-19 thành công, không để bùng phát trên diện rộng, niềm tin của nhà đầu tư đã được củng cố. Theo đó, kỳ vọng của nhà đầu tư về kinh tế trong nước cũng như tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trở nên tích cực hơn trong giai đoạn cuối năm, đặc biệt là sau những tín hiệu khả quan về sự phục hồi của nền kinh tế như kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng, xuất siêu lớn, chỉ số sản xuất công nghiệp khả quan, GDP bật tăng trở lại, lạm phát được kiểm soát.
Bên cạnh đó, dòng tiền của khối ngoại cũng có phản ứng tích cực khi đà bán ròng diễn ra liên tục kể từ tháng 3 đã có dấu hiệu tạm dừng kể từ trung tuần tháng 9, thậm chí quay trở lại mua ròng một số cổ phiếu. Lực bán của khối ngoại không còn cản trở đà đi lên của thị trường thì dòng tiền từ khối nội càng có động lực để gia tăng sự hiện diện và thực tế, thanh khoản tăng lên đáng kể.
Nhìn chung, dòng tiền của nhà đầu tư phân bổ trên diện rộng và tìm đến nhiều nhóm ngành và nhóm vốn hóa, chứ không chỉ tập trung vào nhóm cổ phiếu "trụ" đầu ngành có vốn hóa lớn như những năm trước.
Do vậy, trong giai đoạn tăng giá vừa qua của chỉ số chung, các nhóm cổ phiếu luân phiên nhau tăng điểm và dẫn dắt thị trường đi lên, cũng như tạo tâm lý hưng phấn cho nhà đầu tư. Các đợt điều chỉnh chủ yếu là các nhịp rung lắc trong phiên.
Nhiều khả năng nhà đầu tư sẽ tiếp tục có xu hướng tăng đầu tư vào thị trường chứng khoán trong những tháng cuối năm, nhất là khi lợi nhuận kinh doanh của nhiều doanh nghiệp niêm yết được dự báo sẽ tập trung vào quý IV.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý, trong một năm mà thế giới có nhiều sự kiện địa chính trị lớn và diễn biến khó lường như năm nay, trạng thái tích cực của dòng tiền có thể bị đảo ngược bởi những biến động mạnh trên thị trường tài chính thế giới, trong đó đáng chú ý là tác động từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, chính sách tiền tệ của các nền kinh tế lớn.
Hơn 45% doanh nghiệp niêm yết thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ công bố thông tin Đây là cuộc khảo sát được thực hiện bởi Vietstock và Hiệp hội Các nhà quản trị tài chính Việt Nam (VAFE) thực hiện. Top 3 doanh nghiệp niêm yết (nhóm Large cap) có hoạt động IR được định chế tài chính đánh giá cao nhất 2020 Cụ thể, kết quả cuộc khảo sát toàn diện trong giai đoạn 12 tháng (1/5/2019 -...