Đầu tư vào ngân hàng tái cơ cấu: Cơ hội không còn nhiều
Ngành ngân hàng đang trải qua quá trình tái cơ cấu. Đây được xem là cơ hội tốt cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ngân hàng trong quá trình tái cơ cấu sẽ nhận được nhiều hỗ trợ, ưu đãi từ Nhà nước
Tuy nhiên, do những hạn chế về tỷ lệ sở hữu (room), cũng như một số quy định riêng đối với lĩnh vực “nhạy cảm” này, nên vẫn chưa thu hút được các nhà đầu tư. Liệu cơ hội có còn nhiều, nhất là với nhà đầu tư nước ngoài, khi cuộc “đại phẫu” lớn của ngành dần đi vào giai đoạn cuối?
Để đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc ngành ngân hàng, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất việc tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam lên trên mức trần 30% như hiện nay, thậm chí có thể bán 100% cho nhà đầu tư ngoại đối với những ngân hàng quy mô nhỏ, yếu kém, đang cần nâng cao tiềm lực tài chính để tái cấu trúc. Điều này được xem là cơ hội cho các nhà đầu tư, cả trong nước và nước ngoài.
Nhìn nhận tái cấu trúc là nhu cầu nội tại của hệ thống và cần được tiến hành thường xuyên, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng mong muốn có sự tham gia tích cực của nhà đầu tư ngoại vào tái cơ cấu các ngân hàng trong nước. Theo Thống đốc Hưng, ngành ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách, hội nhập với hệ thống tài chính khu vực và thế giới, không ngừng nâng cao năng lực, áp dụng chuẩn mực quốc tế, đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Người đứng đầu ngành ngân hàng tin tưởng rằng, giai đoạn này sẽ mang lại nhiều cơ hội lớn cho nhà đầu tư nước ngoài, cũng như ngân hàng trong nước.
Giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital, ông Andy Ho cho rằng, quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam là cơ hội tốt để các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào lĩnh vực này. Nhất là khi Chính phủ Việt Nam đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài được nắm hơn 30%, thậm chí là 100% cổ phần của các ngân hàng Việt Nam trong các trường hợp đặc biệt, nhằm tái cấu trúc các tổ chức tín dụng yếu và được sự đồng ý của Chính phủ.
Hiện không ít ngân hàng trong nước đang trong quá trình tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài để bán cổ phần, với tỷ lệ kỳ vọng vượt mức cho phép 30% như hiện nay, nhằm nâng cao năng lực tài chính, sức cạnh tranh trên thị trường. Chẳng hạn, tại SCB, vốn điều lệ Ngân hàng trong năm qua đã tăng lên 14.500 tỷ đồng và trong năm 2016 có kế hoạch tăng thêm tối thiểu 1.000 tỷ đồng. Vì vậy, trong năm nay, SCB đặt trọng tâm tiếp tục củng cố, tạo đà phục hồi tốt để khi có cơ hội thích hợp, Ngân hàng sẽ tính đến việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, với tỷ lệ trên 50%.
SCB đã đề xuất vấn đề này lên NHNN và được chấp thuận về mặt chủ trương, qua đó trở thành nhà băng đầu tiên được chấp thuận bán với tỷ lệ vượt qua mức 30%. SCB đang trong quá trình tái cơ cấu (để ổn định và tăng trưởng hơn trong thời gian tới) nên sẽ nhận được nhiều hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước và đây được xem là lợi thế lớn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.
Thông tin từ một số quỹ đầu tư nước ngoài và tổ chức tư vấn cho hay, đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới việc đầu tư vào các ngân hàng Việt. Chẳng hạn, bộ phận Tư vấn Mua bán và sáp nhập (M&A) của Deloitte thường xuyên nhận được câu hỏi của các nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tình hình xử lý nợ xấu và các cơ hội đầu tư vào các ngân hàng trong nước.
Video đang HOT
Theo một chuyên gia tài chính, Việt Nam đã đạt được một số mục tiêu quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, số lượng các ngân hàng và các tổ chức tài chính trong thị trường nội địa hiện còn tương đối nhiều so với yêu cầu của nền kinh tế, trong đó có không ít tổ chức tài chính đang gặp vấn đề trong hoạt động.
Điều này có nghĩa rằng, chúng ta mong đợi sẽ có nhiều hơn các thương vụ M&A giữa các ngân hàng, cũng như các công ty tài chính trong thời gian tới, cho dù tần suất có thể thấp hơn so với những năm vừa qua. Theo đó, việc nới room ngoại là giải pháp bắt buộc, đặc biệt khi chúng ta ngày càng tham gia nhiều hơn các hiệp định quốc tế.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Andy Ho cho rằng, việc nới room đầu tư trong ngân hàng là một quyết định hoàn toàn đúng đắn của Chính phủ trong thời gian qua. Bởi khi trở thành đối tác chiến lược, nhà đầu tư nước ngoài không chỉ đóng góp về tài chính, mà còn hỗ trợ cả về quản trị như quản trị rủi ro, thanh khoản, nợ xấu…
Với một hệ thống ngân hàng còn non trẻ, kỹ năng quản trị chưa thực sự chuyên nghiệp như hệ thống ngân hàng Việt Nam, thì việc tham gia của nhà đầu tư ngoại sẽ giúp nâng cao trình độ công nghệ và quản trị, tăng hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, cần phải minh bạch về phạm vi, cũng như lộ trình tăng số lượng cổ phần nước ngoài tại khu vực ngân hàng, bởi đây là lĩnh vực “nhạy cảm” trong nền kinh tế, nên việc nới room cần thận trọng hơn so với các ngành nghề khác.
Mặc dù vậy, không phải nhà băng nào “muốn là có” cổ đông chiến lược nước ngoài. Đối với các ngân hàng nhỏ, yếu kém, dù có nới “kịch” room cũng chưa hẳn đã hấp dẫn được nhà đầu tư ngoại, bởi nợ xấu vẫn là gánh nặng.
Ông Yun Hang Jin, Giám đốc Khối Thị trường mới nổi tại Công ty Korea Investment & Securities (Hàn Quốc) cho rằng, Công ty Quản lý tài sản (VAMC) mua nợ xấu của ngân hàng, nhưng đó là nợ xấu trong quá khứ, tức nợ xấu đã phát sinh, trong khi không thể khẳng định nợ xấu sẽ không còn phát sinh trong 5 năm tới. Thậm chí, nếu không quản trị rủi ro tốt, nợ xấu trong hệ thống sẽ còn gia tăng. Lúc đó, việc xử lý nợ xấu sẽ càng trở nên khó khăn hơn.
Theo ông Jin, điều quan trọng nhất đối với các nhà băng nhỏ, cũng như các ngân hàng sau M&A chính là quản trị rủi ro, trong đó trọng tâm là kiểm soát tốt vấn đề nợ xấu.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Eximbank: Rối bời lãnh đạo, lỗ nặng kéo dài
Quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã lộ ra những mắt xích tưởng chừng rất tốt nhưng thực tế lại yếu. Nhiều tồn tại chưa được giải quyết, mâu thuân âm ỉ rồi bức xúc bùng nổ như câu chuyện tại Eximbank đang là nỗi thất vọng lớn cho cổ đông.
Cuộc chiến nhân sự
Đã qua gần nửa năm với nhiều lần chậm trễ, một lần nữa, vào 24/5 vừa qua đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) Eximbank lại đổ vỡ, cho thấy sự bế tắc chưa có điểm dừng của ngân hàng (NH) này.
Có mặt ở ĐHĐCĐ, nhiều nhà đầu tư (NĐT) ngao ngán vì chưa bao giờ thấy một đại hội nào lộn xộn như thế. Sau cả buổi sáng tranh cãi này lửa, ĐHĐCĐ buộc phải tạm dừng bởi lý do khách quan khi khách sạn tạm dừng cho thuê phòng họp.
Tuy nhiên, ở Eximbank, câu chuyện nhân sự cấp cao vẫn là cuộc tranh giành chưa có hồi kết mà rõ nhất là sự bất mãn của một số nhóm cổ đông với ban lãnh đạo và về tương lai của Eximbank.
Nhiều ngân hàng gặp khó khăn trong vấn đề nhân sự cấp cao.
Hết lần này đến lần khác, Eximbank tổ chức đại hội không thành công. Trước đó, ĐHĐCĐ bất thường cuối 2015, ông Lê Minh Quốc và Lê Văn Quyết đã được trao 2 chiếc ghế nóng Chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT) và tổng giám đốc (TGĐ) sau những cuộc khẩu chiến tưởng chừng bất tận giữa các nhóm cổ đông.
Tuy nhiên, đến ĐHĐCĐ lần 2 năm 2016 của Eximbank cho thấy, tình hình nhân sự của NH này vẫn là một vướng mắc chưa thể giải quyết. Chính HĐQT Eximbank cũng cho biết, hiện 2 nhóm cổ đông lớn có yêu cầu đưa vào chương trình đại hội việc bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT. Các đề xuất nhân sự cao cấp đều chưa có được sự thống nhất cuối cùng khiến cho Eximbank rơi vào cuộc chiến nhân sự giữa các nhóm cổ đông.
Sự thay đổi chóng vánh của các cổ đông trong danh sách nhân sự HĐQT trước đó rồi những làn sóng chuyển nhượng cổ phiếu EIB với khối lượng lớn khủng khiếp trong vài năm gần đây và những lần đại hội bất thành... khiến nhiều NĐT đặt ra câu hỏi về sự chuyển đổi quyền lực trong NH này thực sự như thế nào?. Tại sao một NH lớn mạnh lại rơi vào sư bất ổn nhân sự và thua lỗ nặng trong thời gian gần đây.
Lộ trình đổ dốc
Từ một NH nằm trong "câu lạc bộ nghìn tỷ lợi nhuận", Eximbank "tụt dốc không phanh" trong 5 năm qua và nhanh chóng rớt xa khỏi tốp 5 NHTM cổ phần lớn nhất. Do trích lập dự phòng nhiều, tính tới cuối 2015, Eximbank còn lỗ lũy kế gần 820 tỷ đồng và không chia cổ tức 2015.
Sở hữu chéo chưa được giải quyết triệt để.
Năm 2015, Eximbank chứng kiến tổng tài sản giảm 22% so với cuối 2014 do giảm huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng. Bên cạnh đó, huy động vốn của NH này cũng giảm 3%. Hoạt động kinh doanh của Eximbank lãi gần 1,5 ngàn tỷ, nhưng phải dành ra tới hơn 1,43 ngàn tỷ để trích lập dự phòng...
Với hàng loạt các chi phí kinh doanh, dự phòng nợ quá hạn tăng lên...Eximbank đã thua lỗ 2 năm liên tiếp và cổ phiếu NH này đã bị đưa vào diện cảnh báo trên TTCK kể từ ngày 8/4.
Theo giải trình của Eximbank, lý do khiến cổ phiếu EIB bị đưa vào diện cảnh báo là do thực hiện theo kết luận thanh tra do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành ngày 19/10/2015. Eximbank phải ghi giảm thu nhập do bán các tài sản không đúng quy định và ghi giảm các khoản lợi nhuận này cùng các chi phí liên quan khác để khôi phục giá trị tài sản về giá trị ban đầu. Do đó, Eximbank đã thực hiện điều chỉnh hồi tố đối với số liệu so sánh cho năm kết thúc ngày 31/12/2014.
Trong vài năm gần đây, quá trình tái cấu trúc hệ thống NH đã làm lộ ra những "cục nợ" trong hệ thống. Không ít NĐT đã tìm cách rút khỏi cổ phiếu NH, nhưng bán rẻ nhiều khi cũng không thoát khỏi cục nợ do đa số NH đã qua thời hoàng kim, NH gặp nhiều trục trặc mang tính hệ thống.
TS Vũ Thành Tự Anh, thuộc Chương trình Giảng dạy Fulbright, trước đó đã cho rằng, sở hữu chéo là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra những trục trặc kéo dài trong hệ thống NH kéo dài từ 2008 sau một giai đoạn tăng trưởng mạnh về số lượng cũng như vốn trong lĩnh vực này.
Tình trạng sở hữu chéo đã được xử lý nhiều trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, vẫn còn không ít trường hợp chưa xử lý được hoặc xử lý trên hình thức. Trong trường hợp này, một nhóm cổ đông của Eximbank đề cử đại diện vào HĐQT lại từng là một lãnh đạo của một NH khác. Eximbank, trong khi đó, đang nắm giữ gần 8,8% vốn tại Sacombank.
Sở hữu chéo được xem là một trong những yếu tố hàng đầu dẫn tới tình trạng nợ xấu cao trong vài năm qua. Thực trạng này cho thấy, để các NH sớm thoát ra khỏi khủng hoảng, có lợi nhuận, trả cổ tức cao là điều không dễ. TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính NH cho rằng, xử lý giảm sở hữu chéo thực sự khó nhưng phải làm triệt để.
Theo_VietNamNet
Huy động trái phiếu Chính phủ: Tăng tốc về đích Trả lời báo chí mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho rằng, với kết quả huy động trái phiếu Chính phủ (TPCP) trong 5 tháng đầu năm thì kế hoạch huy động 220 nghìn tỷ đồng trong cả năm 2016 có nhiều cơ hội về đích. "Nới room" thị trường trái phiếu Theo đánh giá của Thứ trưởng Trần...