Đầu tư vào bất động sản du lịch và giải trí: Tại sao không?
Cùng với sự khởi sắc của thị trường bất động sản, bên cạnh khối bất động sản nhà ở thì khối bất động sản du lịch giải trí cũng bắt đầu được tập trung khai thác, đầu tư kỹ lưỡng và mang lại triển vọng phát triển không chỉ cho thị trường nhà đất mà còn cho nền kinh tế du lịch.
Tiềm năng lớn do thiếu hụt nguồn cung
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay và điều kiện sống của người dân ngày càng cải thiện, nhu cầu nghỉ dưỡng cao cấp, chất lượng cao ngày càng gia tăng. Ước tính chỉ riêng nhu cầu nghỉ dưỡng nội địa, Việt Nam cần ít nhất khoảng 690 triệu đêm phòng nghỉ. Ngoài ra, mỗi năm Việt Nam thu hút khoảng trên dưới 7 triệu du khách quốc tế cũng khiến cho nhu cầu nghỉ dưỡng tăng cao.
Trong khi đó, số liệu thống kê nguồn cung cho thấy đang có sự thiếu hụt về nguồn cung khách sạn cao cấp. Phân tích cụ thể với nguồn cung khách sạn nghỉ dưỡng cách trung tâm TP. HCM trong bán kính 2 giờ lái xe cũng cho thấy sự lệch pha cung – cầu. Cụ thể, hiện có hơn 7.500 khách sạn tiêu chuẩn từ 4-5 sao ở Nha Trang và Đà Nẵng mở đón khoảng 4 triệu lượt khách du lịch hằng năm ở mỗi nơi. Trong khi đó, chỉ có khoảng 800 khách sạn 5 sao từ Phan Thiết đến Vũng Tàu nhưng khu vực này lại đón hơn 20 triệu lượt khách du lịch hàng năm.
Đáng lưu ý, hiện các dự án bất động sản tại các khu du lịch trong nước mới chủ yếu tập trung tới nhu cầu “nghỉ dưỡng” mà chưa có sự chú trọng tới phần “du lịch” và “giải trí”. Điều này cũng góp phần khiến ngành du lịch dường như bước chậm hơn một bậc so với các nước trong khu vực.
Nhìn lại kết quả hoạt động của những nước châu Á phát triển tốt ngành du lịch như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia,… loại hình bất động sản du lịch kết hợp giải trí đã được đầu tư từ năm 1990 song song với sự phát triển của du lịch. Sự kết hợp này mang tới tính đồng bộ trong khai thác du lịch, đem đến những thuận tiện cho du khách khi đi tham quan, khám phá và trải nghiệm nhưng không kém phần sôi động.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, bất động sản du lịch và giải trí là một phân khúc mới khác biệt hoàn toàn với các hình thức bất động sản khác. Theo đó, trong xu hướng mới, du lịch không chỉ là ngắm cảnh mà còn gắn với các nhu cầu về thư giãn, giải trí, mua sắm, chăm sóc sức khỏe, … Với loại hình bất động sản du lịch và giải trí kết hợp giữa lưu trú và nhiều hoạt động giải trí tiện ích sẽ thật sự là một giải pháp giúp đánh thức được tiềm năng du lịch trong nước, đưa Việt Nam vươn lên tầm cao mới trong bản đồ du lịch thế giới.
Món đầu tư đáng đồng tiền bát gạo
Một chuyên gia về đầu tư, kinh doanh bất động sản từng cho rằng, trong thời gian tới, giá của các bất động sản, đặc biệt là bất động sản du lịch và giải trí ven biển chắc chắn sẽ tăng mạnh do nhu cầu đối với phân khúc này đang ngày càng lớn. Thị trường bất động sản ven biển đang trong giai đoạn hình thành phát triển mạnh mẽ với mức giá chỉ đang ở giai đoạn đầu của chu kỳ tăng, đầu tư vào lĩnh vực này được coi là thức thời và đáng đồng tiền bát gạo bỏ ra.
Nắm bắt được điều này, Tập đoàn Empire có bề dày lịch sử hình thành từ năm 1992, chuyên đầu tư trong lĩnh vực giải trí, du lịch và bất động sản, với tầm nhìn chiến lược của mình, tháng 6 năm 2016 đã khởi công Tổ hợp du lịch và giải trí CocoBay Đà Nẵng với đẳng cấp bậc nhất Đông Nam Á.
Cocobay được đầu tư phức hợp nhiều hạng mục, trong đó dòng khách sạn Boutique với tên gọi Garden Bay đang là điểm nhấn của thị trường nhờ hội tụ những ưu thế tích hợp các dịch vụ đặc sắc, độc đáo về ẩm thực, giải trí, các hoạt động vui chơi, sân khấu ngoài trời, câu lạc bộ bãi biển, nhạc nước, khiêu vũ, mua sắm… hứa hẹn sẽ thu hút lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế.
Video đang HOT
Chỉ với mức đầu tư từ 2,7 tỷ đồng, khách hàng có thể sở hữu 1 căn hộ tại tòa khách sạn Garden Bay 5 tầng, với 16 phòng đạt chuẩn 3 sao tại Cocobay Đà Nẵng. Để hỗ trợ cho khách hàng, dự án này được Ngân hàng SHB hỗ trợ vốn vay 70% với chính sách cho vay ưu đãi. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng đưa ra mức cam kết lợi nhuận tối thiểu đạt 12%/năm trong thời gian 8 năm cùng 15 đêm trải nghiệm tại Garden Bay.
Theo một vị chuyên gia trong ngành: “Bất động sản du lịch và giải trí đang được biết đến là một kênh đầu tư hiệu quả theo xu hướng mới của thời đại. Với những ưu thế vượt trội, việc sở hữu một bất động sản du lich, giải trí vừa đáp ứng nhu cầu vui chơi, du lịch, giải trí cho cả gia đình, vừa sinh lợi từ giá trị gia tăng của bất động sản cùng chính sách cam kết cho thuê chủ đầu tư”.
PV
Theo Dantri
Mua cổ phiếu ngân hàng phải chấp nhận thực tế "không cổ tức"
Trao đổi với Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng, ông Lê Anh Tuấn, Kinh tế trưởng, Giám đốc Khối nghiên cứu Dragon Capital nhận định, dù còn những khó khăn nhất định, song việc xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong năm nay.
Bức tranh hoạt động của ngành ngân hàng năm nay sẽ sáng hơn
Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu sẽ có sự phân hóa mạnh giữa các ngân hàng và không loại trừ việc một số nhà băng nhỏ, nợ xấu tăng khó có thể vượt qua làn sóng M&A trong thời gian tới, do không đủ khả năng trích lập dự phòng.
Nợ xấu ngành ngân hàng Việt Nam đã được kéo giảm về dưới 3%, con số này liệu đã thấp?
Quả thực, nợ xấu của ngành ngân hàng đã được kiểm soát về mức dưới 3% là con số khá thấp. Trong 4.580.000 tỷ đồng tổng dư nợ (tương đương 205 tỷ USD) toàn ngành ngân hàng, Công ty Quản lý tài sản (VAMC) đã gom lại khoảng 200.000 tỷ đồng (gần 10 tỷ USD). Như vậy, tỷ lệ 3% nợ xấu của toàn ngành ngân hàng là không tính con số nợ xấu VAMC đã mua về.
Thực tế, nợ xấu của Việt Nam trong những năm trở lại đây đã được các ngân hàng thương mại đẩy mạnh xử lý khá nhiều, đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới một con số. Một phần, do thị trường bất động sản hồi phục đã tạo tác động tích cực đối với quá trình xử lý nợ.
Thị trường bất động sản được đánh giá là sẽ bị tác động bởi Dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN trong thời gian tới khi tín dụng bị "siết". Điều này có tạo nên rào cản trong xử lý nợ xấu?
Các điều khoản của Dự thảo sửa đổi Thông tư 36 tuy đã được thị trường nhắc đến nhiều, song đến thời điểm này, NHNN vẫn chưa chính thức ban hành. Theo tôi, khi Dự thảo được ban hành, thị trường bất động sản có thể chậm lại, nhưng không quá "đen tối" cho các ngân hàng trong quá trình xử lý nợ xấu. Vì thực tế, ngân hàng luôn phải cân đối nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn, cũng như thận trọng trong cho vay bất động sản. Đối với xử lý nợ xấu, nếu thị trường bất động sản tăng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng trong phát mãi tài sản, song để xử lý được nợ xấu đòi hỏi phải có thời gian, không nên kỳ vọng sớm.
ông Lê Anh Tuấn,
Nói vậy, theo ông, việc xử lý nợ xấu của ngân hàng sẽ có triển vọng trong thời gian tới?
Các ngân hàng sẽ phải tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu, cho dù có khó khăn nhất định. Việc xử lý nợ xấu trong thời gian tới cũng sẽ tốt hơn so với hiện nay. Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu hiện nay đã có sự phân hóa mạnh mẽ giữa các ngân hàng. Trong số đó, có ngân hàng xử lý được phần lớn và có thể gần "sạch" nợ xấu kể từ năm 2016. Nhưng ngược lại, còn nhiều ngân hàng gặp khó hoặc không thể xử lý được khoản nợ xấu lớn trong thời gian tới, nên đành phải tính đến phương án sáp nhập, bán lại mới có thể tái cơ cấu thành công.
... và với VAMC thì triển vọng sẽ như thế nào?
Khối lượng nợ xấu VAMC gom lại từ các ngân hàng khá lớn, nhưng đến nay tỷ lệ xử lý mới đạt hơn 10%, đây là mức quá thấp. Nhiều người đã đề cập đến việc thành lập thị trường mua-bán nợ nhằm thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, nhưng xem ra không khả thi. Tôi cho rằng, nếu có quyết tâm thực hiện, Việt Nam vẫn có thể thành lập được thị trường này.
Nhiều người lo ngại nợ xấu sẽ quay lại các ngân hàng, nếu sau 5 năm khoản nợ đã bán cho VAMC, nhưng ngân hàng chưa thể xử lý được. Điều này có đúng với thực tế, thưa ông?
Tôi cho rằng, điều này hoàn toàn không chính xác. Bởi khi ngân hàng đã bán nợ cho VAMC, mỗi năm họ đều phải trích lập dự phòng 20%, hoặc thấp nhất là 10%, cho trái phiếu đặc biệt nhận lại từ VAMC. Vì thế, sau 5 năm, khoản dự phòng cho món nợ xấu đó đã đủ 100% và xem như xóa sạch nợ xấu. Như vậy, các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC, nhưng sau 5 năm chưa xử lý được sẽ không quá đáng ngại cho ngân hàng. Điều đáng quan tâm hơn đó là liệu các ngân hàng có đủ khả năng để trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC hay không, nhất là những ngân hàng nhỏ, yếu kém, nợ xấu cao, bán nhiều cho VAMC, trong khi hoạt động kinh doanh và lợi nhuận thấp không đủ để trích dự phòng.
Xử lý nợ xấu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của các ngân hàng năm nay, thưa ông?
Lợi nhuận của các ngân hàng thương mại đã giảm mạnh trong 3 năm gần đây do ảnh hưởng bởi nợ xấu của ngành tăng cao, trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn, hàng tồn kho tăng, sức mua yếu, hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN suy giảm. Trong khi đó, các nhà băng phải tăng trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC. Điều này đồng nghĩa, các ngân hàng thương mại khó có lợi nhuận cao khi trích lập dự phòng rủi ro ngày một lớn.
Bên cạnh đó, nguồn thu đóng góp vào lợi nhuận ngân hàng chủ yếu đến từ tín dụng, mà tăng trưởng tín dụng hiện chưa thể kỳ vọng tăng mạnh. Nhiều ngân hàng thương mại từng công bố lợi nhuận 6-9 tháng đầu năm đạt hơn 50% kế hoạch cả năm, nhưng cuối năm sụt giảm mạnh, do dự phòng rủi ro tăng "ăn" hết lợi nhuận.
Các ngân hàng đặt chỉ tiêu lợi nhuận cho năm nay khá thận trọng, khi việc xử lý nợ xấu chưa đẩy nhanh như mong muốn. Hiện tại, ngay cả một số ngân hàng hoạt động tốt, lợi nhuận cũng đã giảm mạnh, song điều này được đánh giá là lợi nhuận của các ngân hàng đã thực chất hơn trước và kỳ vọng lợi nhuận cao lúc này là không dễ với nhiều ngân hàng.
Lợi nhuận làm ra hàng năm đều được ngân hàng ưu tiên trích dự phòng rủi ro, cũng có nghĩa cổ đông phải hy sinh lợi nhuận và khó có được cổ tức trong thời gian dài?
Điều này hoàn toàn đúng. Các nhà đầu tư đã rót vốn vào cổ phiếu ngân hàng phải chấp nhận thực tế "không cổ tức", vì các ngân hàng không thể không tăng trích dự phòng rủi ro để đảm bảo an toàn trong hoạt động.
Đánh giá của ông về hoạt động ngành ngân hàng trong năm 2016?
So với những năm qua, bức tranh hoạt động của ngành ngân hàng năm nay có vẻ "sáng" hơn. Trong đó, phải kể đến tín dụng tăng trưởng trở lại, lãi suất bắt đầu có dấu hiệu tăng lên, nhưng không chỉ là chi phí đầu vào, mà ngân hàng cũng cân nhắc trong việc lựa chọn khách hàng vay vốn để tăng lãi suất. Lúc này, khách hàng có nhu cầu vốn sẽ được ngân hàng đáp ứng, song với sự lựa chọn kỹ càng hơn. Điều này khiến biên lợi nhuận trong cho vay của ngân hàng có thể tăng lên, thay vì giảm đi như nhiều người nghĩ.
Mặt khác, nợ xấu đang được các ngân hàng đẩy mạnh xử lý và phần nào đã xử lý được trong những năm qua sẽ là điều kiện tốt để đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ trong thời gian tới, kể cả khi tín dụng bất động sản được cho là sẽ bị "siết" lại. Khi nợ xấu đã được kiểm soát tốt, nguồn vốn tín dụng được khơi thông, DN sẽ không còn quá khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng để mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Lãi suất đầu vào đã tăng nhẹ trong những tháng đầu năm sẽ kéo theo lãi suất đầu ra tăng, thưa ông?
Có thể lạm phát trong năm nay sẽ cao hơn năm trước, song khả năng lãi suất sẽ không tăng nhiều, mà chỉ biến động nhẹ. Một trong những nguyên nhân khiến lãi suất đầu vào tăng nhẹ thời gian qua là bởi ngân hàng tăng huy động để cơ cấu lại nguồn vốn trước Dự thảo sửa đổi Thông tư 36. Thực tế, các ngân hàng đã tăng huy động tiết kiệm kỳ hạn trung, dài ngày. Lãi suất đầu vào tăng, theo nguyên lý, đầu ra sẽ tăng theo. Tuy nhiên, với bối cảnh hiện nay, theo tôi, lãi suất cho vay chưa thể điều chỉnh tăng mà chỉ nhích nhẹ đối với vốn cho vay trung-dài hạn, bởi tăng lãi suất sẽ làm giảm nhu cầu tín dụng. Mặc dù vậy, chúng ta không thể kỳ vọng lãi suất giảm xuống nữa so với mặt bằng hiện nay.
Áp lực từ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất lên tỷ giá và lãi suất tiền đồng trong năm nay có lớn?
Theo tôi, các thông điệp từ Fed đưa ra phần nào cung cấp thông tin khá rõ ràng cho thị trường. Việc nâng lãi suất đã được thị trường dự liệu trước và Fed cho biết, lộ trình thắt chặt sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh tế. Một khi Fed tăng lãi suất cơ bản đồng USD, tỷ giá tiền đồng sẽ khó tránh được áp lực, nhưng thực tế cuối năm 2015, khi lần đầu tiên sau một thập kỷ Fed nâng lãi suất, NHNN Việt Nam đã linh hoạt kiểm soát tỷ giá tốt, vì vậy, khả năng tỷ giá sẽ không biến động lớn trong năm nay.
Lãi suất tiền đồng cũng sẽ không có quá nhiều áp lực từ Fed. Tuy nhiên, các DN không nên chủ quan, mà phải theo dõi thị trường để có các biện pháp phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá, cũng như tính toán được chi phí hoạt động khi sử dụng vốn vay ngân hàng.
Thùy Vinh thực hiện.
Đặc san Toàn cảnh ngân hàng 2016
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Bất động sản Sài Gòn hối hả đẩy nhanh tiến độ... đón Tết Thị trường bất động sản TPHCM đang có nhiều biểu hiện tích cực khi thanh khoản ở các dự án đang tăng đều, những "bê bối" như chậm tiến độ, "trùm mềm" ít dần... Thay vào đó, các dự án giao nhà đúng tiến độ, thậm chí là trước thời hạn đang nhiều lên. Hối hả đón Tết Thực tế ghi nhận từ...