Đầu tư và Phát triển TDT ước lãi tăng trưởng hơn 29% trong năm 2019
Lũy kế năm 2019, TDT ước đạt doanh thu thuần 363,02 tỷ đồng – tăng 27,14% và lợi nhuận sau thuế 26,7 tỷ đồng – tăng 29,42% so với năm trước.
CTCP Đầu tư và Phát triển TDT (Mã CK: TDT) công bố kết quả kinh doanh ước tính quý 4/2019 với doanh thu thuần đạt 55,69 tỷ đồng, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, lợi nhuận sau thuế công ty vẫn tăng 18,11% lên 4,24 tỷ đồng.
Lũy kế năm 2019, TDT ước đạt doanh thu thuần 363,02 tỷ đồng – tăng 27,14% và lợi nhuận sau thuế 26,7 tỷ đồng – tăng 29,42% so với năm trước.
Video đang HOT
Được biết, TDT là doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may với quy mô 3 nhà máy may với công suất 56 chuyền may. Trong đó, hai nhà máy Điềm Thụy và Thịnh Đức đều hoạt động hết công suất.
Công ty dự kiến lấp đầy công suất nhà máy Đại Từ (28 dây chuyền may) giai đoạn 2020 – 2021 để đáp ứng đơn hàng giá trị cao. Doanh thu của công ty chủ yếu đến từ gia công hàng may mặc xuất khẩu với các khách hàng lớn là Pan Pacific, Asmara,…
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu TDT hiện đang giao dịch quanh ngưỡng 11.000 đồng/cp.
Long Nhật
Theo Trí thức trẻ
Xuất khẩu dệt may giảm tốc ở nhiều thị trường
Thông tin trên được đưa ra trong báo cáo nhận định mới nhất về ngành dệt may của Công ty chứng khoán VNDIREC.
Xuất khẩu dệt may đang sụt giảm tại nhiều thị trường. Ảnh: Nguyễn Huế
Theo VNDIREC, tăng trưởng xuất khẩu dệt may cả nước sụt giảm do sự giảm tốc ở các thị trường xuất khẩu chính. Cụ thể, giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 8,7% trong tháng 9/2019, giảm 2,9 % so với cùng kỳ. Các thị trường EU và Nhật Bản cũng ghi nhận tăng trưởng chậm lại từ 11,4% và 24,2% trong tháng 9/2019 xuống chỉ còn 4,2% và 4,6% tháng 9/2019.
Mặc dù có sự phân hóa giữa kinh doanh giữa các doanh nghiệp, tuy nhiên các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung đã ghi nhận kết quả kém khả quan về cả doanh thu và lợi nhuận trong tháng 9.
Kết quả kinh doanh tháng 9 mới nhất được công bố bởi các doanh nghiệp dệt may niêm yết cho thấy tổng doanh thu toàn ngành giảm 1,6%, lợi nhuận sau thuế giảm 13,8% so với cùng kỳ. Hơn một nửa các doanh nghiệp dệt may niêm yết lớn có mức tăng trưởng âm trong tháng 9 do số lượng và quy mô các đơn hàng giảm xuống do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và biên lợi nhuận gộp giảm.
Mặc dù có điểm sáng là đã giành thêm thị phần tại Mỹ trong bối cảnh căng thẳng thương mại. Thị phần của Việt Nam tại thị trường Mỹ đã tăng từ mức 7,2% về khối lượng xuất khẩu và 11,7% về giá trị xuất khẩu trong năm 2018 lên tương ứng 7,8% và 11,8% trong 8/2019, tuy nhiên, theo VNDIREC, khó khăn lại nhiều hơn lợi ích. Cả số lượng và quy mô các đơn hàng đều sụt giảm do những lo ngại của khách hàng về bất ổn trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Giá trị xuất khẩu dệt may của cả nước đạt 24,6 tỷ USD trong tháng 9/2019, tăng 9,6% (thấp hơn mức tăng trưởng 16,5% tại thời điểm cùng kỳ năm 2018). Hầu hết các thị trường xuất khẩu của Việt Nam đều ghi nhận tăng trưởng chậm lại kể từ đầu năm nay.
Dù chịu ảnh hưởng bất lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra trong ngắn hạn, tuy nhiên, theo đánh giá của VNDIREC ngành dệt may sẽ có triển vọng tích cực nhờ vào lợi ích đáng kể từ các FTA. Các điểm đến xuất khẩu đa dạng có thể giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ, đặc biệt là khi Việt Nam giải quyết được nút thắt trong chuỗi giá trị.
Nguyễn Huế
Theo haiquanonline.com.vn
Cổ phiếu TNG chưa thoát điều chỉnh ngắn hạn Cổ phiếu của CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) vẫn đang có xu hướng điều chỉnh sau khi giảm mạnh từ mức đỉnh 22.500đ/cp vào ngày 5/7/2019. Kết thúc phiên giao dịch ngày 2/12, cổ phiếu TNG giảm 1,31% đóng cửa ở mức 15.100đ/cp Chuyển dịch chuỗi sản xuất Tại hội thảo vừa qua giữa TNG với các nhà đầu...