‘Đầu tư trọng điểm, Việt Nam mới có doanh nghiệp lọt top 500 thế giới’
TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng Nhà nước không nên đầu tư dàn trải vào các doanh nghiệp Nhà nước, mà cần có trọng điểm vào công ty làm ăn có lãi.
Sáng nay (21/11), Chính phủ tổ chức Hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước ( DNNN). Nhiều chuyên gia đã gửi tới hội nghị tham luận về việc phát triển DNNN trong thời gian tới.
Không giao nhiệm vụ ai cũng có thể hoàn thành
TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng DNNN là một lực lượng kinh tế chưa thể thay thế được trong thời gian tới, nhưng ông chỉ ra 3 vấn đề lớn mà lực lượng này đang gặp phải.
Thứ nhất là việc tái cơ cấu, hoạt động theo nguyên tắc thị trường; thứ hai là nâng cao hiệu quả quản trị và thứ ba là vấn đề cổ phần hóa, thoái vốn.
Về việc yêu cầu các DNNN kinh doanh theo nguyên tắc thị trường, TS. Nguyễn Đình Cung cho biết đã đạt được những thành công nhất định như không còn quy định ưu đãi riêng; không chỉ đạo vay vốn riêng, không còn cấp vốn tái cơ cấu, bù lỗ hay đã xử lý thua lỗ theo nguyên tắc thị trường.
Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc thị trường vẫn còn 3 điểm đáng lưu ý. Thứ nhất cơ quan quản lý vẫn chưa tính đúng tính đủ với DNNN. Chỉ khi cổ phần hóa mới đánh giá lại tài sản của doanh theo giá thị trường.
TS. Cung đề xuất phải đầu tư có trọng điểm các DNNN, không thể đầu tư tràn lan vào các doanh nghiệp có lợi nhuận thấp. Ảnh: TT.
“Đáng lẽ việc đánh giá tất cả DNNN phải thực hiện không chỉ khi cổ phần hóa. Như thế để biết tài sản theo giá thị trường là bao nhiêu. Không đánh giá sẽ không thấy sức mạnh của DNNN. Giá trị thực cao hơn nhiều giá trị sổ sách”, ông nói.
Thứ hai, chủ sở hữu DNNN đang giao cho người quản lý và doanh nghiệp những chỉ tiêu rất thấp. Ông nhấn mạnh chủ sở hữu không thể chấp nhận tỷ suất lợi nhuận quá thấp, thậm chí là thấp hơn cả lãi vay cơ bản của ngân hàng.
Không thể chấp nhận mức tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lãi suất vay vốn ngân hàng mà phải gấp hơn 2 lần, tương đương thị trường chứng khoán.
TS Nguyễn Đình Cung
Video đang HOT
Ông đề xuất chủ sở hữu các DNNN phải giao chỉ tiêu thật cao để những người thực sự nỗ lực tối đa thì mới có thể làm được. Không thể giao nhiệm vụ ai cũng có thể hoàn thành. Không thể chấp nhận mức tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lãi suất vay vốn ngân hàng mà phải gấp hơn 2 lần, tương đương thị trường chứng khoán.
Ông cũng cho rằng cần thống kê đánh giá các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao thấp để qua đó Nhà nước xem xét lại việc đầu tư. Theo đó, với các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp thì hạn chế đầu tư. Nhưng những doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao 20-30% sẽ tăng cường đầu tư để sau vài năm mới có những tập đoàn kinh tế lớn.
TS. Cung lấy ví dụ doanh nghiệp có doanh thu thấp nhất top 500 công ty lớn nhất toàn cầu đã có doanh thu 24 tỷ USD vào năm 2017. Trong khi 3 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam là PVN, Viettel, EVN mới có doanh thu 11 tỷ USD.
“Ba ông lớn nhất của ta mới chỉ bằng 1/2 công ty thấp nhất thế giới. Chúng ta phải đầu tư có trọng điểm thì mới hi vọng có doanh nghiệp lọt top 500 thế giới”, ông nói.
Tháo bỏ các ràng buộc
Một vấn đề nữa được TS. Nguyễn Đình Cung chỉ ra là DNNN không được tự chủ trong thị trường kinh doanh. Họ phải chịu gò bó, ràng buộc, cũng không được tuyển dụng, trả lương theo nguyên tắc thị trường. Người nào được trả 1-1,5 tỷ đồng/năm, xã hội đã đánh giá đó là rất cao.
Phải coi cổ phần hóa là cơ cấu danh mục đầu tư Nhà nước; chuyển đổi từ tài sản kém, chưa tốt, thành tài sản tốt; từ tài sản tốt, thành tài sản tốt hơn. Đừng làm ngược lại.
TS Nguyễn Đình Cung
Ông đề nghị phải thay đổi nhận thức. Vấn đề là họ nhận được lương bao nhiêu và sẽ làm ra số tiền thế nào. Còn lương nhiều hay ít không thể đánh giá được.
Về quản trị công ty, ông đề xuất phải tháo bỏ những ràng buộc với DNNN, để cho họ được quyền tự chủ kinh doanh. Nhà nước chỉ cần xác định những ngành nghề kinh doanh, còn làm thế nào thì để HĐQT và giám đốc tự quyết định.
“Chúng ta hành chính hóa quá nhiều quyết định đầu tư, kinh doanh, hành chính hóa động lực cho DNNN. Về mặt quản trị nên ưu tiên thay đổi”, ông nói.
Về nâng cao chất lượng quản trị, TS. Cung chỉ ra thực trạng tại các DNNN rất thấp so với chuẩn chung của OECD. Để từng bước nâng cao chất lượng quản trị, Chính phủ đã yêu cầu công khai minh bạch thông tin. Việc này lại rất dễ làm, làm không mất nhiều tiền lại có thể nâng cao mức độ nâng cao chất lượng.
TS. Cung đề xuất cổ phần hóa DNNN không chạy theo số lượng, mà cần chạy theo chất lượng. Ảnh minh họa.
“Nhiều DNNN không làm hoặc làm rất chậm. Việc thực hiện ý thức, quy định và nguyên tắc này của DNNN có gì đó không có áp lực khiến họ hoạt động theo nguyên tắc thị trường”, ông nói.
Về cổ phần hóa và thoái vốn DNNN, TS. Cung đề xuất nên thay đổi thiên về chất lượng, không chạy theo số lượng.
“Phải coi cổ phần hóa là cơ cấu danh mục đầu tư Nhà nước; chuyển đổi từ tài sản kém, chưa tốt, thành tài sản tốt; từ tài sản tốt, thành tài sản tốt hơn. Đừng làm ngược lại, đừng biến một tài sản tốt, thành tài sản không tốt. Như vậy mới củng cố được nền tảng, sức mạnh của DNNN nói riêng và khu vực Nhà nước nói chung”, ông nhấn mạnh.
Hiếu Công
Theo news.zing.vn
Cổ phần hóa DNNN: Vì sao Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể bị ĐBQH phản ứng?
Phản hồi thông tin về cổ phần hóa DN ngành giao thông do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cung cấp, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) kiến nghị Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể xem xét, kiểm tra một cách nghiêm túc trường hợp 2 doanh nghiệp được tiến hành cổ phần hóa trong ít năm gần đây.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể phát biểu trước Quốc hội
Chiều 28.5, Quốc hội tiếp tục thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã dành 10 phút giải trình trước Quốc hội đề cập tới vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành giao thông.
Ông nhấn mạnh chủ trương cổ phần hoá là đúng đắn, buộc phải thực hiện và nếu thành công sẽ đem lại hiệu quả cao. Theo ông Thể, hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành giao thông sau cổ phần hoá đều có lãi, năng lực tài chính tốt hơn.
Theo thống kê, giai đoạn 2011 - 2016, 18 tổng công ty chuyển sang mô hình công ty cổ phần ghi nhận doanh thu tăng 15%, lãi sau thuế tăng 194% (bình quân mỗi năm tăng trên 40%); thu nhập người lao động tăng 32% trong 4 năm. Giai đoạn này có 137 doanh nghiệp ngành giao thông được cổ phần hoá, vượt 67 đơn vị so với chỉ tiêu Chính phủ giao.
Các doanh nghiệp này khi niêm yết và bán cổ phần lần đầu ra công chúng đều được giá cao, thu về hơn 2.700 tỷ đồng, tăng 600 tỷ so với định giá ban đầu (2.153 tỷ đồng).
"Hầu hết doanh nghiệp ngành giao thông sau cổ phần hoá đều hoạt động hiệu quả, ngày càng tốt hơn. Bộ Giao thông chủ trương những lĩnh vực nào tư nhân làm được, làm tốt thì cần đẩy mạnh cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước, chỉ giữ lại những lĩnh vực liên quan tới an ninh, quốc phòng", ông Nguyễn Văn Thể nói.
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre)
Phản hồi thông tin do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cung cấp, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) kiến nghị Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể xem xét, kiểm tra một cách nghiêm túc trường hợp 2 doanh nghiệp được tiến hành cổ phần hóa trong ít năm gần đây.
Đại biểu Nhưỡng nói: "Tại kỳ họp thứ 3, tôi đã có ý kiến với đồng chí Tổng Thanh tra Chính Phủ Phan Văn Sáu lúc đó là phải xem xét lại quá trình cổ phần hóa Tổng Công ty vận tải thủy. Trong đó, tại sao 10 DNNN với hàng trăm đoàn tàu và rất nhiều tài sản Nhà nước mà chỉ được định giá 327 tỷ đồng, tương đương giá trị một căn nhà tại phố cổ Hà Nội.
Điều này khiến rất nhiều người bức xúc. Và người đứng đơn tố cáo là nguyên bí thư Đảng ủy, Giám đốc Cảng Hà Nội. Nhưng vừa qua, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo làm người ta rất bất bình khi kết luận là không có vấn đề gì xảy ra. Thậm chí, còn nói rằng không tiếp cận nổi các tài liệu về cổ phần hóa, quên cả nhà đầu tư chiến lược.
Tới bây giờ, tài sản không những hạ giá thấp mà còn có vấn đề là để ra ngoài một khối tài sản khác không đưa vào cổ phần hóa giống như một loại quỹ đen của cổ phần hóa. Chỗ này tôi đề nghị đồng chí về cho xem xét một cách hết sức nghiêm túc.
Người mua doanh nghiệp, Tổng Công ty đó lại chính là người mua Hãng Phim Truyện Việt Nam với giá bèo".
Về vấn đề cổ phần hóa các DNNN đang làm ăn tốt, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng chỉ ra trường hợp của Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được các cử tri phản ánh.
Đại biểu Nhưỡng tiếp lời: "Cổ phần hóa lúc nào họ cũng không biết, lãnh đạo cũng ngỡ ngàng. Một công ty đang làm ăn tốt như thế, tới giờ mỗi năm phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng đi thuê lại tài sản của chính công ty được cổ phần hóa theo sự chỉ định này. Tôi không biết làm như vậy Nhà nước được gì không? Nhân dân được gì không?".
Từ 2 trường hợp nêu trên, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng kiến nghị Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể xem xét lại hiệu quả hoạt động của 137 doanh nghiệp đã được cổ phần hóa. Đồng thời, đại biểu Nhưỡng cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc xém xét lại trường hợp cổ phần hóa tại Tổng Công ty vận tải thủy và Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài.
Theo Dantri
Thặng dư bán đấu giá cổ phần hóa qua sàn tăng mạnh Theo đại diện Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính), thặng dư từ việc bán đấu giá cổ phần và thoái vốn DNNN qua các Sở Giao dịch chứng khoán tăng mạnh trong hai năm 2016 và 2017. Tỷ lệ thặng dư/ giá trị cổ phần theo mệnh giá của giai đoạn 2016-2018 đạt 447%. Ảnh: Internet. Ông Đặng Quyết Tiến, Cục...