Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam ‘gần như mang tính bầy đàn’
Rủi ro của thị trường tài chính như trái phiếu doanh nghiệp hay nợ xấu được chuyên gia của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đánh giá có thể là một trong những lực cản với sự phục hồi kinh tế Việt Nam trong năm 2022.
Ngày 6.4, ADB công bố báo cáo dự báo tình hình kinh tế Việt Nam năm 2022 và 2023.
Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế của ADB. Ảnh GIA HÂN
Báo cáo của ADB do ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế quốc gia của ADB, đưa ra những dự báo khả quan đối với sự phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam.
“Kinh tế Việt Nam dự kiến phục hồi ở mức 6,5% trong năm nay và tăng trưởng mạnh mẽ hơn ở mức 6,7% trong năm 2023, do tỷ lệ tiêm chủng cao, đẩy mạnh thương mại và tiếp tục thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng”, ông Cường nói.
Tuy nhiên, theo chuyên gia của ADB, có nhiều rủi ro trong ngắn hạn có thể cản trở sự phục hồi kinh tế Việt Nam như sự gia tăng dịch bệnh Covid-19 với các biến chủng mới, những bất ổn địa chính trị khiến giá cả hàng hóa tăng cao với xung đột Nga – Ukraine, sự phục hồi kinh tế toàn cầu chậm lại, lạm phát gia tăng ở các nước là bạn hàng lớn của Việt Nam…
“Ngoài ra, Trung Quốc với chính sách “zero Covid” sẽ tác động mạnh tới chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có Việt Nam”, ông Cường nhận định.
Ở trong nước, ông Cường cho rằng, sự phục hồi của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào việc triển khai Chương trình tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế với hàng loạt chính sách tài khóa, tiền tệ được Quốc hội thông qua hồi tháng 1.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo ông Cường, rủi ro trong năm tới là bất ổn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp và nợ xấu gia tăng dù thị trường tài chính vẫn tương đối ổn định.
“Cái này đã được cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam tính toán và đang được xử lý tương đối hiệu quả”, ông Cường nêu.
Quản lý việc thao túng thị trường của tập đoàn lớn
Đánh giá rủi ro của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhất là sau vụ việc Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng bị bắt liên quan việc doanh nghiệp này phát hành trái phiếu, chuyên gia Nguyễn Minh Cường cho rằng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam tăng rất mạnh trong 5 năm vừa qua.
Đánh giá đây là “tín hiệu tốt” khi thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh, song ông Cường cho rằng, sự gia tăng này quá nhanh so với sự đáp ứng các nền tảng cả từ phía nhà đầu tư lẫn nhà phát hành.
“Rất nhiều doanh nghiệp đua nhau phát hành trái phiếu doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khi thông tin về doanh nghiệp, tài sản bảo đảm chưa vững chắc. Ngược lại, không phải nhà đầu tư nào cũng có thông tin, kinh nghiệm, gần như đầu tư mang tính bầy đàn”, ông Cường nói.
Theo ông Cường, cả nhà phát hành và nhà đầu tư không thực sự sẵn sàng về thông tin, trình độ để đảm bảo cho sự phát triển trái phiếu doanh nghiệp bền vững. Ngoài ra, đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp phát hành trái phiếu cũng chưa thực sự phát triển.
Về vụ việc của Tân Hoàng Minh, ông Cường nói không đề cập trực tiếp, song cho rằng, Việt Nam đã trải qua một thời kỳ dài cải cách doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, trong thời gian qua, doanh nghiệp tư nhân đã phát triển mạnh với sự xuất hiện của nhiều tập đoàn lớn.
“Nhiệm vụ cần tập trung lúc này là đảm bảo thị trường lành mạnh dù là doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân. Do đó, bên cạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước cũng cần tập trung quản lý thị trường, đặc biệt là hành vi thao túng thị trường ở những tập đoàn lớn”, ông Cường nêu kiến nghị.
'Các kênh đầu tư thay thế vẫn kém hấp dẫn hơn chứng khoán'
FiinGroup dự báo dòng tiền từ thế hệ nhà đầu tư trẻ sẽ còn ở lại thị trường ít nhất hết quý I năm sau, khi các kênh đầu tư thay thế vẫn kém hấp dẫn.
Báo cáo phân tích về các yếu tố cung, cầu trên thị trường chứng khoán của FiinGroup đánh giá, vàng và USD không còn là ưu tiên với thế hệ nhà đầu tư trẻ của Việt Nam hiện nay.
Họ có kiến thức về đầu tư và đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm đầu tư chứng khoán trong nhiều năm vừa qua. Nhóm phân tích cho rằng các dòng tiền trên, kể cả dòng tiền từ bán chứng khoán, dự báo tiếp tục ở lại trên thị trường chứng khoán cho đến ít nhất là hết quý I khi các hoạt động sản xuất kinh doanh được khôi phục ở mức 50-60% so với trước đại dịch.
Phân tích riêng từng kênh thay thế, với tiền gửi tiết kiệm, FiinGroup cho rằng lãi suất thực tế hiện nay chỉ ở mức 4,4% (tính chung cho tất cả kỳ hạn). Con số này không phải là mức hấp dẫn. Ví dụ với mức lãi suất tiền gửi 4,4% này thì sẽ có sức hấp dẫn tương đương với P/E của thị trường chứng khoán ở mức 22,7 lần, cao hơn hẳn mức định giá hiện tại của thị trường chỉ quanh ngưỡng 16 lần.
Tăng trưởng số dư tiền gửi dân cư năm 2021 thấp hơn hẳn những năm trước. Ảnh: FiinGroup
Với kênh trái phiếu doanh nghiệp, lãi suất coupon của trái phiếu doanh nghiệp (chủ yếu là bất động sản) đã giảm về bình quân khoảng 9% cho kỳ hạn 3 năm từ đầu năm 2021.
"Mức này rất cao so với tiền gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, vấn đề của kênh đầu tư này là rủi ro vỡ nợ của nhà phát hành nếu như việc lựa chọn trái phiếu không được đánh giá kỹ lưỡng thông qua việc thẩm định hoặc xếp hạng tín nhiệm độc lập", báo cáo của FiinGroup viết. Nguyên nhân là trong bối cảnh tác động của Covid-19 và kênh tín dụng ngân hàng bị hạn chế, việc "tái cấu trúc" từ nợ trái phiếu sang tín dụng ngân hàng sẽ khó khăn hơn và làm cho rủi ro khi đầu tư sẽ lớn hơn.
Với những kênh thay thế truyền thống như bất động sản, vàng hay USD, nhóm phân tích đều cho rằng kém hấp dẫn hơn chứng khoán.
Bất động sản được đánh giá đang trong giai đoạn trầm lắng do tác động của các lệnh giãn cách nghiêm ngặt. Suất sinh lời từ hoạt động cho thuê cũng rất thấp do nhu cầu mặt bằng bán lẻ, kinh doanh và cư trú đều sụt giảm mạnh sau bốn làn sóng Covid-19, trong khi đó giá vẫn neo ở mức cao.
Với vàng và USD, giá vàng trong nước nới rộng mức chênh lệch với thị trường quốc tế lên mức kỷ lục 9-10 triệu đồng mỗi lượng, khiến nhà đầu tư vàng vật chất chịu rủi ro lớn. Trong khi đó, chính sách lãi suất cho tiền gửi USD ở mức 0%, cung ngoại tệ dồi dào và khả năng mất giá tiền đồng thấp làm cho việc nắm giữ USD không còn sinh lợi.
Định giá P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam 10 năm gần đây. Ảnh: FiinGroup
Với chứng khoán, VN-Index hiện được định giá P/E ở mức 16,3x lợi nhuận trượt bốn quý gần nhất đến hết quý II, thấp hơn mức trung bình 10 năm cộng một độ lệch chuẩn (17,4x) và tương đương mức định giá trung bình trong giai đoạn một năm trước khi Covid-19 khởi phát.
Nếu so với tiền gửi ngân hàng, mức định giá này là hấp dẫn, với dự báo lợi nhuận cả năm và tiềm năng lợi nhuận năm sau, theo FiinGroup, cũng rẻ. Nếu tăng trưởng lợi nhuận cả năm 2021 có thể đạt 31,5%, thị trường đang giao dịch ở mức P/E khoảng 16 lần. Nếu kỳ vọng doanh nghiệp giữ được tốc độ tăng trưởng 27% vào năm sau, chứng khoán Việt Nam đang được giao dịch ở mức P/E chỉ 13,2 lần.
Nhiều ý kiến cho rằng con số này khó đạt được do Covid-19, nhưng theo quan sát của FiinGroup, ngoại trừ các ngành bị ảnh hưởng trực tiếp như hàng không và du lịch, bối cảnh hiện nay lại là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp lớn đầu ngành gia tăng thị phần và gia tăng hiệu quả.
"Quan trọng nhất trong bối cảnh hiện nay, đắt không có nghĩa là thị trường sẽ xuống mà nó phụ thuộc chính vào cầu về cổ phiếu, thể hiện qua dòng tiền mới và tâm lý chung của thị trường thay vì chỉ đơn giản dựa trên yếu tố nội tại và triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp", FiinGroup đánh giá.
Hà Nội: Người dân lập chốt canh nghĩa trang, tố chủ đầu tư khu đô thị lớn ngang nhiên đập phá để làm đường Người dân cho biết họ không nhận được bất kỳ thông báo nào từ cơ quan chức năng, rất bất ngờ khi phát hiện nhóm người đập phá khu nghĩa trang nên quyết tâm ngăn chặn. Ngày 13/1, tập thể nhân dân thôn Thượng, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội vừa có đơn kêu cứu gửi đến các cấp...