Đầu tư tiền ‘ảo’ rác, nạn nhân cũng có thể bị khởi tố hình sự
Các sàn forex vẽ ra ước mơ làm giàu nhanh chóng, nhưng cuối cùng người tham gia chỉ thấy nợ nần chồng chất, và còn khả năng phải đối diện với những tội danh hình sự khác.
Nạn nhân đầu tư cũng có thể vi phạm pháp luật
Thời gian qua, bất chấp việc hàng chục sàn forex đã bị lực lượng chức năng triệt phá, các sàn tiền ảo vẫn mọc lên như nấm sau mưa. Mỗi sàn forex sẽ có những cách thức hoạt động khác nhau, nhưng đều đánh chung vào 1 điểm đó là ước mơ làm giàu nhanh, làm giàu dễ dàng của người khác. Với chiếc bánh vẽ chỉ cần ngồi chơi xơi nước nhận lãi suất “cực khủng” lên đến 300% một năm, các sàn tiền ảo đã khiến hàng loạt nhà đầu tư sa bẫy, mà khi muốn rút chân ra cũng đã muộn màng.
Khi câu chuyện “tiền ảo” ngày càng tăng nhiệt, thì đa số nhà đầu tư vẫn còn rất mơ hồ về bản chất của đồng tiền này. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của những người tham gia, một nhóm người tự xưng “chuyên gia tài chính” mặc sức tô vẽ để lôi kéo càng nhiều người vào hệ thống càng tốt, để được trả lãi theo nhiều tầng. Để tạo niềm tin và cũng để tránh né cơ quan pháp luật, các sàn tiền ảo đều gắn mắc nước ngoài. Thế nhưng những người điều khiển các sàn forex này đều 100% là người Việt Nam, và bất kỳ ai muốn tham gia đều phải qua giới thiệu, dẫn dắt để được vào nhóm. Đây là một hình thức đa cấp trái phép biến tướng tinh vi.
Hiện tại pháp luật Việt Nam tuy không cấm đầu tư tiền ảo, nhưng chưa cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào kinh doanh sàn forex. Các hoạt động kinh doanh theo mô hình đa cấp với sản phẩm là đồng tiền ảo do các đối tượng tạo ra bị pháp luật nghiêm cấm. Tất cả tổ chức, cá nhân tham gia vận động lôi kéo người vào hệ thống đều có thể bị xử lý hình sự bởi chính họ cũng là người mời chào thêm những người tham gia mới ở dưới họ theo mô hình kim tự tháp. Họ là người gián tiếp khiến cho những người ở tuyến dưới bị mất tiền. Những đối tượng ở trên ‘đỉnh tháp’ nắm giữ các khoản tiền do thành viên mới đóng vào, chỉ những người ở ‘đáy tháp’ mới là nạn nhân thực sự.
Đối diện với tội danh nào? Và mức phạt ra sao?
Đối với hành vi lừa đảo thông qua đầu tư tài chính trên sàn tiền ảo có thể bị khởi tố hình sự với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. ‘Mức phạt cao nhất của tội này là tù chung thân, có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản’. Một số tình tiết tăng nặng có thể xem xét đến như hoạt động kêu gọi diễn ra có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp và số tiền chiếm đoạt lớn…
Bên cạnh đó, hành vi kêu gọi tham gia hoạt động đầu tư, kinh doanh đa cấp trái phép này cũng có thể bị khởi tố với tội danh ‘Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện chiếm đoạt tài sản’ được quy định tại Điều 290 Bộ luật Hình sự năm 2015 với mức phạt cao nhất cho tội danh này là 20 năm tù. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị phạt tiền từ 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, khi tham gia vào một sàn tiền ảo trái phép, ngoài rủi ro mất trắng tài sản các nhà đầu tư còn phải đối diện với khá nhiều tội danh hình sự. Làm giàu là ước mơ chính đáng của mọi người, nhưng tiền ảo vẫn là một lĩnh vực mới mẻ đang chờ hoàn thiện pháp lý. Do đó các nhà đầu tư cần phải thận trọng, tìm hiểu kỹ về lĩnh vực mình đang đầu tư để tránh những thiệt hại không đáng có về người và của.
Lo tội phạm rửa tiền qua tiền ảo: Cần tận dụng công nghệ để quản lý
Nhiều đại biểu Quốc hội đã lo ngại việc không đưa nội dung quản lý tiền ảo trong Luật phòng chống rửa tiền (sửa đổi) có thể là kẽ hở trong hoạt động rửa tiền, trong khi Thủ tướng Chính phủ khẳng định thực tế đang vướng và cũng rất sốt ruột.
Người dùng dễ dàng tìm thấy giá trị của đồng tiền số Bitcoin trên các trang web - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Chia sẻ sự lo ngại này, ThS Phạm Thị Thái Hà - khoa tài chính ngân hàng Trường đại học Tôn Đức Thắng - nhận định sự bùng nổ của các loại tiền điện tử, tiền ảo... những năm gần đây khiến các cơ quan quản lý của hầu hết các nước đều lúng túng và khó khăn trong việc xây dựng khung khổ pháp lý cũng như cách thức quản lý.
Dù nhiều nước chưa chấp nhận các loại tiền này là phương tiện thanh toán nhưng trong tương lai, vị thế của các đồng tiền này trong hệ thống tài chính tiền tệ có thể sẽ có những thay đổi, đòi hỏi phải đặt ra vấn đề quản lý loại tiền này.
"Nên tận dụng thế mạnh của công nghệ đằng sau tiền điện tử kỹ thuật số, thay vì tập trung nhiều vào việc thắt chặt loại tiền này", bà Hà chia sẻ.
Từ thực tế tồn tại của một số loại tiền điện tử kỹ thuật số như Bitcoin cho thấy sự phát triển của các loại tiền điện tử kỹ thuật số là xu hướng tất yếu. Dù chấp nhận hay không thì các quốc gia vẫn phải đưa ra các cách thức quản lý nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính - tiền tệ và lợi ích của người dân.
ThS Phạm Thị Thái Hà
ThS Phạm Thị Thái Hà
Rất dễ cho hoạt động rửa tiền
* Các quốc gia khá lúng túng và khó khăn trong việc xây dựng khung khổ pháp lý cũng như cách thức quản lý đồng tiền điện tử kỹ thuật số là do đâu, thưa bà?
Video đang HOT
- Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) lo ngại tiền điện tử kỹ thuật số như Bitcoin có thể gây ra rất nhiều rủi ro.
Trong khi Hội đồng ổn định tài chính quốc tế (FSB) cho rằng các đồng tiền điện tử kỹ thuật số hiện tại vẫn chưa thay thế cho tiền tệ truyền thống, do việc sử dụng còn hạn chế đối với kinh tế và các giao dịch tài chính.
Tuy nhiên, nếu loại tiền này được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch hoặc liên kết chặt chẽ hơn với hệ thống tài chính thì các nhà quản lý cần phải tính tới việc phối hợp quốc tế trong quản lý loại tiền tệ này.
Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) thì nhận định các loại tiền điện tử và công nghệ blockchain cơ bản đều pha trộn giữa cơ hội và rủi ro. Để giảm thiểu các rủi ro của tiền điện tử, các quốc gia cần tăng cường phối hợp để giảm thiểu các rủi ro và gian lận qua không gian mạng.
Thực tế hiện nay, dù chưa có hành lang pháp lý quản lý, nhưng nhiều người dân ở Việt Nam có thể dễ dàng tạo tài khoản đăng ký ở các sàn giao dịch tiền ảo do đặc điểm có tính ẩn danh và thuận lợi, dễ dàng trong giao dịch nên tiền kỹ thuật số có thể bị lợi dụng để thực hiện các giao dịch phi pháp như rửa tiền, trốn thuế...
Do vậy, việc nhiều đại biểu Quốc hội và Thủ tướng lo ngại việc tội phạm rửa tiền thông qua hoạt động mua bán bằng tiền ảo là hoàn toàn có căn cứ.
* Qua nghiên cứu, bà thấy quan điểm quản lý đồng tiền này trên thế giới như thế nào?
- Hiện trên thế giới chia thành các nhóm có quan điểm khác nhau. Nhóm chiếm số lượng đông nhất không cổ vũ giao dịch tiền điện tử kỹ thuật số.
Tuy vậy cũng không cấm đoán một cách tiêu cực mà chỉ đưa ra các chính sách để truy thu thuế và các biện pháp nhằm giám sát, giảm thiểu khả năng buôn lậu hay rửa tiền thông qua tiền kỹ thuật số.
Đây là nhóm có những quốc gia đi đầu về công nghệ thông tin trên thế giới như Nhật Bản, Úc, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Philippines, New Zealand...
Nhóm thứ hai, dù không cấm hay coi hành vi giao dịch tiền điện tử kỹ thuật số là bất hợp pháp nhưng thiếu thiện cảm với loại tiền này. Các nước này sẽ có chính sách giảm thiểu hoạt động giao dịch tiền điện tử kỹ thuật số, tiêu biểu như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và các nước thuộc khu vực Nam Á, Trung Đông.
Nhóm cuối cùng là nhóm cấm triệt để, trong đó có Việt Nam. Tiền điện tử kỹ thuật số không được coi là một loại tiền tệ và lý do cấm hầu hết đều nhằm bảo hộ đồng tiền quốc gia.
Nhiều doanh nghiệp ứng dụng blockchain liên quan lĩnh vực tài chính, đặc biệt là tài sản số, tiền số tại Việt Nam mong muốn sớm có hành lang pháp lý rõ ràng để dễ hoạt động, phát triển - Ảnh: ĐỨC THIỆN
Hợp tác quốc tế để quản lý, giám sát giao dịch
* Vậy biện pháp quản lý tiền điện tử kỹ thuật số mà các nước hiện áp dụng là gì?
- Một số nước đã thành lập các cơ quan chuyên trách để quản lý tiền điện tử trong bộ máy hành chính quốc gia để có thể quản lý, thường xuyên cập nhật và đưa ra thông báo, cảnh báo liên quan tới rủi ro do loại tiền này đem lại.
Ví dụ, Trung Quốc đã thành lập ủy ban chuyên gia kỹ thuật an ninh tài chính Internet quốc gia chuyên kiểm soát và quản lý các hoạt động tài chính công nghệ.
Tại Mỹ, Cục Phòng chống tội phạm tài chính Mỹ lập những quy định, hướng dẫn pháp lý cho đồng tiền điện tử kỹ thuật số, đồng thời kết hợp cùng với sở thuế vụ thực hiện quản lý các giao dịch tiền điện tử...
Về biện pháp xây dựng các quy định pháp lý đối với tiền điện tử kỹ thuật số, tại hầu hết các quốc gia có quan điểm chấp nhận tiền điện tử kỹ thuật số hoặc là có quan điểm điều chỉnh hiện nay đã, đang thiết lập khuôn khổ pháp lý riêng cho tiền điện tử và các hoạt động liên quan. Ngoài ra, một số quốc gia đã sử dụng chính sách thuế đối với các hoạt động giao dịch tiền điện tử.
Chẳng hạn, Trung Quốc sử dụng biện pháp giảm khấu trừ thuế và thắt chặt các chính sách liên quan tới tiêu thụ điện, quyền sử dụng đất, thu thuế bảo vệ môi trường nhằm tăng chi phí hoạt động đào Bitcoin, gây sức ép buộc các hoạt động đào Bitcoin phải chuyển ra khỏi lãnh thổ.
Nhật Bản thì đánh thuế vào các hoạt động liên quan tới tiền điện tử kỹ thuật số từ năm 2014, bao gồm thuế chuyển nhượng vốn, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế cư trú và thuế tiêu dùng.
Tại Đức, các sàn giao dịch có thể được hưởng ưu đãi thuế đối với hoạt động kinh doanh tiền điện tử kỹ thuật số và khai thác công nghệ chuỗi, khối.
* Tại Việt Nam, để quản lý, giám sát hiệu quả tiền điện tử kỹ thuật số và hạn chế tác động tiêu cực, cũng như ngăn chặn việc rửa tiền qua kênh này, theo bà, cần giải pháp nào?
- Thời gian tới, Việt Nam cần chú trọng tới đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quản lý tiền điện tử kỹ thuật số. Tận dụng thế mạnh của công nghệ đằng sau loại tiền này, thay vì tập trung nhiều vào việc thắt chặt.
Theo đó, cần có các chính sách nâng cao cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, cũng như tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ chuyên gia tài chính, chuyên gia mã hóa, bảo mật và nâng cao nhận thức của người dân về bản chất của Bitcoin cũng như các loại tiền điện tử khác. Đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân, doanh nghiệp thận trọng khi được mời chào tham gia các hoạt động liên quan đến tiền điện tử kỹ thuật số, tiền ảo...
Ngoài ra, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát đối với các giao dịch liên quan tới tiền điện tử kỹ thuật số xuyên biên giới.
Bạn trẻ đào Pi trên app điện thoại - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Pháp luật hiện nay quy định thế nào?
Mức độ cấm ở các quốc gia cũng không giống nhau. Chẳng hạn, Iceland cấm mua tiền điện tử kỹ thuật số nhưng không cấm đào tiền.
Trong khi ở Việt Nam, tiền điện tử kỹ thuật số không được coi là phương tiện thanh toán hợp pháp và việc phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp sẽ bị xử phạt hành chính từ 150 - 200 triệu đồng, hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 206 Bộ luật hình sự năm 2015.
Ông Nguyễn Minh Quang (CEO Công ty MetaDOS):
Mất cơ hội thu hút dòng vốn quốc tế
Theo tôi, vấn đề đầu tiên là việc công nhận tài sản kỹ thuật số, tiền điện tử là một loại tài sản.
Việc này cần có sự tham mưu liên ngành mà chủ chốt nằm ở Bộ Tài chính. Nếu chưa được luật pháp thừa nhận thì việc thị trường còn thiếu điều tiết quản lý trong thời gian dài nữa là điều vẫn sẽ xảy ra.
Với các dự án trong nước, việc chưa có hành lang pháp lý rõ ràng khiến cho hầu hết các dự án đều đặt công ty ở nước ngoài - những nơi cởi mở hơn với các hoạt động kinh doanh lĩnh vực này hoặc có quy định tương đối rõ ràng như UAE, Singapore...
Hệ quả, Việt Nam sẽ mất nhiều cơ hội thu hút dòng vốn quốc tế, thu thuế từ các dự án chất lượng gặt hái thành công như thời gian vừa qua.
Việc ban hành những quy định cũng rất cần thiết cho việc quản lý một thị trường còn rất mới nhưng đã rất sôi động. Chỉ trong một năm vừa qua, có hàng trăm dự án đã gọi vốn thành công, tuy nhiên quyền lợi của nhà đầu tư, hay mọi tranh chấp nếu có phát sinh đều do các bên tự giải quyết.
Điều này làm giảm uy tín rất nhiều các dự án từ Việt Nam khi có nhiều dự án ngang nhiên huy động vốn rồi tìm cách rút êm mà không chịu trách nhiệm pháp lý nào. Về lâu dài điều này sẽ làm thị trường mất niềm tin, các dự án chất lượng từ trong nước sẽ ngày càng khó làm, dòng vốn ngày càng khó thu hút.
Việt Nam là nước có tỉ lệ phổ cập về tài sản số, blockchain hàng đầu thế giới, tuy nhiên nếu cứ hoạt động theo cách thả nổi mà không có luật thừa nhận, lợi thế về con người, công nghệ, thị trường của Việt Nam theo đó sẽ ngày càng giảm.
Đó là một điều rất đáng tiếc trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới nhằm tận dụng cơ hội đi tắt đón đầu trong cách mạng 4.0.
Ông Huy Nguyễn (đồng sáng lập kiêm chủ tịch KardiaChain Foundation):
Làm rõ các khái niệm rồi mới có quy chế
Hiện nay mọi người vẫn đánh đồng tài sản số (digital asset) với tiền mã hóa (cryptocurrency), trong khi tài sản số bao gồm rất nhiều thứ khác.
Ví dụ như chúng ta có những NFT (Non-fungible token) của các sản phẩm số hóa như âm nhạc, tranh ảnh, nội dung số được đăng ký bản quyền, nữ trang, đất đai trên nền tảng thực tế ảo... nhưng luật pháp Việt Nam vẫn chưa có điều khoản nào thừa nhận tài sản số.
Vì thế, bước đầu trong việc quản lý tài sản số nói chung và tiền mã hóa nói riêng thì cần những quy định, định nghĩa những vật phẩm số hóa nào được công nhận là tài sản số. Phải có định nghĩa cụ thể thì mới có thể phát triển được những quy chế thuế cụ thể dành cho việc sở hữu, hoặc giao dịch những loại tài sản số cụ thể.
Thứ hai là việc phân loại những tài sản số. Kể từ những giai đoạn bùng nổ việc phát hành tiền mã hóa (ICO) vào năm 2017 cho đến nay, các ủy ban tại Hoa Kỳ đã có những sự phân định tài sản số theo các danh mục như là chứng khoán, hay là những token tiện ích hoặc nhiều mục đích hơn.
Từ đó, các nhà lập pháp có thể tạo ra một khung pháp lý và quy tắc xung quanh những vấn đề như phát hành chứng khoán, chống rửa tiền, mức thuế phù hợp và bảo vệ người tiêu dùng.
Để làm được những việc này, Chính phủ cần có sự đối thoại với những chuyên gia có kinh nghiệm về blockchain để giúp các cơ quan thẩm định đâu là tài sản số và cách để phân loại những tài sản số này thuộc lĩnh vực nào để có những bộ khung phù hợp cho việc quản lý, đánh thuế và giám sát.
Ông Phan Đức Anh Tuấn (nhà sáng lập Calo Metaverse):
Kỳ vọng có hành lang pháp lý
Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực như chúng tôi rất kỳ vọng Việt Nam sớm có một hành lang pháp lý được quy định rõ ràng về việc xây dựng, triển khai và sử dựng các tài sản số như NFT, Token, Crypto để các doanh nghiệp có cơ chế xây dựng, hoạt động và phát triển bền vững tại Việt Nam, cũng như bảo vệ được người dùng và doanh nghiệp tốt hơn.
Đ.THIỆN ghi
Cấm hay không cũng cần có quy định rõ
Nhiều nhà đầu tư tiền ảo trực tuyến tại TP.HCM bị lừa và đã cùng làm đơn tố cáo công ty phát hành đồng tiền ảo Ifan và Pincoin (ảnh chụp tháng 4-2018) - Ảnh: TỰ TRUNG
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại biểu Quốc hội Đào Hồng Vận (Hưng Yên) nêu ví dụ Bitcoin trước đây chỉ có vài trăm USD/đồng nhưng dần dần lên tới mấy chục ngàn USD/đồng và từ đó nở rộ các sàn mua bán, đào Bitcoin.
Vì thế nếu không quan tâm rõ ràng thì "mặt trận tiền ảo đã bị bỏ trống" và sẽ tạo kẽ hở cho tội phạm rửa tiền, chuyển tiền lợi dụng. Trong đó có việc chuyển tiền thật mua tiền ảo rồi ra nước ngoài bán tiền ảo lấy tiền thật mà Nhà nước không quản lý là không được.
"Luật của chúng ta không công nhận tiền ảo nhưng rõ ràng cần phải có sự quản lý. Trước mắt Chính phủ có thể ban hành một quy định trong nghị định nào đó hay văn bản để quản lý vấn đề tiền ảo. Sau này đến mức độ cần thiết phải đưa vào luật thì cần xem xét đưa vào chứ không thể buông lĩnh vực nhạy cảm như vậy", ông Vận nói.
Cũng từ những lo ngại như trên, đại biểu Trình Lam Sinh (An Giang) đề nghị bổ sung quy định về tiền ảo trong dự án Luật phòng chống rửa tiền (sửa đổi).
Sau khi luật được ban hành, Chính phủ, các cơ quan cần có các nghị định, thông tư để quy định cụ thể nhằm quản lý hoạt động của tiền ảo này, tránh cho các nguy cơ, rủi ro, hệ lụy xấu như thời gian qua.
Còn đại biểu Vương Quốc Thắng (Quảng Nam) dẫn báo cáo của Bộ Tư pháp ngày 29-10-2017 để đề cập vấn đề về tiền ảo, tài sản ảo có nguy cơ bị lạm dụng để thực hiện các hoạt động phi pháp, trong đó có rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Ông Thắng nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu và xây dựng khung pháp lý để quản lý tài sản ảo và ngăn chặn các rủi ro.
Bên cạnh đó cần mở rộng phạm vi đối tượng báo cáo là tổ chức cung cấp dịch vụ, tài sản ảo để tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan có thẩm quyền quản lý, thanh tra, giám sát các hoạt động có rủi ro về rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Theo thiếu tướng Nguyễn Hồng Thanh, nguyên ủy viên Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội, hiện nay Việt Nam chưa công nhận tiền ảo nhưng thực tiễn có rất nhiều người dân tham gia kinh doanh, mua bán loại tiền này trên các sàn trên mạng, phát sinh nhiều hệ lụy, tranh chấp và không ít người đã có thiệt hại lớn về tài sản bởi muốn có tiền ảo thì phải dùng tiền thật để mua.
Ngoài ra từ việc không quản lý dẫn đến tạo kẽ hở cho nhiều đối tượng lợi dụng để phạm tội như rửa tiền, lừa đảo chiếm đoạt tài sản...
Do vậy thời gian tới các cơ quan chức năng, trong đó có Ngân hàng Nhà nước, cần tham mưu cho Chính phủ để sớm có quy định cụ thể về vấn đề này. Cấm hay không cấm cũng cần quy định của pháp luật để điều chỉnh vấn đề này một cách rõ ràng.
Ngoài ra về lâu dài, theo xu thế chung của thế giới cũng cần nghiên cứu đến một lúc nào đó nên từng bước thí điểm hay bằng cách nào đó có thể sớm tiếp cận các loại tiền kỹ thuật số để xem đó như là một bộ phận của phương thức thanh toán và giới hạn chỉ trong một vài lĩnh vực cụ thể nào đó. Tuy nhiên việc này cần phải thực hiện rất thận trọng, tính toán kỹ lưỡng, phù hợp.
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh kết hôn con trai bầu Hiển, cổ phiếu SHB tăng trần, khối tài sản gia đình tăng ấn tượng SHB là Ngân hàng do ông Đỗ Quang Hiển làm chủ tịch HĐQT và ông Đỗ Quang Vinh - con trai lớn của ông Hiển làm phó Tổng giám đốc. Đỗ Mỹ Linh sắp lấy thiếu gia nhà bầu Hiển Thảo luận, hỏi đáp, cập nhật tin tức về giao dịch coin, forex, chứng khoán ở đây: Discord Dautu.IO Mới đây, thông tin...