Đầu tư thêm cả lĩnh vực năng lượng, rủi ro nào chờ đón Kosy?
“Chuyển sàn” từ UPCOM sang HOSE vào những ngày cuối tháng 7/2019, CTCP Kosy (Mã CK: KOS) không quên “ôm” theo loạt dự án bất động sản mà doanh nghiệp vẫn đang miệt mài rót vốn triển khai. Không những vậy, Kosy còn tiếp tục lấn sân sang lĩnh vực mới là năng lượng tái tạo.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Trong bản cáo bạch niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE), KOS cho biết đang triển khai 5 dự án bất động sản lớn, có tổng mức đầu tư lên tới hơn 2.506 tỷ đồng, bao gồm: Kosy Moutain View – Lào Cai; Kosy Cầu Gỗ – Bắc Giang; Khu đô thị Kosy Sông Công – Thái Nguyên; Khu đô thị mới Kosy Bắc Giang và Kosy Gia Sàng.
Lĩnh vực bất động sản là hướng đi chiến lược mà CTCP Kosy (Mã CK: KOS) đã theo đuổi kể từ năm 2011. Đây là lĩnh vực tiêu tốn rất nhiều nguồn lực, thể hiện qua việc cả 5 lần tăng vốn của KOS giai đoạn 2014 – 2018 đều liên quan đến bất động sản.
Tuy nhiên, với việc triển khai nhiều dự án cùng lúc, dòng vốn đổ vào cho từng dự án không nhiều dù vốn điều lệ của KOS đã tăng gấp hơn 8 lần, đạt đến quy mô nghìn tỷ đồng.
Tính thực chất của các đợt tăng vốn này cũng gây ra nhiều băn khoăn. Bởi, những nhà đầu tư tham gia góp thêm vốn chủ yếu là những thành viên trong và có liên quan đến ban lãnh đạo công ty.
Các dự án bất động sản mà Kosy đang triển khai (Nguồn: KOS)
Ngoài nguồn vốn nội lực, quyền sử dụng đất tại các dự án Kosy Lào Cai, Kosy Sông Công cũng đã được KOS thế chấp cho các khoản vay tại ngân hàng. Hơn nữa, ngay sau đợt tăng vốn lên hơn 1.037 tỷ đồng, KOS cũng huy động hơn 235 tỷ đồng qua kênh trái phiếu (kỳ hạn 3 năm, lãi suất 10,3%/năm cho năm đầu tiên) để đầu tư cho một dự án bất động sản.
Video đang HOT
Dồn nhiều nguồn lực như vậy nhưng việc triển khai dự án bất động sản của KOS vẫn là điều đáng bàn.
Tính đến ngày 30/6/2019, giá trị chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của KOS đạt mức 574,29 tỷ đồng. Trong đó, dự án Kosy Lào Cai mới chỉ dừng ở mức 299,7 tỷ đồng, dự án Kosy Bắc Giang đạt 91 tỷ đồng, hay dự án Kosy Cầu Gồ mới “nhích” được thêm gần 1 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 14,5 tỷ đồng.
Tiến độ dự án Kosy Cầu Gồ (Khu dân cư đô thị Cầu Gồ) “trên giấy” và trên thực tế cũng có nhiều điểm tương đồng khi nhiều diện tích đất trong khu dự án vẫn chưa giải phóng xong mặt bằng, dù KOS đã được địa phương cấp phép xây dựng từ năm 2017. Theo ghi nhận, phần diện tích có cơ sở hạ tầng hoàn thiện nhất của dự án xoay quanh khu nhà mẫu mà chủ đầu tư KOS xây dựng.
Được biết, dự án Kosy Cầu Gồ có tổng mức đầu tư 93,45 tỷ đồng là một trong những dự án bất động sản có quy mô đầu tư khiêm tốn nhất mà KOS đang triển khai (Ảnh chụp bên trong dự án vào tháng 10/2019)
Trong khi đó, truyền thông trong nước cũng phản ánh một số sai phạm trong việc thực hiện đầu tư dự án Tiểu khu đô thị số 17, khu đô thị mới Lào Cai – Cam Đường (dự án Kosy Mountain View) do KOS làm chủ đầu tư. Hiện dự án này đã được UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo Thanh tra tỉnh đưa vào kế hoạch thành tra toàn diện trong năm 2020.
Cần lưu ý rằng, bất động sản vẫn chỉ chiếm thứ yếu trong cơ cấu doanh thu của KOS. Công ty này vẫn đang “sống nhờ” vào hoạt động thương mại vật liệu xây dựng.
Ở một khía cạnh khác, hoạt động kinh doanh của KOS không tạo ra dòng tiền, khi một phần vốn đáng kể nằm ở khoản trả trước người bán, tập trung vào CTCP Đầu tư và Xây dựng hạ tầng Thủ đô và CTCP KPT Việt Nam. Hai công ty này đều có mối quan hệ mật thiết với Chủ tịch HĐQT KOS là ông Nguyễn Việt Cường.
Bất động sản vẫn chưa thể là điểm tựa chiến lược vững vàng thì Kosy lại tỏ ra hào hứng trong việc phát triển thêm lĩnh vực kinh doanh mới là năng lượng tái tạo.
Điển hình trong số đó là việc ký kết thỏa thuận đầu tư phát triển nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu với tổng mức đầu tư lên tới 10.000 tỷ đồng hay khoản đầu tư 1.000 tỷ đồng vào dự án thủy điện tại Lai Châu (có công suất 34MW), cùng nhiều dự án năng lượng mặt trời khác.
Dù vị Chủ tịch KOS chia sẻ khá nhiều các dự án năng lượng đang triển khai có quy mô lên tới cả nghìn tỷ đồng trên truyền thông, tuy nhiên, trên báo cáo tài chính hay trên bản cáo bạch niêm yết của công ty trong những năm gần đây, phần thuyết minh về các dự án này vẫn rất khiêm tốn.
Những lời tuyên bố có cánh dễ khiến nhà đầu tư nhầm tưởng việc đầu tư vào năng lượng tái tạo sẽ đem lại những giá trị lớn trong tầm tay của doanh nghiệp, mà quyên mất rằng, lĩnh vực này vẫn là một trong những sân chơi mới đối với KOS.
Không chỉ riêng KOS, nhiều “tay chơi” khác có tiềm lực lớn, kinh nghiệm hơn cũng đang đầu tư vào lĩnh vực năng lượng bất chấp các rủi ro về chính sách, rủi ro giảm phát điện.
Việc kinh doanh đa ngành cũng giống như con dao hai lưỡi, tiềm ẩn không ít rủi ro ngay cả đối với những doanh nghiệp có nền tảng tài chính bền vững.
Đối với KOS, việc theo đuổi tiếp một cuộc đua đường dài trong lĩnh vực năng lượng có thể khiến tình hình tài chính của tập đoàn này – vốn đã ẩn chứa nhiều rủi ro – đối mặt với nhiều nguy cơ khó lường./.
Theo Viettimes.vn
Tập đoàn Hà Đô (HDG) tiếp tục huy động 500 tỷ vốn trái phiếu
Số tiền thu về Tập đoàn Hà Đô (HDG) sẽ phân bổ 300 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn thực hiện dự án thủy điện Đăk Mi 2 thuộc sở hữu Công ty Năng lượng Agrita - Quảng Nam (công ty con), 200 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn kinh doanh.
HĐQT Tập đoàn Hà Đô (HDG) vừa thông qua phương án phát hành riêng lẻ 500 trái phiếu không chuyển đổi kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo, tương đương giá trị 500 tỷ đồng.
Trái phiếu trong đợt này có kỳ hạn 3 năm, lãi suất coupon tối đa 6%/năm và lãi suất trong trường hợp trái chủ không thực hiện chứng quyền khi trái phiếu đáo hạn là đối đa 11%/năm.
Về chứng quyền, 500 trái phiếu tương đương 500 chứng quyền, mỗi chứng quyền trái chủ được mua 22.727 cổ phần do Hà Đô phát hành. Số lượng cổ phần phát hành theo chứng quyền là 11,3 triệu cổ phần. Trái chủ có thể thực hiện chứng quyền vào một trong ba đợt gồm đợt 1 là sau 12 tháng kể từ ngày phát hành, đợt 2 là sau 24 tháng và đợt 3 là sau 36 tháng. Giá mua cổ phần khi thực hiện chứng quyền là 44.000 đồng/cp.
Giao dịch cp HDG trên thị trường.
Số tiền thu về Hà Đô sẽ phân bổ 300 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn thực hiện dự án thủy điện Đăk Mi 2 thuộc sở hữu Công ty Năng lượng Agrita - Quảng Nam (công ty con) thông qua hình thức tăng vốn hoặc hợp tác kinh doanh, 200 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn kinh doanh.
Định hướng hoạt động thời gian tới, Công ty dự kiến tăng cường M&A trong lĩnh vực bất động sản và năng lượng. Trước đó, Hà Đô đã phát hành thành công 450 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất trung bình 10,8% và 500 tỷ đồng trái phiếu kèm chứng quyền.
Các thương vụ M&A thành công trong năm 2019 như: mua lại và tăng vốn điều lệ Công ty Agrita Quảng Nam triển khai dự án Đăk Mi 2, bổ sung thêm 2,7 ha tại Kha Vạn Cân - Tp. HCM; 2,3 ha tại Phan Đình Giót - Hà Nội...
Về hoạt động kinh doanh, 9 tháng đầu năm 2019, doanh thu hợp nhất Công ty đạt 3.472 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 784 tỷ đồng lần lượt đạt 71% và 98% kế hoạch năm. Năm 2020 Hà Đô kỳ vọng doanh thu đạt trên 7.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1.000 tỷ đồng, trong đó chiếm tỷ trọng lớn vẫn là bất động sản và năng lượng.
Các dự án Bất động sản trong điểm trong 3 năm tới gồm Hado Charm Villas (Hà Nội), Hado Green Lane (TP.HCM), Nongtha Central Park (Viêng Chăn - Lào), Kha Vạn Cân (Tp.HCM), Tạ Quang Bửu và Hỗn hợp Dịch Vọng, CC3 (Hà Nội)...
Ở lĩnh vực năng lượng, bên cạnh tiếp tục hoàn thiện dự án Đăk Mi 2 và Sông Trang 4, Tập đoàn sẽ tập trung phát triển dự án Điện mặt trời Bác Ái 14 (công suất 120MW, sản lượng 228 triệu Kwh/năm), dự án điện gió Tiến Thành 1 (50MW), dự án điện gió 7A Thuận Nam (20MW)...
Bảo An
Theo Trí thức trẻ
Kosy Group: Minh bạch, chủ động là động lực phát triển Để vươn ra biển lớn, với những con sóng to hơn và dữ dội hơn, một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững như CTCP Kosy (Kosy, KOS - HOSE) không chỉ nhờ kết quả kinh doanh tốt, mà hơn cả là tính tuân thủ và trách nhiệm minh bạch, chủ động và chân thành trong công tác truyền thông nhằm đảm bảo...