Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP) trở thành cổ đông lớn thứ 2 tại Cao su Tây Ninh (TRC)
CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (Mã chứng khoán: SIP – UPCoM) thông báo tăng sở hữu tại CTCP Cao su Tây Ninh (Mã chứng khoán: TRC – sàn HOSE).
Cụ thể, SIP đã mua vào 724.000 cổ phiếu TRC, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu từ 6,99% lên 9,47%, giao dịch được thực hiện ngày 09/07/2020. Như vậy, sau giao dịch, SIP đã trở thành cổ đông lớn thứ 2 sau Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP nắm giữ 60% vốn tại TRC.
Gần đây, TRC thông báo chốt cổ tức tiền mặt 3% cho cổ đông hiện hữu, ngày đăng ký cuối cùng nhận cổ tức ngày 30/07/2020, ngày thanh toán 17/08/2020. Trước đó, trong Đại hội đồng cổ đông năm 2020, TRC quyết định chia cổ tức năm 2019 tỷ lệ 18%, doanh nghiệp đã tạm ứng 15% trong tháng 12/2019. Như vậy, sau đợt chia cổ tức lần 2, doanh nghiệp đã hoàn thành chia cổ tức năm 2019 tỷ lệ 18%. Trong năm 2020, doanh nghiệp dự kiến cổ tức tối thiểu 15%.
Bên cạnh đó, trong Đại hội đồng cổ đông năm 2020, doanh nghiệp cũng đặt kế hoạch kinh doanh năm 2020 với tổng doanh thu là 387,52 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 78,01 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trong quý I/2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 52,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 20,3 tỷ đồng, lần lượt giảm 26,3% và tăng 420,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong kỳ, doanh nghiệp có ghi nhận thu nhập khác 22,1 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ chỉ ghi nhận 1,1 tỷ đồng. Trong thuyết minh báo cáo tài chính, doanh nghiệp cho biết chủ yếu là tài sản cố định thanh lý 21 tỷ đồng, doanh nghiệp giải thích rõ hơn đây là lợi nhuận từ cao su thanh lý.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/07/2020, cổ phiếu TRC giảm 400 đồng về mức 30.900 đồng/CP.
Đầu tư Sài Gòn VRG lỗ lớn với cổ phiếu GVR và TRC
Công ty báo lãi giảm 30% còn 47 tỷ đồng trong quý I.
SIP phải trích lập dự phòng hơn 82 tỷ đồng với cổ phiếu GVR và thêm 25 tỷ đồng với TRC.
CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (UPCoM: SIP) ghi nhận doanh thu thuần quý I tăng 27% lên mức 1.088 tỷ đồng do doanh thu cung cấp dịch vụ hạ tầng tăng cao. Lợi nhuận gộp theo đó đạt 124 tỷ đồng, tăng 37%.
Doanh thu tài chính cũng tăng mạnh 338% đạt hơn 93 tỷ đồng, chủ yếu do lãi tiền gửi tăng. Đáng chú ý là chi phí tài chính cao gấp 20 lần cùng kỳ lên gần 122 tỷ đồng, do công ty phải tăng trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh thêm 114 tỷ đồng.
Nguồn: BCTC quý I của SIP.
Trong đó riêng khoảng trích lập dự phòng đối với cổ phiếu GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su lên đến 82 tỷ đồng và trích lập dự phòng thêm cho cổ phiếu TRC của Cao su Tây Ninh là 25 tỷ đồng. Lưu ý rằng cổ phiếu GVR đã tăng 33% và cổ phiếu TRC cũng tăng 14% kể từ cuối tháng 3.
Do trích lập dự phòng đột biến cho đầu tư cổ phiếu, SIP báo lãi chỉ còn 47 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) còn 548 đồng.
Đơn vị: tỷ đồng
Doanh nghiệp khu công nghiệp này có quy mô tài sản trên 13.000 tỷ đồng; riêng khoản tiền và tiền gửi ngân hàng là 3.910 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ gần 30%. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang ở các dự án là 2.998 tỷ và bất động sản đầu tư có giá trị 2.746 tỷ đồng.
Cấu trúc nợ của công ty khá an toàn với chỉ 394 tỷ đồng vay ngắn hạn. Điểm đáng chú ý trong nguồn vốn của công ty là có 3.267 tỷ đồng người mua trả tiền trước ngắn hạn và 5.073 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện dài hạn.
Niêm yết vào giữa tháng 6/2019, cổ phiếu SIP thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư và từng đạt đỉnh hơn 135.000 đồng/cp cuối tháng 8/2019. Tuy nhiên cổ phiếu sau đó lại giảm về mức 79.000 đồng/cp như hiện nay, tương ứng với giá trị vốn hóa thị trường gần 5.500 tỷ đồng.
Cao su Tây Ninh (TRC) báo lợi nhuận quý 1/2020 tăng gấp 5 lần cùng kỳ Mặc dù doanh thu giảm tới 26% so với cùng kỳ nhưng nhờ có khoản thu nhập khác từ thanh lý tài sản cố định khiến TRC báo lợi nhuận tăng cao trong quý 1/2020. Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh (mã CK: TRC) đã công bố BCTC quý 1/2020. Theo đó, trong quý 1/2020 TRC có hơn 52 tỷ đồng...