Đầu tư ra sao trong giai đoạn thị trường BĐS khó khăn?
Doanh nghiệp bất động sản trải qua giai đoạn khó khăn kép ở cả 3 khía cạnh: nguồn cung, thị trường, nguồn vốn.
Thị trường bất động sản (BĐS) giai đoạn này được đánh giá trải qua thật nhiều khó khăn. Nguồn cung các dự án căn hộ tiếp tục khan hiếm. Theo ghi nhận từ CBRE Việt Nam, nguồn cung căn hộ tại TP HCM liên tục lao dốc từ năm 2021 và duy trì sự khan hiếm trong quý I năm nay. Đại diện CBRE Việt Nam cho biết ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề cấp phép từ năm 2019, quỹ đất ngày càng hạn chế và tâm lý thận trọng của thị trường sau khi trải qua hai năm dịch bệnh dẫn đến nguồn cung tạm thời hạn chế trong ngắn hạn.
Ngoài ra, thị trường cũng tồn tại vấn đề: nguồn cung thiếu hụt nhưng giá lại leo thang. Giá căn hộ, nhà phố, biệt thự ngày càng tăng cao. Theo thống kê của CBRE Việt Nam, giá căn hộ trong quý I đã tăng 8% theo năm, tương đương gần 55 triệu đồng/m2. Còn DKRA Việt Nam thống kê, nguồn cung nhà phố/biệt thự khu vực TP HCM và các tỉnh lân cận trong 3 tháng đầu năm giảm 41% cùng kỳ, chỉ đạt chưa đầy 2.600 căn. Ngược lại, giá bán sơ cấp tăng 3 – 5%, riêng Đồng Nai tăng đến 8 – 12% so với quý trước.
Về thị trường, tình trạng sốt đất xảy ra ở nhiều địa phương, kéo dài từ Bắc vào Nam. Tình trạng phân lô bán nền cũng diễn ra sôi động, đặc biệt tại các địa phương có quy hoạch hạ tầng như Quảng Nam, Lâm Đồng, Quảng Trị, Đà Nẵng… Để ngăn chặn tình trạng sốt đất, nhiều địa phương đã cấm phân lô bán nền, tạm dừng tiếp nhận và giải quyết thủ tục đất đai đối với các khu vực đã quy hoạch để thực hiện dự án đầu tư trọng điểm…
Về nguồn vốn, tín dụng, trái phiếu vào bất động sản bị siết lại. Trong tháng 4, không doanh nghiệp bất động sản nào phát hành trái phiếu. Hiệp hội BĐS TP HCM (HoREA) lo ngại nếu ngay lập tức “siết chặt” cả nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp thì thị trường và các doanh nghiệp, nhà đầu tư, người tiêu dùng và cả các tổ chức tín dụng… đều có thể gặp khó khăn, rủi ro. Các dự án đang triển khai dang dở sẽ gặp khó, từ đó càng khiến nguồn cung trên thị trường trở nên khan hiếm.
Thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Quang Anh
Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam nhận định giai đoạn này thật sự là khó khăn kép cho các doanh nghiệp BĐS ở cả 3 khía cạnh: nguồn cung, thị trường, nguồn vốn. Tuy nhiên, trong khó khăn có cơ hội, ông Khương cho rằng các doanh nghiệp sẽ mở rộng hợp tác với các nhà đầu tư. Điều này là dễ dàng với các công ty đã niêm yết thị trường chứng khoán. Với doanh nghiệp chưa niêm yết, phương án hợp tác thông qua M&A có thể được ưu tiên thực hiện. Bản thân nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ có cơ hội tham gia vào thị trường Việt Nam.
Video đang HOT
Đối với doanh nghiệp trong nước có nguồn vốn dồi dào, đại diện Savills kỳ vọng họ có cơ hội họ mở rộng các quỹ đất và liên kết đầu tư. Với các nhà phát triển bất động sản khó khăn trong việc kiểm soát vốn, M&A là cách để hài hoà lợi ích các bên.
Cân nhắc cơ hội đầu tư
Theo báo cáo của Savills, từ nay đến cuối năm, thị trường TP HCM sẽ đón nhận hơn 22.700 sản phẩm căn hộ với giá bán có xu hướng tăng trong thời gian tới. Trong khi đó, phân khúc biệt thự/nhà phố dự kiến sẽ có 1.139 căn dự kiến chào bán trong năm nay. Do quỹ đất hạn hẹp, các quận/huyện xa trung tâm sẽ là điểm đến mới để phát triển dự án của các chủ đầu tư.
Ông Khương nhìn nhận đối với các đô thị lớn như TP HCM, người dân ở các tỉnh thành đổ về sinh sống và làm việc rất nhiều. Việc mua nhà ở, nhà phố có thể gặp khó khăn do mức giá cao hơn nhiều thu nhập, do đó họ có thể chọn phương án mua đất để dành hoặc cân nhắc các dự án chung cư thanh toán theo tiến độ.
Phân khúc nhà ở vẫn là cơ hội cho các nhà đầu tư, theo ông Khương. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá bán vượt quá khả năng chi trả thì các nhà đầu tư cũng cần cân nhắc. Các chủ đầu tư cũng nên cân nhắc phát triển các dự án có tính thanh khoản cao, đảm bảo tiến độ, phù hợp với đa số nhu cầu người dân.
Chuyên gia của Savills cho rằng thị trường BĐS còn đang diễn biến phức tạp vì ảnh hưởng từ nền kinh tế thế giới và khó khăn từ dịch Covid-19. Ông kỳ vọng thị trường nên được điều tiết lại, nhà đầu tư nên tính toán kỹ lưỡng khi sử dụng đòn bẩy tài chính để giảm áp lực nợ vay.
Thị trường bất động sản đang bất ổn?
Thị trường bất động sản đang có các dấu hiệu bất ổn, tiềm ẩn sự rủi ro như tình trạng mất cân bằng, lệch pha cung cầu, phân lô bán nền tràn lan, sốt giá...
Thời gian qua, nghịch lý đã xuất hiện trên thị trường bất động sản, nhiều phân khúc có giá tăng mạnh trong khi đó thanh khoản chưa tương xứng.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, thị trường nhà ở vẫn chịu áp lực tăng giá vì nguồn cung thấp, giá đất tăng. Nguồn cung đất nền trên thị trường phần lớn không nằm ở các dự án được phê duyệt quy hoạch mà chủ yếu ở các dự án đấu giá của địa phương và dự án tự phát của nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Trong khi đó, giá đất trúng đấu giá ở hầu hết các địa phương đều rất cao. Cộng với lạm phát có thể tăng cao hơn, ngân hàng dự kiến tiếp tục siết chặt tín dụng bất động sản... là những nguyên nhân đẩy giá nhà đất lên cao. Phân khúc nhà ở cao cấp và đất nền vẫn sẽ có sức hấp dẫn tốt do phù hợp hơn với nhu cầu giữ tài sản, do đó giá các phân khúc này sẽ tiếp tục tăng. Với phân khúc căn hộ bình dân và trung cấp, giá sẽ tăng chậm hơn để duy trì lượng hấp thụ.
Theo vị chuyên gia, thực tế giao dịch thấp, hạn chế bởi giá bị đẩy quá cao, giá không phản ánh đúng giá trị thực. Các nhà đầu tư, người mua cũng tính được giá trị ở mức độ nào hợp lý. Vì vậy, người có nhu cầu thực sẽ không mua những sản phẩm bị thổi giá quá cao, dẫn đến tình trạng hấp thụ kém.
TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam nhấn mạnh, tại Việt Nam, trong thời gian qua, nguồn cung bất động sản nhà ở rất hạn chế. Người dân chủ yếu đầu tư đất nền còn các sản phẩm bất động sản nhà ở bao gồm đất và các tài sản trên đất chiếm tỷ lệ thấp hơn. Chính vì vậy, trong bối cảnh bất ổn kinh tế - chính trị thế giới, lạm phát tăng nhanh và nguồn cung khan hiếm, thị trường bất động sản bao gồm cả phân khúc nhà ở và thương mại tại Việt Nam được đánh giá sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới và là kênh đầu tư giúp giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh lạm phát.
Tuy nhiên, Giám đốc cấp cao của Savills cũng nhấn mạnh khi lạm phát diễn ra, mặc dù giá bất động sản tăng lên nhưng thị trường không có khả năng mua, tính thanh khoản không có. Đồng thời, nhiều nhà đầu tư cũng dùng các đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản, khiến tài sản có thanh khoản thấp trở thành một gánh nặng lớn cho họ cũng như gây áp lực lên hệ thống ngân hàng.
Theo ông Võ Hồng Thắng, Phó giám đốc nhà ở DKRA Vietnam, nguyên nhân khiến giá sơ cấp tăng là quỹ đất phát triển các dự án như nội thành TP.HCM khá khan hiếm, những nút thắt pháp lý gần như không tháo gỡ nhiều, thời gian triển khai kéo dài và ảnh hưởng nguồn cung, vấn đề cung - cầu thị trường khi 2 năm vừa qua nguồn cung giảm rất mạnh, chi phí đầu vào, chi phí vật liệu, nhân công đều tăng rất cao....Ngoài ra, những cơn sốt sốt đất bền vững nhưng xác lập mặt bằng giá khu vực.
Ngoài ra, siết tín dụng vào bất động sản của ngân hàng Nhà nước trong thời gian gần đây. Chính những yếu tố này theo các chuyên gia đang tác động đến tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường.
Bên cạnh đó, việc Nhà nước rà soát lại việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản cũng sẽ tác động đến thị trường này. Đặc biệt là việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp bất động sản. Mặt khác, những nút thắt pháp lý, cấp phép dự án mới chưa được tháo gỡ, kéo dài thời gian triển khai dự án, làm tăng chi phí hồ sơ thủ tục, tăng chi phí để phát triển dự án. Tiếp đó, sự lệch pha cung - cầu, hiện tại thị trường thiếu trầm trọng nhà ở giá thấp, nhưng lại thừa nhà giá cao. Trong khi với thu nhập bình quân của đại bộ phận người dân hiện nay rất khó để có thể sở hữu nhà.
Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), thời gian qua đã có một số dấu hiệu biến động trên thị trường bất động sản như tình trạng mất cân bằng cung - cầu, lệch pha phân khúc, phân lô bán nền tràn lan, sốt ảo giá, lợi dụng đấu giá đất để trục lợi, lợi dụng việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp để lừa đảo, thao túng thị trường chứng khoán... Tất cả các dấu hiệu trên cho thấy tiềm ẩn sự bất ổn của thị trường bất động sản và an sinh xã hội về nhà ở.
HoREA phân tích, thị trường bất động sản đang rất thiếu nguồn cung nhà ở, nhất là loại nhà ở thương mại bình dân và nhà ở xã hội, phục vụ nhu cầu của đa số người dân trong xã hội, người có thu nhập trung bình, thấp bao gồm cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ lực lượng vũ trang, người mới lập nghiệp, mới lập gia đình, công nhân lao động và người nhập cư.
Thiếu cung trong lúc tổng cầu rất lớn đã dẫn đến tình trạng giá nhà đất tăng liên tục trong hơn 5 năm qua. Chỉ số giá nhà ở cao gấp hơn 20 lần so với thu nhập trung bình của xã hội, làm cho nhiều hộ gia đình và cá nhân khó tạo lập được nhà ở.
Ngoài mất cung cầu, thị trường còn mất cân đối khi tình trạng lệch pha về phân khúc nhà ở cao cấp thể hiện rất rõ trong hai năm gần đây. Tại TP. HCM, loại nhà ở giá bình dân chỉ chiếm 1% trong năm 2020 và biến mất trong năm 2021, trong khi nhà ở cao cấp chiếm đến 74%.
Nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai và thị trường bất động sản cũng chưa tương xứng với tiềm năng, thể hiện rất rõ qua nguồn thu tiền sử dụng đất tại TP. HCM. Trong giai đoạn 2016 - 2021, nguồn thu này là 82.932 tỷ đồng, chỉ chiếm 5,9% tổng thu ngân sách, trong khi tiềm năng có thể đạt gần 10%.
Theo HoREA, các bất cập trên đây bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ yếu như vướng mắc, bất cập từ một số quy định của văn bản luật hoặc văn bản dưới luật hoặc còn thiếu quy định phù hợp. Ngoài ra còn do việc chấp hành pháp luật chưa nghiêm túc, đầy đủ, thậm chí có trường hợp vi phạm pháp luật của một số doanh nghiệp và lực lượng "phi chính thức" trên thị trường như đầu nậu, cò đất cò nhà...
Nói về vấn đề lành mạnh hóa thị trường vốn, đặc biệt là thị trường trái phiếu doanh nghiệp, HoREA kiến nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định 163/2018 và Nghị định 81/2020 để chấn chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho nhà đầu tư và khách hàng, áp dụng kể từ ngày 1/1/2023.
Đặc biệt là đề nghị bổ sung các quy định chặt chẽ về đánh giá xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu; về các tiêu chí đánh giá đơn vị tư vấn phát hành trái phiếu; về bảo lãnh phát hành trái phiếu; về việc sử dụng vốn trái phiếu doanh nghiệp đúng mục đích.
Kiểm soát nguồn vốn vào bất động sản, đừng để 'tác động ngược' "Kiểm soát nguồn vốn vào bất động sản - Chính sách và tác động" là chủ đề chính của buổi toạ đàm do Bộ Xây dựng và Báo Xây dựng tổ chức ngày 11/5 tại Hà Nội. Đây là dịp để các cơ quan quản lý Nhà nước, chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp chia sẻ về thực trạng, chính...