Đầu tư nước ngoài vào bất động sản du lịch: “Mở” trong tầm quản lý
Với lợi thế cảnh quan thiên nhiên, khí hậu và bờ biển dài, chính trị-an ninh ổn định, an toàn, bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam có điều kiện rất thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư phát triển…
Thị trấn An Thới, huyện đảo Phú Quốc nhìn từ trên cao. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Với lợi thế cảnh quan thiên nhiên, khí hậu và bờ biển dài, chính trị-an ninh ổn định, an toàn, tại các khu kinh tế đặc biệt trong tương lai như Đà Nẵng, Vân Đồn, Phú Quốc,… bất động sản du lịch có điều kiện rất thuận lợi để phát triển, cũng như tạo ra những luồng gió mới để thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng không nên siết chặt hay cấm nhà đầu tư nước ngoài “đổ” tiền vào bất động sản du lịch, mà nên “mở trong tầm quản lý được.”
Nhiều tiềm năng cho nhà đầu tư
Chia sẻ tại Tọa đàm Tiềm năng bất động sản nghỉ dưỡng ở khu kinh tế đặc biệt trong tương lai hậu COVID-19 do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức ngày 9/6, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết qua khảo sát tại 10 tỉnh, thành phố có lợi thế khai thác biển, thì có tới 216 dự án phát triển du lịch bất động sản nghỉ dưỡng với khoảng 140.000 sản phẩm.
Tuy vậy, đến nay mới có khoảng hơn 40.000 sản phẩm dự án đưa vào khai thác sử dụng, còn lại là đang thực hiện hay chuẩn bị xây dựng.
Theo Quyết định 147/QĐ-TTg ngày 22/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2025, triển vọng du lịch Việt Nam đạt Top 3 Đông Nam Á và Top 50 thế giới về năng lực cạnh tranh du lịch; ít nhất đạt 35 triệu khách du lịch quốc tế; ít nhất 120 triệu khách du lịch nội địa; đến năm 2030 đạt Top 30 quốc gia có năng lực du lịch mạnh…
Về hạ tầng lưu trú, theo ông Đính, để đáp ứng được mục tiêu kế hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2025 theo tinh thần Quyết định 147, Việt Nam cần phải đạt 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa. Trong khi đó, cả nước hiện mới chỉ đạt ngưỡng gần 100.000 phòng chất lượng 5 sao, 4 sao, 3 sao…
Video đang HOT
Với kế hoạch phát triển đó, ngành du lịch Việt Nam còn cần thiết phải đầu tư phát triển mới khoảng 300.000 phòng lưu trú. Trong số đó, đến năm 2030 phải phát triển thêm một số lượng phòng lưu trú tương đương với số lượng nêu trên nữa. Đây sẽ là cơ hội cho các nhà phát triển bất động sản đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết với lợi thế cảnh quan thiên nhiên, khí hậu và bờ biển dài, chính trị-an ninh ổn định, an toàn, bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam có điều kiện rất thuận lợi để phát triển.
Thực tế thời gian qua cho thấy nhiều dự án tầm cỡ khu vực và thế giới, đạt tiêu chuẩn cao cấp đã được xây dựng tại các địa phương trên cả nước; đặc biệt những tỉnh, thành phố ven biển, như Đà Nẵng, Phú Quốc và gần đây nhất là Vân Đồn.
“Nên mở trong tầm quản lý được”
Ông Nguyễn Mạnh Hà cũng lưu ý thời gian vừa qua, các thị trường như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài và chủ yếu là ở phân khúc nhà ở, song đối với bất động sản nghỉ dưỡng còn rất ít.
Một góc huyện đảo Phú Quốc. (Nguồn: TTXVN)
Trong khi đó, nhiều địa phương vẫn còn lúng túng trong việc cấp giấy chứng nhận sở hữu các dự án bất động sản nghỉ dưỡng nên dường như cũng hạn chế cơ hội của các nhà đầu tư vào phân khúc này.
Tiễn sĩ Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cũng cho rằng không nên siết chặt hay cấm nhà đầu tư nước ngoài đổ tiền vào bất động sản, cụ thể là bất động sản du lịch, mà nên “mở trong tầm quản lý được.”
Chia sẻ thêm về hướng phát triển tiềm năng bất động sản nghỉ dưỡng ở khu kinh tế đặc biệt, giáo sư tiến sĩ Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, cho rằng phát triển dịch vụ du lịch phải đa dạng, không chỉ tắm biển, tham quan, mà phải là các đô thị t hể thao, hội họp, triển lãm, mua sắm, an dưỡng…
Theo ông Lược, chính sự đa dạng của các ngành dịch vụ trên mới tạo ra sức hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, để phát triển dịch vụ du lịch đa dạng, nhất thiết phải tổ chức và đẩy nhanh tốc độ xây dựng các tổ hợp kinh doanh bất động sản du lịch đa công năng, đa tiện ích.
Mặt khác, tổ hợp bất động sản nghỉ dưỡng phải bao gồm khách sạn quốc tế, căn hộ nghỉ dưỡng; dãy nhà phố thương mại; công viên rừng; quần thể tiện ích dịch vụ và tổ hợp các công trình phức hợp vui chơi đáp ứng mọi nhu cầu giải trí của du khách và mang đến trải nghiệm văn hóa đặc sắc; bến thuyền du lịch…
Ngoài ra, ông Lược cũng khuyến nghị cần có quy hoạch phát triển du lịch, bất động sản du lịch tốt tại những khu vực có tiềm năng lớn như Phú Quốc, Nha Trang, Vân Đồn, Đà Nẵng…; mời các tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới tham gia phát triển các khu này./.
Quảng Bình tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư bất động sản
Nhiều nhà đầu tư bất động sản đã kiến nghị lên giới chức tỉnh Quảng Bình nhằm tìm cách tháo gỡ vướng mắc. Trước tình hình này, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Xuân Quang đã có buổi đối thoại và đưa ra nhiều kết luận.
Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình vừa có thông báo kết luận của ông Nguyễn Xuân Quang - Phó chủ tịch Thường trực - sau buổi đối thoại với các nhà đầu tư dự án xây dựng Khu nhà ở thương mại, Khu đô thị trên địa bàn tỉnh để bàn các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Theo ông Quang, trong thời gian qua, UBND tỉnh đã kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư quan tâm thực hiện các dự án khu nhà ở thương mại, khu đô thị mới trên địa bàn. Các dự án sau khi hoàn thành sẽ tạo các khu nhà ở, khu đô thị mới khang trang, hiện đại, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân, góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, cơ chế, chính sách và pháp luật của nhà nước có những quy định mới nên dẫn đến việc triển khai thực hiện một số thủ tục, hồ sơ pháp lý phải thực hiện theo đúng quy định nên còn một số khó khăn, vướng mắc.
Để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm hoàn thiện các thủ tục pháp lý, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành có liên quan rà soát các thủ tục pháp lý liên quan, đây mạnh công tác cải cách hành chính, rút ngắn thời gian thẩm định, tạo điêu kiên thuân lợi cho các nhà đầu tư thực hiên các dịch vụ công thuôc ngành quản lý, nhằm rút ngắn thời gian thực hiện dự án.
Về kinh phí thực hiện lập quy hoạch, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án khu nhà ở thương mại, khu đô thị; ông Quang giao Sở Tài chính tham mưu, bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách địa phương hàng năm để thực hiện; trường hợp khó khăn về nguồn vốn, giao Sở Tài chính tham mưu văn bản của UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xin chủ trương sử dụng nguồn vốn Quỹ phát triển đất tỉnh để thực hiện.
Về công tác giải phóng mặt bằng, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi có dự án chỉ đạo quyết liệt các đơn vị có liên quan nêu cao tinh thần trách nhiệm, khẩn trương triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, giải quyết dứt điểm các vướng mắc của dự án.
Sở Xây dựng trong quá trình triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu nhà ở thương mại, khu đô thị nghiên cứu quy hoạch quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ dân khi có nhu cầu.
Về phía các nhà đầu tư, giới chức tỉnh Quảng Bình cũng yêu cầu phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương trong quá trình thực hiện dự án.
Các dự án đã hoàn thành hồ sơ, thủ tục pháp lý cần phải tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành đúng tiến độ. Đối với các nhà đầu tư chưa hoàn thành hồ sơ, thủ tục pháp lý dự án cần khẩn trương làm việc với các sở, ngành có liên quan để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, sớm hoàn thành hồ sơ, thủ tục pháp lý của dự án.
Trên cơ sở các kiến nghị, đề xuất của các nhà đầu tư và Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28.2.2020 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư (có hiệu lực từ ngày 20.4.2020) và tình hình thực tế, Phó chủ tịch tỉnh Quảng Bình giao Sở Xây dựng rà soát, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết khó khắn, vướng mắc của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án trên tinh thần tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhưng phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
Lê Đình Dũng
Theo Một thế giới
Dòng vốn nào "chảy" vào thị trường bất động sản năm 2020? Năm 2019, vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực BĐS trên 2,7 tỷ USD, chiếm 17,8% trong tổng vốn đầu tư, xếp thứ 2 sau công nghiệp chế biến, chế tạo. Đáng chú ý, năm 2019 số lượng nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam tăng 30% so với cùng kỳ 2018. Theo Tổng giám đốc...