Đầu tư mạnh cho các startup dù chưa biết đi về đâu, nhưng “Shark” Louis Nguyễn đã bán ra hàng trăm tỷ đồng cổ phiếu trên TTCK Việt Nam
Theo báo cáo của Vietnam Equity Holdings Tính tới cuối tháng 7, tổng giá trị danh mục của quỹ đạt 40,6 triệu Euro, trong đó, FPT và Vinamilk là 2 khoản đầu tư lớn nhất. Đợt bán cổ phiếu FPT vào cuối tháng 8 vừa qua của Vietnam Equity Holdings là khá lớn khi chiếm khoảng 30% danh mục quỹ.
Vào cuối tháng 8 vừa qua, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) đã hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu gần 7,6 triệu cổ phiếu FPT từ quỹ ngoại Vietnam Equity Holdings sang cho 3 quỹ ngoại khác là Panah Master Fund, với Apollo Asia Fund Ltd và The Ton Poh.
Tại thời điểm chuyển nhượng, thị giá cổ phiếu FPT ở quanh mức 44.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy giá trị số cổ phiếu mà Vietnam Equity Holdings chuyển nhượng ước tính rơi vào khoảng 335 tỷ đồng, tương đương 12,4 triệu Euro.
Theo báo cáo của Vietnam Equity Holdings, tính tới cuối tháng 7, tổng giá trị danh mục của quỹ đạt 40,6 triệu Euro, trong đó, FPT và Vinamilk là 2 khoản đầu tư lớn nhất. Đợt bán cổ phiếu FPT vào cuối tháng 8 vừa qua của Vietnam Equity Holdings là khá lớn khi chiếm khoảng 30% danh mục quỹ.
Cũng trong tháng 8, Vietnam Equity Holdings đã tiến hành giảm tỷ lệ sở hữu tại một số doanh nghiệp như Nhà Thủ Đức (TDH) hay Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC). Trong tháng trước đó, Vietnam Equity Holdings cũng bán ra cổ phiếu và không còn là cổ đông lớn của Elcom (ELC).
Giá trị tài sản ròng trên chứng chỉ quỹ của Vietnam Equity Holdings tính tới cuối tháng 7 đạt 4,4 Euro, giảm gần 8% so với đầu năm. Có thể nói, diễn biến không thực sự thuận lợi của TTCK Việt Nam trong năm 2018 đã ảnh hưởng lớn tới kết quả của các quỹ ngoại, trong đó có Vietnam Equity Holdings.
Xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2007, Vietnam Equity Holdings là một trong ba quỹ thành viên thuộc Saigon Asset Management (SAM) do ông Louis Nguyễn làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc. Tại Việt Nam, Louis Nguyễn không còn là gương mặt xa lạ khi ông góp mặt trong chương trình Shark Tank mùa thứ 2 với vai trò “Shark”.
Video đang HOT
Theo tìm hiểu, trước khi thành lập SAM, ông Louis Nguyễn từng là giám đốc điều hành VinaCapital, phụ trách quỹ công nghệ DFJ VinaCapital. Trước đó, ông từng là TGĐ IDG Ventures Vietnam, một quỹ đầu tư vào các startup nổi tiếng tại Việt Nam.
Trước đó, ông Louis Nguyễn là Phó chủ tịch tại Intelligent Capital, một quỹ chuyên thực hiện M&A trong ngành công nghệ có trụ sở tại San Francisco (Mỹ), đơn vị này đã giao dịch thành công các thương vụ có giá trị hơn 1 tỷ USD. Ngoài ra, ông Louis Nguyễn còn từng là quản lý tại Osprey Ventures, một quỹ đầu tư ngành công nghệ trị giá khoảng 100 triệu USD có trụ sở tại Thung lũng Silicon hay quản lý tại nhà máy sản xuất máy tính của Apple Computer, NEC Computer Systems.
Hiện tại, ngoài việc quản lý SAM, ông Louis Nguyễn còn là Giám đốc điều hành của Sunwah Kingsway – Công ty Hong Kong chuyên về đầu tư bất động sản và xuất khẩu nông nghiệp.
Tại chương trình Shark Tank mùa 2, ông Louis Nguyễn đã đầu tư vào một số startup như đồng hồ Curnon hay dự án nông sản hữu cơ Hoa Nắng.
Trong đó, startup Hoa Nắng chuyên sản xuất gạo hữu cơ được “Shark” Louis Nguyễn đầu tư 4 tỷ đồng cho 51% cổ phần công ty và 4 tỷ đồng cho trái phiếu chuyển đổi với lãi suất 15%. Đây được đánh giá là startup khá “khó nhằn” khi Hoa Nắng hoạt động mà không có vốn thực góp nhưng vẫn được ông Louis Nguyễn rót vốn.
“Shark” Louis Nguyễn cho biết, công ty Sunwah Kingsway của ông đang có hướng đi mới là hữu cơ. Ngoài ra, công ty SAM cũng hợp tác với ông lớn như Đạm Phú Mỹ, Vinamilk, Cafe Phúc Long, Vinamit, Dừa Betrimex, SATRA…và qua đó có thể hỗ trợ cho các startup nông nghiệp như Hoa Nắng.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Khối ngoại mua ròng đột biến gần 500 tỷ đồng, sắc xanh phủ kín thị trường trong phiên 11/9
Giao dịch khối ngoại là điểm đáng chú ý khi họ có phiên mua ròng khá mạnh với giá trị gần 500 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng thứ 3 liên tiếp và cũng là phiên mua ròng mạnh nhất trong nhiều tháng qua.
Phiên giao dịch 11/9 khép lại với những diễn biến tích cực khi dòng tiền đổ mạnh vào thị trường giúp các chỉ số bật tăng mạnh mẽ. Theo đó, Vn-Index đóng cửa tăng 14,72 điểm (1,52%) lên 985,06 điểm; Hnx-Index tăng 0,74 điểm (0,66%) lên 111,43 điểm và Upcom-Index tăng 0,41 điểm (0,81%) lên 51,45 điểm.
Giao dịch khối ngoại là điểm đáng chú ý khi họ có phiên mua ròng khá mạnh với giá trị gần 500 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng thứ 3 liên tiếp và cũng là phiên mua ròng mạnh nhất trong nhiều tháng qua.
Trên HSX, khối ngoại có phiên mua ròng khá mạnh với 7,49 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 488,2 tỷ đồng.
VNM là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất phiên với 172,82 tỷ đồng. Xếp tiếp theo trong top mua ròng lần lượt là HPG (101,62 tỷ đồng), VJC (57,49 tỷ đồng), VCB (47,12 tỷ đồng), GEX (36,65 tỷ đồng). Đóng cửa phiên giao dịch, cả 5 cổ phiếu trong top mua ròng của khối ngoại đều tăng mạnh.
Ở chiều ngược lại, VHM đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại với 16,51 tỷ đồng. Xếp tiếp theo lần lượt là MSN (14,14 tỷ đồng), DIG (9,3 tỷ đồng), HDB (8,59 tỷ đồng), NVL (7,31 tỷ đồng)...
Trên HNX, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 3 liên tiếp với 1,66 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 14,34 tỷ đồng.
SHS cùng với PVS là 2 cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất HNX với giá trị lần lượt là 3,44 tỷ đồng và 1,19 tỷ đồng. Đóng cửa phiên giao dịch, cả 2 cổ phiếu kể trên đều tăng khá mạnh với mức tăng hơn 3%.
Phía bán ròng, VGC đứng đầu danh sách với 7,08 tỷ đồng. Trong phiên hôm nay, VGC dừng tại mốc tham chiếu 18.400 đồng.
Các cổ phiếu khác trong top bán ròng của khối ngoại còn có CEO (5,6 tỷ đồng), TIG (3,18 tỷ đồng), HAD (2,65 tỷ đồng), TNG (2,17 tỷ đồng).
Trên Upcom, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 8 liên tiếp với 732 nghìn cổ phiếu, tương ứng giá trị 16,67 tỷ đồng.
Lực mua ròng của khối ngoại trên Upcom tập trung chủ yếu ở POW với 25,95 tỷ đồng. Ngược lại, BSR là cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhát với 11,92 tỷ đồng. Đóng cửa phiên giao dịch, cả 2 cổ phiếu kể trên đều tăng điểm với mức tăng hơn 4%.
Long Nhật
Theo Trí thức trẻ
Áp lực bán tăng mạnh cuối phiên, Vn-Index vẫn giữ được mốc 970 điểm nhờ nỗ lực của VIC, BVH, PLX Sắc xanh thị trường hôm nay được giữ vững có công lớn từ các Bluechips như BVH, GAS, VIC, VNM, SAB, PLX, VRE. Trong đó, VIC tăng 2.100 đồng lên 99.300 đồng và là cổ phiếu tác động tích cực nhất tới thị trường. Về cuối phiên giao dịch, áp lực chốt lời trên toàn thị trường tăng lên đáng kể khiến đà...