Đầu tư lớn vào nhà máy nhôm kính trị giá hàng triệu đô, Shark Hưng tham vọng điều gì?
Riêng nhà máy mới, giai đoạn 1 SADO quyết định đầu tư với vốn dự kiến khoảng 20 triệu USD, trước mắt công bố giá trị 12 triệu USD – tương đương khoảng 60%. Nhà máy đặt mục tiêu đạt 4.000 USD doanh thu trong vòng 2 năm tới, sòn Shark Hưng cho rằng còn quá khiêm tốn, bản thân ‘cá mập’ mong muốn con số thu về gấp 5 lần – tức đạt 20.000 USD đến năm 2021 (tương đương 500 tỷ đồng).
Trong động thái mới đây, Shark Hưng vừa chính thức đầu tư cá nhân vào nhà máy SADO – chuyên sản xuất vật liệu nhôm kính – với giá trị thương vụ lên đến 12 triệu USD. Tuy nhiên, đây chỉ là con số ban đầu, dự kiến tổng vốn cần cho giai đoạn 1 lên đến 20 triệu USD, và chính Shark Hưng sẽ đứng ra lo liệu số vốn trên.
Thị trường nhôm kính thực sự còn rất nhiều tiềm năng
Chia sẻ với chúng tôi, Shark Hưng cho biết đây là thương vụ đầu tiên của bản thân về mảng vật liệu, bên cạnh hoạt động cốt lõi là đầu tư dự án cũng như môi giới bất động sản. Lý do đưa ra, xuất phát từ nhu cầu nhôm kính ở Việt Nam khá cao nhưng nguồn cung phụ thuộc khá nhiều vào nhập khẩu, do đó nếu nhà máy đúng với kỳ vọng sẽ là một điểm nhấn cực kỳ tốt cho thị trường.
“Có thể hình dung những năm 90 nhà cửa, kiến trúc Việt Nam chúng ta còn rất là cổ xưa, nhà chủ yếu là bằng gỗ. Có nhà gỗ là thích rồi, nhất là tôi ở Miền Bắc, mùa đông miền Bắc rất lạnh”, Shark Hưng nói.
Đặc biệt, kể về lần ở khách sạn tại Tp.HCM mới đây – khách sạn có lịch sử 140 năm, cửa sổ kính khung gỗ, trúng vào đêm U22 Việt Nam đã giành huy chương vàng SeaGames, vì cửa kính không đủ cách âm nên tiếng ăn mừng, còi xe dội lên khủng khiếp, Shark Hưng cho hay.
Đó cũng là lý do nhôm kính trở thành xu hướng tiêu dùng đang được ưa chuộng tại Việt Nam, dù thực tế đã có thương hiệu về sản phẩm này nhưng thực sự thị trường còn rất nhiều tiềm năng.
“Việt Nam là đất nước có tài nguyên liên quan đến nhôm kính rất lớn. Nhưng cho đến lúc này chúng ta chưa sản xuất được sản phẩm xứng xứng tầm với tiềm năng của chúng ta, nên ý tưởng anh Chính muốn mở rộng quy mô sản xuất từ sản xuất lâu nay sang lĩnh vực xa hơn là sản xuất, trước mắt sản xuất ra nguyên liệu, phụ kiện dành cho ngành nhôm kính như bản lề nhôm khóa. Chúng ta có thể thấy như bản lề ở nhà có thể rất tuyệt vời nhưng cái hay hư nhất không phải kính mà là phụ kiện của kính: bản lề, chốt, khóa, tay cầm… chỉ một phụ kiện rất bé thôi nhưng làm cho cửa của chúng ta bị hỏng. Tiếng đóng không êm, không nhẹ cũng làm cho trải nghiệm dùng sản phẩm bị ảnh hưởng”.
Video đang HOT
Với những luận điểm trên, Shark Hưng hoàn toàn tin tưởng dự án SADO sẽ đạt được kỳ vọng: Từ việc sử dụng nguyên liệu từ Việt Nam để sản xuất nên các phụ kiện, thành phẩm về khung nhôm là ước ao của ông Nguyễn Công Chính – Tổng Giám đốc và cả SADO.
Kỳ vọng đạt 20.000 USD doanh thu chỉ sau 2 năm
Thành lập từ năm 2010, SADO Group đã đầu tư 2.000 tỷ để xây dựng hai nhà máy kính và nhôm. Toàn bộ các sản phẩm được gia công sản xuất trên dây chuyền máy móc thiết bị được nhập từ CHLB Đức và các nước EU. Hầu hết các bước sản xuất ở đây đều được tự động hóa, thông qua hệ thống phần mềm quản lý nhà máy chuyên nghiệp, áp dụng công nghiệp 4.0 theo tiêu chuẩn sản xuất của EU nhằm đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật chính xác và sự nhất quán của chất lượng.
Trong đó, SADO Germany Window (thành viên SADO Group) là thương hiệu sản phẩm nhôm kính với nhà máy hiện đại, công suất lớn, sản xuất các loại cửa đi, cửa sổ, mặt dựng nhôm kính, tường kính, phụ kiện châu Âu và nhiều loại kính như: kính cường lực, kính in màu bột sứ, kính trang trí nội ngoại thất, kính in laser, kính hộp 2 hoặc 3 lớp, kính dán an toàn 2 hoặc nhiều lớp…
Riêng nhà máy mới, giai đoạn 1 SADO quyết định đầu tư với vốn dự kiến khoảng 20 triệu USD, trước mắt công bố giá trị 12 triệu USD – tương đương khoảng 60%. Nhà máy đặt mục tiêu đạt 4.000 USD doanh thu trong vòng 2 năm tới, sòn Shark Hưng cho rằng còn quá khiêm tốn, bản thân ‘cá mập’ mong muốn con số thu về gấp 5 lần – tức đạt 20.000 USD đến năm 2021 (tương đương 500 tỷ đồng).
Sau phụ kiện có thể là đồ nhôm, thanh profile đủ tiêu chuẩn để sản xuất nhôm kính xây dựng nhà cao tầng. Kế hoạch tiếp theo nhà máy sẽ sản xuất phôi kính, theo đó SADO có thể trở thành tập đoàn cung cấp các nguyên liệu, giải pháp gia công và sản phẩm hoàn chỉnh về nhôm kính Việt Nam.
Thảo Anh
Theo Trí thức trẻ
Khách hàng gặp chuyện, môi giới bất động sản đổi sim số rồi "lặn mất tăm"
Biết rõ dự án chưa đầy đủ về pháp lý, chưa được quyền huy động vốn nhưng nhiều môi giới BĐS vẫn vô tư quảng cáo đẩy nhiều gia đình rơi vào cảnh "tiền mất tật mang".
Chỉ trong vài tháng qua, khách hàng vô cùng hoàng mang khi hàng loạt dự án "ma" tương tự Alibaba đã bị chính quyền vào cuộc xử lý. Hàng loạt công ty bất động sản bị phanh phui về những chiêu trò câu kéo khách hàng trái luật, hàng nghìn nhà đầu tư, khách hàng bị lừa mua phải dự án chưa được cấp phép dẫn đến tiền vốn bị chôn một chỗ.
Nhiều người thậm chí gia đình tan vỡ, nợ nần chồng chất, con cái khổ sở theo vì bố mẹ đầu tư vào những dự án không thể ra hàng theo đúng quy định của pháp luật.
Thậm chí, có những dự sau 4-5 năm mở bán vẫn chỉ là bãi đất trống, nhiều nhà đầu tư sau thời gian chờ đợi mệt mỏi muốn rút vốn cũng không được, chấp nhận chịu lỗ cũng không xong nên đành chấp nhận buông xuôi.
Đáng nói, một trong những nhân tố đẩy khách hàng đến rủi ro không ai khác chính là các nhân viên môi giới bất động sản.
Nhiều môi giới không hề nắm rõ luật, không biết về pháp lý dự án, không tìm hiểu xem dự án có thật hay không nhưng vẫn thản nhiên rao bán cho khách hàng để lấy hoa hồng. Mong muốn có lợi nhuận khủng, nhiều môi giới sẵn sàng chèo kéo, thổi phồng dự án để bán được hàng rồi đẩy nhà đầu tư xuống hố sâu. Khi xảy ra chuyện, khách hàng tìm đến thì môi giới "lặn mất tăm", đổi số điện thoại, bỏ mặc khách hàng chới với không nơi bấu víu.
Khách hàng băng rôn tố chủ đầu tư chây ì, chiếm dụng vốn tại dự án Asa light
Theo thống kê của Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay có gần 300.000 người làm nghề môi giới, chủ yếu tập trung ở hai thị trường là Hà Nội và TP HCM (Hà Nội có gần 60.000 người, TP HCM gần 100.000 người). Các môi giới hoạt động trong các công ty môi giới, sàn giao dịch hoặc tự hoạt động cá nhân. Trong đó số lượng môi giới được cấp chứng chỉ hành nghề chỉ khoảng 35.000 người (tương đương 12%).
Đây là một con số đáng lo ngại khi hàng loạt nhân viên môi giới cứ vô tư đi chào bán các dự án với mục đích hưởng hoa hồng cao nhưng không hề đo lường rủi ro cho nhà đầu tư. Họ lên những bài diễn thuyết hùng hồn, tự tin giới thiệu về các căn hộ đẳng cấp và vô tư khẳng định các dự án đã đẩy đủ giấy tờ hợp lệ, được pháp luật thông qua và cam kết chắc chắn sẽ có lãi. Tuy nhiên trên thực tế có những dự án còn chưa được cấp GPXD hoặc thậm chí là không hề tồn tại. Tin lời mật ngọt của những nhân viên sales bất động sản này, nhiều gia đình rơi vào cảnh "tiền mất tật mang".
Theo anh Nguyễn Văn Hùng, Trưởng văn phòng Hội môi giới Bất động sản Việt Nam, rất đông nhân viên môi giới bất động sản ở Việt Nam còn thiếu chuyên nghiệp, chưa được đào tạo bài bản, chưa quan tâm đến các quy định của pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Thậm chí, nhiều công ty khi tuyển chọn môi giới cũng thiếu sự sàng lọc. Chỉ cần có thể giao tiếp, tốt nghiệp THPT và chấp nhận lăn xả là những điều kiện cơ bản để tuyển nhân viên kinh doanh của các công ty môi giới.
Anh Hùng cho biết, bản thân anh từng đóng vai khách hàng và rất không đồng tình với những cá nhân và công ty môi giới lừa dối khách hàng.
"Họ quảng cáo sai sự thật, quảng cáo sai vị trí, sai giá cả, các chương trình tri ân... Chẳng hạn như quảng cáo một dự án bất động sản ở quận Bình Tân thế nhưng lại dẫn khách hàng xuống tận Long An. Khi quảng cáo thì đưa giá một đường nhưng khi gặp mặt thì nói giá tăng so với quảng cáo 2-3 lần. Quảng cáo bán đất ở TP.HCM nhưng dắt ra tận Đồng Nai... rồi chèo kéo khách đặt cọc, ký hợp đồng", anh Hùng bức xúc.
Cũng theo anh Nguyễn Văn Hùng, đối với những công ty vẽ dự án "ma" chiêu trò dễ nhận thấy là thường chào bán giá rẻ, cam kết lợi nhuận cao, khi khách hàng muốn được cung cấp hồ sơ pháp lý liên quan như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định phê duyệt dự án, quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500... môi giới sẽ vòng vo hoặc hẹn sẽ cung cấp sau... Khách hàng muốn tìm được một tin quảng cáo chính xác rất mất thời gian, gây ngán ngẩm.
Theo anh Hùng, để trụ lại trong nghề thì các môi giới cần tự kiểm điểm lại bản thân. Trong trường hợp sơ ý nào đó lỡ gây ra thất thoát cho khách hàng thì phải rút kinh nghiệm để kỹ lưỡng hơn trong những lần sau.
"Nghề môi giới kinh doanh bất động sản là một nghề chân chính, đã được pháp luật và xã hội công nhận. Những người hành nghề trân trọng và gìn giữ sự trong sạch của nghề. Đừng vì đồng tiền mà bất chấp đạo đức, bất chấp pháp lý.
Bất động sản là nghề có nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro và rất nhiều cạnh tranh. Vì vậy, để trở thành một nhà môi giới nên chuẩn bị sẵn cho mình kiến thức, kinh nghiệm tạo cho mình sự nhạy bén, thiết lập nhiều mối quan hệ và biết cách lường trước rủi ro. Quan trọng nhất là phải nghĩ đến đạo đức làm nghề", trưởng đại diện Hội môi giới Bất động sản Việt Nam khu vực phía Nam nhận định.
Theo Khánh Hòa/Vietnamnet
Cạn nguồn hàng, nhiều môi giới bất động sản chuyển nghề đi livestream dạo Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm kỷ lục, hàng loạt môi giới phải chuyển nghề vì thất thu. Nhiều người chuyển qua làm nghề livestream bán quần áo, mỹ phẩm, đồng hồ... Môi giới từ bán đất chuyển sang bán quần áo, đồng hồ Theo các chuyên gia, năm 2019 là một năm đầy khó khăn với các doanh nghiệp bất động...