Đầu tư lớn vào mạng 5G, “ông lớn” viễn thông Hàn Quốc lo chịu lỗ
Theo giới phân tích, các doanh nghiệp viễn thông của Hàn Quốc dự kiến đối mặt với kết quả lợi nhuận ảm đạm quý II/2019 do đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng mạng 5G.
Bất chấp sự quảng bá mạnh mẽ đối với các điện thoại thông minh 5G của Samsung Electronics Co. và LG Electronics Inc. trong tháng 4/2019, các chuyên gia theo dõi thị trường dự kiến vốn đầu tư và chi phí tiếp thị gia tăng của các doanh nghiệp viễn thông Hàn Quốc sẽ tác động bất lợi đáng kể tới lợi nhuận của họ trong ngắn hạn. Ba doanh nghiệp viễn thông lớn của Hàn Quốc là SK Telecom, KT và LG Uplus đã cung cấp các dịch vụ thương mại 5G vào đầu tháng 4/2019, song đã phải tăng cường mở rộng mạng lưới trạm phát sóng với mục tiêu phủ sóng quốc gia vào cuối năm 2019.
Các ông lớn viễn thông của Hàn Quốc đang tích cực đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho mạng 5G.
SK Telecom cho biết vốn đầu tư trong quý I/2019 đã tăng 280% lên 331 tỷ won khi doanh nghiệp này tăng cường đầu tư vào mạng 5G. Trong khi đó, các con số tương ứng trong cùng quý trên của KT và Uplus Corp. đã tăng lần lượt 133% và 34,8% lên các mức tương ứng 552 tỷ won và 277 tỷ won.
Ông Yoon Kyung-keun, Giám đốc Tài chính (CFO) của KT, cho biết công ty này dự kiến chi 3.300 tỷ won để xây dựng các trạm phát sóng 5G trong năm 2019, một yếu tố sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận ngắn hạn và dòng tiền của doanh nghiệp này.
Trong khi đó, LG Uplus vẫn tiếp tục bi quan về triển vọng lợi nhuận trong nửa cuối năm 2019 trong khi doanh nghiệp này đang hướng tới tăng số trạm phát sóng 5G lên 80.000 vào cuối năm nay. Theo CFO LG Uplus Lee Hyuk-joo, triển vọng lợi nhuận trong 6 tháng cuối năm 2019 là không lạc quan do sự cạnh tranh quyết liệu về dịch vụ 5G.
Video đang HOT
Về phần mình, theo Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn Quốc, số người sử dụng dịch vụ 5G ở Hàn Quốc đã đạt xấp xỉ 260.000 tính đến ngày 29/4, chỉ 24 ngày sau khi dịch vụ này được khai trương.
theo Yonhap
Cổ phiếu công nghệ đưa chứng khoán Mỹ "thoát hiểm"
Hai chỉ số S&P 500 và Dow Jones của thị trường chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm trong trạng thái giảm điểm nhẹ, cao hơn nhiều so với mức đáy thiết lập trong phiên.
Các nhà giao dịch cổ phiếu trên sàn NYSE ở New York, Mỹ - Ảnh: Reuters.
Sự phục hồi mạnh của các cổ phiếu công nghệ và Internet đã giúp Phố Wall thoát khỏi một phiên giảm sâu dưới sức ép của nỗi lo căng thẳng Mỹ-Trung sau vụ bắt Giám đốc tài chính (CFO) của tập đoàn Huawei.
Theo tin từ Reuters, các chỉ số chứng khoán Mỹ đã chìm sâu trong sắc đỏ ngay khi thị trường mở cửa, với S&P có lúc sụt tới 2,9%. Tuy nhiên, từ giữa phiên, các chỉ số bắt đầu thu hẹp mức giảm và chỉ số Nasdaq thậm chí chốt phiên trong trạng thái tăng.
"Thị trường đã rơi vào trạng thái bán quá nhiều", ông Gary Bradshaw, Phó chủ tịch Hodges Capital Management, nhận xét. "Nhà đầu tư nhìn lại và thấy họ có thể mua cổ phiếu của những công ty tốt với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với cách đây một vài tháng".
Sự bán tháo vào đầu phiên diễn ra sau thông tin về vụ bắt giữ bà Wanzhou Meng, CFO kiêm Phó chủ tịch hãng thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới Huawei. Bà Meng bị bắt ở Canada theo đề nghị của Mỹ và đang đối mặt khả năng bị dẫn độ về Mỹ trong cuộc điều tra của Washington về nghi án công ty Trung Quốc này vi phạm lệnh trừng phạt Iran.
Vụ bắt giữ diễn ra giữa lúc giới đầu tư đã chuyển từ vui mừng sang hoài nghi về thỏa thuận "ngừng bắn" chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhiều người lo ngại rằng động thái của Mỹ có thể phá hỏng khả năng đạt một thỏa thuận thực chất để giải quyết triệt để cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
"Thông tin về vụ bắt giữ CFO Huawei thực sự phá vỡ sự lạc quan về cuộc gặp của lãnh đạo Mỹ-Trung trước đó", Giám đốc đầu tư Katie Nixon của Northern Trust nhận xét.
Ngoài sự phục hồi của cổ phiếu công nghệ, chứng khoán Mỹ còn được hỗ trợ phiên này bởi một bài báo của tờ Wall Street Journal nói rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang cân nhắc phát tín hiệu về một lập trường "chờ xem" sau khi ngân hàng trung ương này có thể nâng lãi suất trong cuộc họp tháng 12.
Chốt phiên, Dow Jones giảm 0,32%, còn 24.947,67 điểm. S&P giảm 0,15%, còn 2.695,95 điểm. Nasdaq tăng 0,42%, đạt 7.188,26 điểm.
Bên cạnh nỗi lo về thương mại, những lo ngại về lợi suất trái phiếu và lãi suất cũng gây sức ép lên chứng khoán Mỹ những phiên gần đây.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm trong phiên ngày thứ Năm, trong đó lợi suất trái phiếu 10 năm chạm đáy 3 tháng, do giới đầu tư giảm bớt kỳ vọng về số lần nâng lãi suất của FED trong năm 2019 trong bối cảnh các dữ liệu kinh tế yếu đi và độ biến động của thị trường gia tăng.
Cổ phiếu tài chính, nhóm nhạy cảm với lãi suất, giảm 1,4% phiên này.
Nhóm năng lượng sụt 1,8%, trở thành nhóm giảm điểm mạnh nhất, do giá dầu giảm sâu sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và đối tác kết thúc cuộc họp ở OPEC mà không đưa ra quyết định cắt giảm sản lượng nào.
Loạt cổ phiếu công nghệ lớn như Amazon và Netflix tăng mạnh, giúp hạn chế mức giảm điểm của S&P và Dow Jones.
Có khoảng 10,5 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên các sàn giao dịch ở Mỹ phiên này, cao hơn nhiều so với mức giao dịch bình quân 7,9 tỷ cổ phiếu mỗi phiên của 20 ngày giao dịch gần nhất.
Trên sàn NYSE, số mã cổ phiếu giảm giá nhiều gấp 1,75 lần số mã tăng. Trên sàn Nasdaq, tỷ lệ tương ứng là 1,61 lần.
Theo Trí Thức Trẻ
Làn sóng vốn ngoại tỷ USD ồ ạt đổ vào BĐS công nghiệp Việt Nam, và đây là những lý do Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam có 325 khu công nghiệp với tổng diện tích 95.000 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 53% vào cuối tháng 6/2018. Trong đó, 231 khu công nghiệp đang hoạt động và 94 khu công nghiệp đang xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc đền bù. Nhu cầu BĐS công nghiệp đang...