Đầu tư homestay: Ngày hôm nay thắng, mai có thể thua
Các chuyên gia cho rằng đầu tư homestay không quá dễ và cần biết chấp nhận thắng thua, càng không thể rót tiền theo cảm tính. Khi bắt tay vào việc, nhà đầu tư cần rành mạch các chi phí.
Đừng để cảm xúc dẫn dắt đầu tư
Ông Phan Công Chánh, chuyên gia bất động sản và có đầu tư tại Đà Lạt, cho biết cơ hội đầu tư homestay ở thành phố hoa không hề thiếu. Tại đây, cảnh đẹp nhiều, khách du lịch hàng năm tăng khiến nhiều nhà đầu tư hồi hởi rót tiền. Với ông Chánh, cơ hội đầu tư có ở khắp nơi.
Với giá đất Đà Lạt, ông Chánh cho biết ông may mắn có cơ hội tiếp xúc với một số lô đất giá mềm hơn thị trường. Tháng 9, ông mua miếng đất 1.500 m2 trên đường Hoàng Hoa Thám, phường 10 với giá 7 triệu đồng/m2 để làm homestay. Ông cũng đang tham khảo mua thêm 2 miếng đất ở phường 10 và phường 3 với giá dao động khoảng 2,5 – 3 triệu đồng/m2. Ông tự nhận mình “có duyên” với các chủ đất, khi họ giới thiệu và bán cho ở giá chấp nhận được, trong khi thị trường có thể giao dịch cao hơn.
Khuôn viên một homestay tại Đà Lạt vào sáng sớm. Ảnh: T. Thanh.
Ông Chánh nói bản chất nhà đầu tư bất động sản là lời lúc mua chứ không phải khi bán. Làm homestay cũng như vậy, ngày hôm nay có thể thắng mai có thể thua. Bởi lẽ, khách ở homestay không trung thành, thường là những người đi phượt hoặc người trẻ ưa điều mới lạ nên giữ chân sẽ khó, trừ khi liên tục đổi mới thì lại phát sinh chi phí.
Tuy nhiên, Đà Lạt đang có những lợi thế ổn định để thúc đẩy đầu tư homestay và nhu cầu lưu trú. Lượng khách du lịch Đà Lạt tăng dần và có sự chuyển dịch từ đi theo mùa sang quanh năm. Ngày bình thường, tỷ lệ lấp đầy các phòng khoảng 30 – 40% thì vào ngày nghỉ, ngày lễ, tỷ lệ này là tối đa, thậm chí không đủ đáp ứng.
Do đó, nhà đầu tư cần định hướng khách hàng homestay của mình là ai, phân khúc nào, thiết kế ra sao, phát triển kênh giới thiệu sản phẩm nào… Đây là những điều cần xác định trước khi bắt tay vào đầu tư. “Đừng thấy Đà Lạt đẹp là làm, đừng làm homestay với sự hồ hởi thái quá”, ông Chánh nói.
Nhìn thấy tiềm năng phải tỉnh táo
Ông Võ Hoàng Hải, Tổng giám đốc chuỗi homestay Bare Boutique Stays, đánh giá Đà Lạt là nơi dẫn dắt xu hướng homestay, cũng như giữ được bản sắc. Dân đầu tư homestay tại Đà Lạt phần lớn có tình yêu với thành phố ngàn hoa này, hoặc là dân nghệ sĩ, làm nghệ thuật, muốn tạo dựng không gian riêng cho bản thân và chia sẻ nó với cộng đồng.
Video đang HOT
Tuy nhiên khi làm homestay, ông Hải lưu ý nhà đầu tư nên định hình một số vấn đề về vị trí, công suất khai thác, mô hình đi thuê/đi mua hoặc thời gian thu hồi vốn.
Một phòng ngủ homestay làm từ ống cống bê tông. Ảnh: T. Thanh.
Về vị trí, ông Hải nói tại Đà Lạt, xu hướng bắt đầu chuyển dịch ra xa, hướng đi Cầu Đất do còn cảnh quan khu rừng thông nguyên sinh vẫn đậm chất Đà Lạt và giá có thể chấp nhận được. Ông nói năm 2015, trong bán kính 2 – 3 km hồ Xuân Hương, ông mua đất với giá 8 – 10 triệu đồng/m2. Tuy nhiên đến này, mức giá này có thể tăng gấp đôi, gấp ba thời điểm trước, giao dịch khoảng 18 – 20 triệu đồng/m2, thậm chí không có đất để mua.
Đối với thời gian thu hồi vốn, ông Hải cho rằng đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại, chưa kể có thể có rủi ro. Ông cho rằng đầu tư, tỷ suất lợi nhuận tối thiểu phải đạt 25%/năm và thời gian thu hồi vốn 2,5 năm.
Để phát triển dự án, theo ông Hải, nhà đầu tư ban đầu cần khảo sát về đối thủ, khảo sát mức giá, phân khúc đầu tư. Trong quá trình xây dựng, ông nói cần đảm bảo chi phí thiết kế chỉ 0,1 – 0,5% tổng vốn đầu tư; chi phí xây dựng – nội thất 30%; chi phí cảnh quan giao thông 30% còn lại 40% là chi phí đất.
Ngoài vấn đề về tài chính, ông Hải còn lưu ý nhà đầu tư khi xây dựng homestay cần suy nghĩ đến yếu tố thời tiết để thiết kế phù hợp. Bởi lẽ, thời tiết Đà Lạt đang có nhiều sự thay đổi, sáng nắng, trưa nóng, tối lạnh. Vì vậy, chủ homestay cần lưu ý tới những chi tiết nhỏ nhưng cần thiết như không thể có nhà tắm quá thông thoáng, cần bình tắm nóng lạnh hay phải đảm bảo không gian mát về trưa.
Thu Thanh
Theo ndh.vn
F&N Dairy Investments miệt mài gom cổ phiếu của Vinamilk
F&N Dairy Investments Pte Ltd đăng ký mua hơn 17,4 triệu cổ phiếu của CTCP Sữa Việt Nam nhằm mục đích đầu tư trong thời gian từ 19/10 đến 16/11.
Ảnh minh họa.
F&N Dairy Investments vẫn tiếp tục muốn mua hơn 17,4 triệu cổ phiếu VNM
Nếu giao dịch thành công, F&N Dairy Investments sẽ tăng sở hữu từ 301,5 triệu cổ phiếu (17,31%) lên 318,9 triệu cổ phiếu (18,31%) VNM.
Trước đó, trong thời gian từ 17/09 đến 16/10, F&N Dairy Investments đã mua bất thành hơn 14,51 triệu cổ phiếu VNM do điều kiện thị trường không phù hợp.
Ngoài ra, Platinum Victory Pte cũng đã mua bất thành hơn 14,5 triệu cổ phiếu VNM trong thời gian từ ngày 22/08 tới 20/09 do điều kiện thị trường không thuận lợi.
Trong vòng chu kỳ 1 quý vừa qua, cổ phiếu VNM đã giảm nhẹ 8%, hiện đang giao dịch quanh mốc 127.300 đồng/cổ phiếu.
Quỹ thuộc Chính phủ Singapore mua vào 24,5 triệu cổ phiếu MSN
Arnolis Investment Pte.Ltd - Quỹ đầu tư thuộc Chính phủ Singapore đã mua vào 24,5 triệu cổ phiếu CTCP Tập đoàn Masan (mã MSN), tương đương 2,11% vốn vào ngày 5/10.
Trước giao dịch, Government of Singapore đang sở hữu 51,2 triệu cổ phiếu MSN, tỷ lệ 4,4%. Như vậy, tổng sở hữu của nhóm quỹ ngoại này là 75,7 triệu cổ phiếu sau giao dịch và chính thức trở thành cổ đông lớn nắm giữ 6,51% vốn.
Quỹ ngoại tiếp tục sang tay cổ phiếu MWG
Cụ thể, quỹ ngoại The Ton Poh Fund đã chuyển nhượng thành công 1,49 triệu cổ phiếu MWG cho 3 tổ chức là AL Mehwar Commercial Invesments L.L.C, KT Zmico Securities Company Limited và VietNam Holding Limited.
Đồng thời, Aberdeen Frontier Markets Investment cũng đã chuyển nhượng thành công 67.000 cổ phiếu MWG cho Alstonia Costata SDN. BHD.
LCG mua lại thành công 2 triệu cổ phiếu quỹ
CTCP Licogi 16 (mã LCG) đã mua lại thành công 2 triệu cổ phiếu quỹ trong thời gian từ ngày 14/09 đến 13/10.
Giá mua vào bình quân là 9,370 đồng/cổ phiếu. Nguồn vốn LCG dùng để mua lại số cổ phiếu quỹ này là từ quỹ đầu tư và phát triển.
VGP: Chủ tịch HĐQT Phạm Duy Hùng đăng ký thoái hết hơn 3 triệu cổ phiếu
ông Phạm Duy Hùng - Chủ tịch HĐQT CTCP Cảng Rau Quả vừa đăng ký bán sạch hơn 3,1 triệu cổ phiếu, tương đương 40,3% vốn điều lệ. Nếu giao dịch thành công, ông Phạm Duy Hùng sẽ không còn là cổ đông của Công ty.
Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ 17/10 - 15/11/2018.
SSN: Cổ đông lớn Nguyễn Nhân Kiệt đã bán 1 triệu cổ phiếu
Theo thông tin công bố, ông Nguyễn Nhân Kiệt - cổ đông lớn của CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Sài Gòn (mã SSN) đã bán 1 triệu cổ phiếu vào ngày 05/10/2018.
Hiện tại, ông Nguyễn Nhân Kiệt còn nắm giữ hơn 14,2 triệu cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ sở hữu 35,9%.
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
Nợ khó đòi của tập đoàn, tổng công ty nhà nước vượt 14 ngàn tỷ đồng Báo cáo về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2017 vừa được Chính phủ gửi đến Quốc hội. Tập đoàn Điện lực Việt Nam là một trong số các tập đoàn, tổng công ty có số nợ vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng...