Đầu tư hàng triệu USD điều chế vaccine chống virus Corona chủng mới
Các nhà khoa học trên thế giới từ Mỹ tới Australia đang áp dụng công nghệ mới trong các dự án đầy tham vọng trị giá hàng triệu USD để điều chế vaccine trong thời gian kỷ lục nhằm phòng chống virus Corona chủng mới ( 2019-nCoV) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp đang hoành hành tại Trung Quốc và lan sang nhiều nước khác trên thế giới.
Nhân viên y tế kiểm tra mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nhiễm virus corona chủng mới tại khu vực cách li ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 4/2/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Thông thường, một vaccine trước khi được đưa vào sử dụng phải mất hàng năm trời và liên quan tới một tiến trình kéo dài như thử nghiệm trên động vật, thử nghiệm lâm sàng ở người và phải được sự thông qua của cơ quan quản lý dược phẩm.
Hiện một số nhóm khoa học đang chạy đua với thời gian để phát triển nhanh hơn vaccine phòng chống virus 2019-nCoV với sự hỗ trợ của Liên minh Sáng kiến phòng chống dịch bệnh (CEPI). Các nhà khoa học Australia hy vọng vaccine của họ có thể sẵn sàng cho sử dụng trong vòng 6 tháng tới. Tuy nhiên, khung thời gian này của các nhà khoa học Australia vẫn bị coi là tiến độ chậm trong bối cảnh virus 2019-nCoV mỗi ngày làm gần 100 người thiệt mạng tại Trung Quốc đại lục.
Hiện CEPI đang dẫn đầu nỗ lực quốc tế điều chế vaccine phòng chống virus 2019-nCoV. Được thành lập vào năm 2017, CEPI đã tài trợ cho các công trình nghiên cứu công nghệ sinh học sau khi xảy ra dịch bệnh Ebola ở Tây Phi khiến hơn 11.000 người thiệt mạng. Với nhiệm vụ đẩy nhanh tiến độ điều chế vaccine phòng chống virus 2019-nCoV, CEPI đang đầu tư hàng triệu USD vào 4 dự án trên thế giới.
Video đang HOT
Các dự án này được cho là sử dụng công nghệ mới trong điều chế vaccine để có thể đem ra thử nghiệm trong tương lai gần. Giám đốc điều hành CEPI Richard Hatchett cho biết mục tiêu của tổ chức này là bắt đầu đưa vaccine vào thử nghiệm lâm sàng ở người chỉ trong vòng 16 tuần.
Trong khi đó, hãng dược sinh học CureVac của Đức và hãng Moderna Therapeutics của Mỹ đang phát triển các vaccine dựa trên trình tự DNA đặc hiệu hoặc “RNA đưa tin” của virus. Trình tự DNA được chọn mã hoá cho protein của virus, có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch trong cơ thể người mà không gây bệnh cho người được tiêm vaccine. Trong khi đó, hãng Inovio của Mỹ đang sử dụng công nghệ dựa trên DNA.
Các nhà nghiên cứu Australia đang sử dụng công nghệ gọi là “kìm giữ phân tử”, cho phép họ điều chế nhanh các vaccine mới chỉ dựa trên chuỗi DNA của virus, trong khi các nhà khoa học Pháp tại Viện Pasteru đang điều chỉnh vaccine phòng sởi để chống lại virus corona chủng mới. Pháp dự kiến phải mất hơn 20 tháng vaccine mới này mới sẵn sàng được đưa vào sử dụng. Trung tâm phòng và kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc cũng bắt đầu tham gia cuộc đua điều chế vaccine phòng chống virus 2019-nCoV..
Theo Phó giám đốc Chương trình bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Duke-NUS tại Singapore, Ooi Eng Eong, nếu xảy ra tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, thì tiến trình để đưa vaccine vào sử dụng có thể rút ngắn lại. Song nếu tình hình dịch bệnh có sự cải thiện thì tiến trình điều chế vaccine sẽ kéo dài hơn.
Trong khi hiện vẫn chưa có vaccine phòng chống virus 2019-nCoV, một số bác sỹ đang áp dụng phương pháp điều trị kết hợp giữa thuốc ARV (có tác dụng ức chế sự phát triển của virus HIV trong cơ thể) và thuốc cúm. Tuy nhiên, khoa học chưa xác định rõ liệu phương thức điều trị này có mang lại hiệu quả hay không.
Sau cùng, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus 2019-nCoV có thể tự kết thúc giống như đại dịch SARS năm 2002-2003 trước khi một vaccine có thể được phát triển hoàn toàn. Tuy nhiên, Giám đốc Phòng nghiên cứu Acumen, một công ty công nghệ sinh học ở Singapore, Ong Siew Hwa cho rằng các nước nên tiếp tục nỗ lực điều chế vaccine phòng chống virus 2019-nCoV ngay cả khi dịch bệnh kết thúc. Bà nói: “Tôi nghĩ rằng một vaccine chắn chắn sẽ rất quan trọng, nếu không quan trọng vào thời điểm này thì sẽ quan trọng vào lần tới”.
Minh Châu
Theo TTXVN
WHO nêu bật lo ngại mới về virus corona
Người đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus bày tỏ lo ngại về những trường hợp lây nhiễm virus corona ở những người chưa từng tới Trung Quốc.
"Việc phát hiện một số lượng nhỏ các trường hợp nhiễm bệnh có thể chỉ ra tình trạng lây bệnh rộng khắp hơn ở một số quốc gia. Nói ngắn gọn là chúng ta có lẽ chỉ mới thấy phần nổi của tảng băng", ông Tedros viết như vậy trên Twitter lúc sáng nay (10/2).
Quan chức này kêu gọi các quốc gia chia sẻ những gì mình biết về virus corona mới này với WHO và đẩy mạnh các nỗ lực để đối phó với sự xuất hiện của virus cũng như cố gắng phong toả nó hết sức.
Tổng giám đốc WHO cũng khuyên mọi người bình tĩnh và đoàn kết vì bất cứ sự bất hoà nào cũng là cơ hội để virus chiến thắng.
Hiện, một nhóm chuyên gia quốc tế do WHO đứng đầu đã khởi hành tới Bắc Kinh, Trung Quốc để giúp điều tra dịch virus corona. Tính đến lúc này, số người thiệt mạng vì chủng virus corona mới đã lên tới 910, chủ yếu là ở Trung Quốc đại lục.
WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp bùng phát dịch toàn cầu vào ngày 30/1, vài ngày sau khi chính phủ Trung Quốc cách ly 60 triệu người ở Hồ Bắc.
Theo vietnamnet
Trung Quốc tăng tốc xét nghiệm nCoV Các bệnh viện tỉnh Hồ Bắc đang cố gắng chạy đua với thời gian để xét nghiệm thêm nhiều bệnh nhân trong bối cảnh viêm phổi lây lan nhanh chóng. Bác sĩ Zhang Xiaochun, làm việc trong một bệnh viện ở thành phố Vũ Hán, cảm thấy bất lực. Bệnh nhân của cô đã sốt suốt 9 ngày. Kết quả chụp CT cho...