Đầu tư Hải Phát (HPX) chốt cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%
Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát (Mã chứng khoán: HPX – sàn HOSE) thông báo chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Cụ thể, Đầu tư Hải Phát thông báo, ngày 25/9/2020 là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông chốt cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15%, tương ứng với số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành thêm là gần 34,5 triệu cổ phiếu.
Gần đây, Đầu tư Hải Phát gây sự chú ý khi thông qua việc tăng vốn điều lệ tại Công ty TNHH một thành viên Địa ốc Đông Đô, hình thức góp vốn là bổ sung vốn bằng tiền Việt Nam đồng, thời gian thực hiện thay đổi vốn ngày 09/09/2020.
Ngoài ra, Đầu tư Hải Phát còn quyết định sửa đổi Điều lệ tại Công ty TNHH một thành viên Địa ốc Đông Đô, sửa đổi tên gọi, trụ sở chính.
Được biết, hiện Đầu tư Hải Phát đang sở hữu 100% vốn tại Công ty TNHH một thành viên Địa ốc Đông Đô, doanh nghiệp hoạt động chính là kinh doanh phát triển các dự án bất động sản. Địa ốc Đông Đô mới được đổi tên từ Công ty TNHH một thành viên Hải Phát – Phú Yên ngày 4/2/2020.
Được biết, trong 6 tháng đầu năm 2020, HPX đạt 636,6 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 59% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 60 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm doanh nghiệp còn cách khá xa kế hoạch lợi nhuận từ 350 – 400 tỷ đồng.
Trong năm 2020, HPX sẽ thực hiện đồng loạt công tác giải phóng mặt bằng và hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án An Bình 1&2 (Cần Thơ), dự án Mai Pha ( Lạng Sơn) với quy mô 91,7 ha và dự án Đồng Quang (Hà Nội) với quy mô 30 ha để đảm bảo triển khai thực hiện theo phân kỳ trong năm 2021 – 2025; Dự án Khu đất 5 ha Phú Hài (Phan Thiết) sẽ được bắt đầu triển khai từ tháng 10/2020; Triển khai đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại thuộc dự án Công viên Fidel thành phố Đông Hà (Quảng Trị) với quy mô 1,1 ha đất thương mại.
Video đang HOT
Đồng thời, Công ty sẽ hoàn thành việc xây dựng công trình dự án Khu dịch vụ thương mại phía Bắc sân bay Tuy Hòa quy mô 2,6 ha tại Phú Yên (tên thương mại là The Seahara Phú Yên Shop Villas).
Ngoài ra, Hải Phát đặt mục tiêu trong năm 2020 sẽ tìm được thêm ít nhất hai dự án để có thể triển khai kinh doanh ngắn hạn, cơ cấu lại danh mục đầu tư theo hướng chuyển nhượng một số dự án và thu hồi các khoản vốn hợp tác đầu tư.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/09/2020, cổ phiếu HPX giảm 100 đồng về 27.400 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu ngân hàng nào lọt 'mắt xanh' quỹ ngoại?
Vietcombank, ACB, MB... lọt top 10 khoản đầu tư lớn của nhiều quỹ ngoại. Các quỹ ngoại phần lớn chọn cổ phiếu trên sàn HoSE.
Trong giai đoạn cuối năm 2020, nhiều ngân hàng dự kiến lên sàn chứng khoán hoặc chuyển niêm yết sang HoSE. Điều này tạo nhiều sự lựa chọn cho nhà đầu tư khi tìm kiếm cổ phiếu. Mặt khác, một số ngân hàng lên sàn HoSE sẽ thu hút thêm sự quan tâm của nhiều đối tượng trên thị trường, nổi bật nhất là các quỹ đầu tư.
HoSE là sàn chứng khoán có tiêu chuẩn niêm yết cao nhất của Việt Nam, đây là lý do nhiều tổ chức ngoại chủ yếu lựa chọn các cổ phiếu trên sàn này để giao dịch, một số bị giới hạn tỷ trọng đầu tư các cổ phiếu trên HNX và UPCoM. Bên cạnh đó, các bộ chỉ số được nhiều quỹ mô phỏng chủ yếu bao gồm các cổ phiếu niêm yết trên HoSE, khiến thị trường này thu hút và hấp dẫn dòng vốn.
Hiện nay, phần lớn cổ phiếu ngân hàng xuất hiện trong danh mục đầu tư của quỹ ngoại với tỷ trọng cao đều niêm yết trên HoSE, ngoại trừ ACB.
Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL), thuộc Dragon Capital đang có 4 khoản đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng nằm trong top 10 danh mục xét về giá trị, chiếm 24,5% tài sản ròng (NAV), tương đương hơn 348 triệu USD, tính đến ngày 3/9.
Cơ cấu danh mục của VEIL tính đến 3/9.
Giá trị khoản đầu tư vào cổ phiếu ACB chiếm gần 8,7% NAV, xếp thứ 3 trong cơ cấu. Theo sau là cổ phiếu VCB của Vietcombank (HoSE: VCB) với 8,6%NAV. Hai khoản đầu tư vào ngân hàng tiếp theo là MB (HoSE: MBB) và VPBank (HoSE: VPB) lần lượt chiếm 4,1% NAV và 3,36% NAV.
Tính thêm một số khoản đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng khác ngoài top 10, tỷ trọng lĩnh vực này trong cơ cấu tài sản của NAV gần 26%, tương đương gần 340 triệu USD.
ACB dự kiến sẽ lên sàn HoSE vào cuối năm nay. Tổng giám đốc Đỗ Minh Toàn cho biết việc chuyển sàn có thể diễn ra trong tháng 11 hoặc 12, sau khi trả cổ tức. Ngân hàng này đã chốt quyền cổ đông để chia cổ tức.
ACB luôn là cổ phiếu kín "room" ngoại được nhà đầu tư nước ngoài săn đón. Theo quỹ VEIL, tỷ lệ premium khi giao dịch thỏa thuận cổ phiếu ACB ngoài sàn giữa các nhà đầu tư ngoại cao hơn 10% so với thị giá trên sàn, đứng thứ ba trên thị trường sau MWG (45%) và FPT (20%).
Cổ phiếu ACB được các khối ngoại ưa thích. Ảnh: ACB.
Ngoài VEIL, PYN Elite cũng là đơn vị sở hữu nhiều khoản đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng chiếm tỷ trọng cao trong danh mục. Trong đó, khoản đầu tư vào TPBank (HoSE: TPB) chiếm 9,6% NAV, tương đương 38 triệu EUR, cao thứ 2 trong danh mục. Hai vị trí tiếp theo là HDBank và VietinBank, cùng chiếm 9% NAV, với tổng giá trị 72 triệu EUR.
Tính thêm một số ngân hàng khác, tổng giá trị đầu tư của Pyn Elite vào lĩnh vực này chiếm 31,6% NAV, dẫn đầu trong tất cả các lĩnh vực khác.
Top 5 danh mục của Pyn Elite.
Bên cạnh hai quỹ trên, Tundra Vietnam Fund D cũng có hai khoản đầu tư vào ngân hàng nằm trong top 10 danh mục là Vietcombank và MB, lần lượt chiếm 5,6% và 4,2%NAV. Tổng danh mục đầu tư vào lĩnh vực tài chính của quỹ chiếm 19% cơ cấu.
Trong khi đó, VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF), đơn vị thuộc VinaCapital cũng ghi nhận 2 khoản đầu tư vào các ngân hàng trong top 10 danh mục. Trong đó, giá trị cổ phiếu Eximbank (HoSE: EIB) chiếm 5,1% NAV xếp thứ 4 trong top 10 và cổ phiếu OCB, chiếm 2,7% NAV, đứng thứ 9. Tổng giá trị các khoản đầu tư trong lĩnh vực tài chính của VOF chiếm 12% NAV, tương đương 102 triệu USD, tại 31/7.
OCB cũng là một trong những ngân hàng có ý định lên sàn trong 3 năm qua nhưng chưa thực hiện. Ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB cho biết chủ trương của HĐQT là muốn hoàn tất việc bán vốn cho cổ đông chiến lược nước ngoài trước khi niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Vừa qua, OCB đã hoàn tất bán 15% vốn cho Aozora, đối tác Nhật Bản.
Top 10 khoản đầu tư của VOF và Tundra Vietnam Fund.
Nhìn chung, theo báo cáo của Chứng khoán BSC, làn sóng chuyển sàn sẽ đánh giá lại giá trị cổ phiếu ngân hàng. Các nhà băng niêm yết trên HoSE vào cuối năm như ACB, LienVietPostBank và VIB sẽ giúp cổ phiếu có mức định giá cao hơn do minh bạch hơn về thông tin và thanh khoản cao. Đơn cử, sau khi chuyển sang HoSE, cổ phiếu ACB có thể lọt vào các rổ chỉ số như VN30 (tỷ trọng 4%), VNDiamond (10%), VNFIN Select (12%), VNFIN Lead (12%)... Các quỹ mô phòng chỉ số sẽ cho phép khối ngoại gián tiếp đầu tư vào các cổ phiếu ngân hàng hết "room".
Bất động sản Phát Đạt (PDR) xin ý kiến cổ đông về phương án tạm ứng cổ tức đợt 1/2020 Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Mã chứng khoán: PDR - sàn HOSE) thông báo thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Cụ thể, ngày đăng ký cuối cùng là 28/09/2020, thời gian thực hiện dự kiến trong tháng 10/2020. Trong đó, doanh nghiệp dự kiến lấy ý kiến tạm ứng cổ tức đợt 1...